Ảnh mang tính minh hoạ - Nguồn Internet |
MỤC LỤC CHUẨN
MỰC KẾ TOÁN
TT
|
Số chuẩn mực
|
Tên chuẩn mực
|
Tải tập tin
|
1
|
01
|
||
2
|
02
|
||
3
|
03
|
||
4
|
04
|
||
5
|
05
|
||
6
|
06
|
||
7
|
07
|
||
8
|
08
|
||
9
|
10
|
||
10
|
11
|
||
11
|
14
|
||
12
|
15
|
||
13
|
16
|
||
14
|
17
|
||
15
|
18
|
||
16
|
19
|
||
17
|
21
|
Trình bày báo cáo tài chính
|
|
18
|
22
|
||
19
|
23
|
||
20
|
24
|
||
21
|
25
|
||
22
|
26
|
||
23
|
27
|
||
24
|
28
|
||
25
|
29
|
||
26
|
30
|
HỆ THỐNG
CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM
CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM
--------------------------------------------------------------------------------------
CHUẨN MỰC
SỐ 06
THUÊ TÀI SẢN
(Ban hành và công bố theo Quyết
định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002
của Bộ trưởng Bộ Tài chính- Hiệu lực ngày 01/01/2003)
QUY ĐỊNH CHUNG
01. Mục đích của chuẩn mực này là quy
định và hướng dẫn các nguyên tắc và
phương pháp kế toán đối với bên thuê và bên
cho thuê tài sản, bao gồm thuê tài chính và thuê hoạt
động, làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập
báo cáo tài chính.
02. Chuẩn mực này áp dụng cho kế toán thuê
tài sản, ngoại trừ:
a) Hợp đồng thuê để khai thác, sử
dụng tài nguyên thiên nhiên như dầu, khí, gỗ, kim
loại và các khoáng sản khác;
b) Hợp đồng sử dụng bản
quyền như phim, băng vidéo, nhạc kịch, bản
quyền tác giả, bằng sáng chế.
03. Chuẩn mực này áp dụng cho cả
trường hợp chuyển quyền sử dụng tài
sản ngay cả khi bên cho thuê được yêu cầu
thực hiện các dịch vụ chủ yếu liên quan
đến điều hành, sửa chữa, bảo
dưỡng tài sản cho thuê. Chuẩn mực này không áp
dụng cho các hợp đồng dịch vụ không
chuyển quyền sử dụng tài sản.
04. Các thuật ngữ trong chuẩn mực này
được hiểu như sau:
Thuê tài sản: Là sự thoả thuận giữa
bên cho thuê và bên thuê về việc bên cho thuê chuyển
quyền sử dụng tài sản cho bên thuê trong một
khoảng thời gian nhất định để
được nhận tiền cho thuê một lần
hoặc nhiều lần.
Thuê tài chính: Là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự
chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn
liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê.
Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào
cuối thời hạn thuê.
Thuê hoạt động: Là thuê tài sản không
phải là thuê tài chính.
Hợp đồng thuê tài sản không huỷ ngang:
Là hợp đồng thuê tài sản mà hai bên không thể
đơn phương chấm dứt hợp đồng,
trừ các trường hợp:
a) Có sự kiện bất thường xẩy ra,
như:
- Bên cho thuê không giao đúng hạn tài sản cho
thuê;
- Bên thuê không trả tiền thuê theo quy định
trong hợp đồng thuê tài sản;
- Bên thuê hoặc bên cho thuê vi phạm hợp
đồng;
- Bên thuê bị phá sản, hoặc giải thể;
- Người bảo lãnh bị phá sản,
hoặc giải thể và bên cho thuê không chấp thuận
đề nghị chấm dứt bảo lãnh hoặc
đề nghị người bảo lãnh khác thay thế
của bên thuê;
- Tài sản cho thuê bị mất, hoặc hư
hỏng không thể sửa chữa phục hồi
được.
b) Được sự đồng ý của bên
cho thuê;
c) Nếu 2 bên thoả thuận một hợp
đồng mới về thuê chính tài sản đó hoặc
tài sản tương tự;
d) Bên thuê thanh toán thêm một khoản tiền ngay
tại thời điểm khởi đầu thuê tài
sản.
Thời điểm khởi đầu thuê tài
sản: Là ngày xẩy ra trước của một trong hai
(2) ngày: Ngày quyền sử dụng tài sản
được chuyển giao cho bên thuê và ngày tiền thuê
bắt đầu được tính theo các điều
khoản quy định trong hợp đồng.
Thời hạn thuê tài sản: Là khoảng thời
gian của hợp đồng thuê tài sản không huỷ
ngang cộng (+) với khoảng thời gian bên thuê
được gia hạn thuê tài sản đã ghi trong
hợp đồng, phải trả thêm hoặc không
phải trả thêm chi phí nếu quyền gia hạn này xác
định được tương đối chắc
chắn ngay tại thời điểm khởi đầu
thuê tài sản.
Khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu:
a) Đối với bên thuê: Là khoản thanh toán mà
bên thuê phải trả cho bên cho thuê về việc thuê tài
sản theo thời hạn trong hợp đồng (Không bao
gồm các khoản chi phí dịch vụ và thuế do bên cho
thuê đã trả mà bên thuê phải hoàn lại và tiền thuê
phát sinh thêm), kèm theo bất cứ giá trị nào
được bên thuê hoặc một bên liên quan đến
bên thuê đảm bảo thanh toán.
b) Đối với bên cho thuê: Là khoản thanh toán
mà bên thuê phải trả cho bên cho thuê theo thời hạn
thuê trong hợp đồng (Không bao gồm các khoản chi
phí dịch vụ và thuế do bên cho thuê đã trả mà bên
thuê phải hoàn lại và tiền thuê phát sinh thêm) cộng
(+) với giá trị còn lại của tài sản cho thuê
được đảm bảo thanh toán bởi:
- Bên thuê;
- Một bên liên quan đến bên thuê; hoặc
- Một bên thứ ba độc lập có khả
năng tài chính.
c) Trường hợp trong hợp đồng thuê
bao gồm điều khoản bên thuê được
quyền mua lại tài sản thuê với giá thấp hơn
giá trị hợp lý vào ngày mua thì khoản thanh toán tiền
thuê tối thiểu (Đối với cả bên cho thuê và
bên đi thuê) bao gồm tiền thuê tối thiểu ghi trong
hợp đồng theo thời hạn thuê và khoản thanh
toán cần thiết cho việc mua tài sản đó.
Giá trị hợp lý: Là giá trị tài sản có
thể được trao đổi hoặc giá trị
một khoản nợ được thanh toán một cách
tự nguyện giữa các bên có đầy đủ
hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá.
Giá trị còn lại của tài sản cho thuê: Là
giá trị ước tính ở thời điểm khởi
đầu thuê tài sản mà bên cho thuê dự tính sẽ thu
được từ tài sản cho thuê vào lúc kết thúc
hợp đồng cho thuê.
Giá trị còn lại của tài sản thuê
được đảm bảo:
a) Đối với bên thuê: Là phần giá trị
còn lại của tài sản thuê được bên thuê
hoặc bên liên quan với bên thuê đảm bảo thanh toán
cho bên cho thuê (Giá trị đảm bảo là số tiền
bên thuê phải trả cao nhất trong bất cứ
trường hợp nào).
b) Đối với bên cho thuê: Là phần giá
trị còn lại của tài sản thuê được bên
thuê hoặc bên thứ ba có khả năng tài chính không liên
quan với bên cho thuê, đảm bảo thanh toán.
Giá trị còn lại của tài sản thuê không
được đảm bảo: Là phần giá trị còn
lại của tài sản thuê được xác định
bởi bên cho thuê không được bên thuê hoặc bên liên
quan đến bên thuê đảm bảo thanh toán hoặc
chỉ được một bên liên quan với bên cho thuê,
đảm bảo thanh toán.
Thời gian sử dụng kinh tế: Là khoảng
thời gian mà tài sản được ước tính
sử dụng một cách hữu ích hoặc số
lượng sản phẩm hay đơn vị
tương đương có thể thu được
từ tài sản cho thuê do một hoặc nhiều
người sử dụng tài sản.
Thời gian sử dụng hữu ích: Là khoảng
thời gian sử dụng kinh tế còn lại của tài
sản thuê kể từ thời điểm bắt
đầu thuê, không giới hạn theo thời hạn
hợp đồng thuê.
Đầu tư gộp trong hợp đồng
thuê tài chính: Là tổng khoản thanh toán tiền thuê tối
thiểu theo hợp đồng thuê tài chính (đối
với bên cho thuê) cộng (+) giá trị còn lại của
tài sản thuê không được đảm bảo.
Doanh thu tài chính chưa thực hiện: Là số
chênh lệch giữa tổng khoản thanh toán tiền thuê
tối thiểu cộng (+) giá trị còn lại không
được đảm bảo trừ (-) giá trị
hiện tại của các khoản trên tính theo tỷ lệ
lãi suất ngầm định trong hợp đồng thuê
tài chính.
Đầu tư thuần trong hợp đồng
thuê tài chính: Là số chênh lệch giữa đầu tư
gộp trong hợp đồng thuê tài chính và doanh thu tài chính
chưa thực hiện.
Lãi suất ngầm định trong hợp
đồng thuê tài chính: Là tỷ lệ chiết khấu
tại thời điểm khởi đầu thuê tài
sản, để tính giá trị hiện tại của
khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu và giá trị
hiện tại của giá trị còn lại không
được đảm bảo để cho tổng
của chúng đúng bằng giá trị hợp lý của tài
sản thuê.
Lãi suất biên đi vay: Là lãi suất mà bên thuê
sẽ phải trả cho một hợp đồng thuê tài
chính tương tự hoặc là lãi suất tại
thời điểm khởi đầu thuê tài sản mà bên
thuê sẽ phải trả để vay một khoản
cần thiết cho việc mua tài sản với một
thời hạn và với một đảm bảo
tương tự.
Tiền thuê có thể phát sinh thêm: Là một
phần của khoản thanh toán tiền thuê, nhưng không
cố định và được xác định dựa
trên một yếu tố nào đó ngoài yếu tố
thời gian, ví dụ: phần trăm (%) trên doanh thu, số
lượng sử dụng, chỉ số giá, lãi suất
thị trường.
05. Hợp đồng thuê tài sản bao gồm các
quy định cho phép bên thuê được mua tài sản
khi đã thực hiện đầy đủ các
điều kiện thoả thuận trong hợp
đồng đó gọi là hợp đồng thuê mua.
NỘI DUNG CHUẨN MỰC
Phân loại thuê tài sản
06. Phân loại thuê tài sản áp dụng trong
chuẩn mực này được căn cứ vào mức
độ chuyển giao các rủi ro và lợi ích gắn
liền với quyền sở hữu tài sản thuê từ
bên cho thuê cho bên thuê. Rủi ro bao gồm khả năng
thiệt hại từ việc không tận dụng hết
năng lực sản xuất hoặc lạc hậu
về kỹ thuật và sự biến động bất
lợi về tình hình kinh tế ảnh hưởng
đến khả năng thu hồi vốn. Lợi ích là
khoản lợi nhuận ước tính từ hoạt động
của tài sản thuê trong khoảng thời gian sử
dụng kinh tế của tài sản và thu nhập
ước tính từ sự gia tăng giá trị tài sản
hoặc giá trị thanh lý có thể thu hồi
được.
07. Thuê tài sản được phân loại là thuê
tài chính nếu nội dung hợp đồng thuê tài sản
thể hiện việc chuyển giao phần lớn
rủi ro và lợi ích gắn liền quyền sở
hữu tài sản. Thuê tài sản được phân
loại là thuê hoạt động nếu nội dung
của hợp đồng thuê tài sản không có sự
chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn
liền với quyền sở hữu tài sản.
08. Bên cho thuê và bên thuê phải xác định thuê
tài sản là thuê tài chính hay thuê hoạt động ngay
tại thời điểm khởi đầu thuê tài
sản.
09. Việc phân loại thuê tài sản là thuê tài chính
hay thuê hoạt động phải căn cứ vào bản
chất các điều khoản ghi trong hợp đồng.
Ví dụ các trường hợp thường dẫn
đến hợp đồng thuê tài chính là:
a) Bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu
tài sản cho bên thuê khi hết thời hạn thuê;
b) Tại thời điểm khởi đầu
thuê tài sản, bên thuê có quyền lựa chọn mua lại
tài sản thuê với mức giá ước tính thấp
hơn giá trị hợp lý vào cuối thời hạn thuê.
c) Thời hạn thuê tài sản chiếm phần
lớn thời gian sử dụng kinh tế của tài
sản cho dù không có sự chuyển giao quyền sở
hữu;
d) Tại thời điểm khởi đầu
thuê tài sản, giá trị hiện tại của khoản
thanh toán tiền thuê tối thiểu chiếm phần
lớn giá trị hợp lý của tài sản thuê;
đ) Tài sản thuê thuộc loại chuyên dùng mà
chỉ có bên thuê có khả năng sử dụng không
cần có sự thay đổi, sữa chữa lớn nào.
10. Hợp đồng thuê tài sản cũng
được coi là hợp đồng thuê tài chính nếu
hợp đồng thoả mãn ít nhất một trong ba (3)
trường hợp sau:
a) Nếu bên thuê huỷ hợp đồng và
đền bù tổn thất phát sinh liên quan đến
việc huỷ hợp đồng cho bên cho thuê;
b) Thu nhập hoặc tổn thất do sự thay
đổi giá trị hợp lý của giá trị còn lại
của tài sản thuê gắn với bên thuê;
c) Bên thuê có khả năng tiếp tục thuê
lại tài sản sau khi hết hạn hợp đồng
thuê với tiền thuê thấp hơn giá thuê thị
trường.
11. Phân loại thuê tài sản được
thực hiện tại thời điểm khởi
đầu thuê. Bất cứ tại thời điểm
nào hai bên thoả thuận thay đổi các điều
khoản của hợp đồng (trừ gia hạn
hợp đồng) dẫn đến sự thay
đổi cách phân loại thuê tài sản theo các tiêu
chuẩn từ đoạn 06 đến đoạn 10
tại thời điểm khởi đầu thuê tài
sản, thì các điều khoản mới thay đổi
này được áp dụng cho suốt thời gian hợp
đồng. Tuy nhiên, thay đổi về ước tính
(ví dụ, thay đổi ước tính thời gian sử
dụng kinh tế hoặc giá trị còn lại của tài
sản thuê) hoặc thay đổi khả năng thanh toán
của bên thuê, không dẫn đến sự phân loại
mới về thuê tài sản.
12. Thuê tài sản là quyền sử dụng
đất và nhà được phân loại là thuê hoạt
động hoặc thuê tài chính. Tuy nhiên đất
thường có thời gian sử dụng kinh tế vô
hạn và quyền sở hữu sẽ không chuyển giao
cho bên thuê khi hết thời hạn thuê, bên thuê không nhận
phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền
với quyền sở hữu đất do đó thuê tài
sản là quyền sử dụng đất thường
được phân loại là thuê hoạt động. Số
tiền thuê tài sản là quyền sử dụng đất
được phân bổ dần cho suốt thời gian
thuê.
GHI NHẬN
THUÊ TÀI SẢN TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CỦA BÊN THUÊ
Thuê tài chính
13. Bên thuê ghi nhận tài sản thuê tài chính là tài
sản và nợ phải trả trên Bảng cân đối
kế toán với cùng một giá trị bằng với giá
trị hợp lý của tài sản thuê tại thời
điểm khởi đầu thuê tài sản. Nếu giá
trị hợp lý của tài sản thuê cao hơn giá trị
hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối
thiểu cho việc thuê tài sản thì ghi theo giá trị
hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối
thiểu. Tỷ lệ chiết khấu để tính giá
trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê
tối thiểu cho việc thuê tài sản là lãi suất
ngầm định trong hợp đồng thuê tài sản
hoặc lãi suất ghi trong hợp đồng.
Trường hợp không thể xác định được
lãi suất ngầm định trong hợp đồng thuê
thì sử dụng lãi suất biên đi vay của bên thuê tài
sản để tính giá trị hiện tại của
khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu.
14. Khi trình bày các khoản nợ phải trả
về thuê tài chính trong báo cáo tài chính, phải phân biệt
nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.
15. Chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên
quan đến hoạt động thuê tài chính, như chi phí
đàm phán ký hợp đồng được ghi nhận
vào nguyên giá tài sản đi thuê.
16. Khoản thanh toán tiền thuê tài sản thuê tài
chính phải được chia ra thành chi phí tài chính và
khoản phải trả nợ gốc. Chi phí tài chính
phải được tính theo từng kỳ kế toán
trong suốt thời hạn thuê theo tỷ lệ lãi
suất định kỳ cố định trên số
dư nợ còn lại cho mỗi kỳ kế toán.
17. Thuê tài chính sẽ phát sinh chi phí khấu hao tài
sản và chi phí tài chính cho mỗi kỳ kế toán. Chính sách
khấu hao tài sản thuê phải nhất quán với chính
sách khấu hao tài sản cùng loại thuộc sở
hữu của doanh nghiệp đi thuê. Nếu không chắc
chắn là bên thuê sẽ có quyền sở hữu tài sản
khi hết hạn hợp đồng thuê thì tài sản thuê
sẽ được khấu hao theo thời gian ngắn
hơn giữa thời hạn thuê hoặc thời gian
sử dụng hữu ích của nó.
18. Khi trình bày tài sản thuê trong báo cáo tài chính
phải tuân thủ các quy định của Chuẩn
mực kế toán "TSCĐ hữu hình".
Thuê hoạt động
19. Các khoản thanh toán tiền thuê hoạt
động (Không bao gồm chi phí dịch vụ, bảo
hiểm và bảo dưỡng) phải được ghi
nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh theo phương
pháp đường thẳng cho suốt thời hạn thuê
tài sản, không phụ thuộc vào phương thức
thanh toán, trừ khi áp dụng phương pháp tính khác
hợp lý hơn.
GHI NHẬN
THUÊ TÀI SẢN TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CỦA BÊN CHO THUÊ
Thuê tài chính
20. Bên cho thuê phải ghi nhận giá trị tài
sản cho thuê tài chính là khoản phải thu trên Bảng cân
đối kế toán bằng giá trị đầu tư
thuần trong hợp đồng cho thuê tài chính.
21. Đối với thuê tài chính phần lớn
rủi ro và lợi ích kinh tế gắn liền với
quyền sở hữu tài sản được chuyển
giao cho bên thuê, vì vậy các khoản phải thu về cho
thuê tài chính phải được ghi nhận là khoản
phải thu vốn gốc và doanh thu tài chính từ khoản
đầu tư và dịch vụ của bên cho thuê.
22. Việc ghi nhận doanh thu tài chính phải
dựa trên cơ sở lãi suất định kỳ
cố định trên tổng số dư đầu
tư thuần cho thuê tài chính.
23. Bên cho thuê phân bổ doanh thu tài chính trong suốt
thời gian cho thuê dựa trên lãi suất thuê định
kỳ cố định trên số dư đầu tư
thuần cho thuê tài chính. Các khoản thanh toán tiền thuê tài
chính cho từng kỳ kế toán (Không bao gồm chi phí cung
cấp dịch vụ) được trừ vào
đầu tư gộp để làm giảm đi số
vốn gốc và doanh thu tài chính chưa thực hiện.
24. Các chi phí trực tiếp ban đầu
để tạo ra doanh thu tài chính như tiền hoa
hồng và chi phí pháp lý phát sinh khi đàm phán ký kết
hợp đồng thường do bên cho thuê chi trả và
được ghi nhận ngay vào chi phí trong kỳ khi phát
sinh hoặc được phân bổ dần vào chi phí theo
thời hạn cho thuê tài sản phù hợp với việc
ghi nhận doanh thu.
Thuê hoạt động
25. Bên cho thuê phải ghi nhận tài sản cho thuê
hoạt động trên Bảng cân đối kế toán
theo cách phân loại tài sản của doanh nghiệp.
26. Doanh thu cho thuê hoạt động phải
được ghi nhận theo phương pháp
đường thẳng trong suốt thời hạn cho
thuê, không phụ thuộc vào phương thức thanh toán,
trừ khi áp dụng phương pháp tính khác hợp lý
hơn.
27. Chi phí cho thuê hoạt động, bao gồm
cả khấu hao tài sản cho thuê, được ghi
nhận là chi phí trong kỳ khi phát sinh.
28. Chi phí trực tiếp ban đầu để tạo
ra doanh thu từ nghiệp vụ cho thuê hoạt động
được ghi nhận ngay vào chi phí trong kỳ khi phát
sinh hoặc phân bổ dần vào chi phí trong suốt thời
hạn cho thuê phù hợp với việc ghi nhận doanh thu
cho thuê hoạt động.
29. Khấu hao tài sản cho thuê phải dựa trên
một cơ sở nhất quán với chính sách khấu hao
của bên cho thuê áp dụng đối với những tài
sản tương tự, và chi phí khấu hao phải
được tính theo quy định của Chuẩn
mực kế toán “Tài sản cố định hữu hình”
và Chuẩn mực kế toán “Tài sản cố định
vô hình”.
30. Bên cho thuê là doanh nghiệp sản xuất hay
doanh nghiệp thương mại ghi nhận doanh thu từ
nghiệp vụ cho thuê hoạt động theo từng
thời hạn cho thuê.
Giao dịch bán và thuê lại tài sản
31. Giao dịch bán và thuê lại tài sản
được thực hiện khi tài sản
được bán và được chính người bán
thuê lại. Phương pháp kế toán áp dụng cho các giao
dịch bán và thuê lại tài sản tuỳ thuộc theo
loại thuê tài sản.
32. Nếu bán và thuê lại tài sản là thuê tài
chính, khoản chênh lệch giữa thu nhập bán với giá
trị còn lại của tài sản phải phân bổ cho
suốt thời gian thuê tài sản.
33. Nếu thuê lại tài sản là thuê tài chính có
nghĩa bên cho thuê cung cấp tài chính cho bên thuê,
được đảm bảo bằng tài sản.
Khoản chênh lệch giữa thu nhập bán tài sản
với giá trị còn lại trên sổ kế toán không được
ghi nhận ngay là một khoản lãi từ việc bán tài
sản mà phải ghi nhận là thu nhập chưa thực
hiện và phân bổ cho suốt thời gian thuê tài sản.
34. Giao dịch bán và thuê lại tài sản là thuê
hoạt động được ghi nhận khi:
- Nếu giá bán được thỏa thuận
ở mức giá trị hợp lý thì các khoản lỗ
hoặc lãi phải được ghi nhận ngay trong
kỳ phát sinh;
- Nếu giá bán thấp hơn giá trị hợp lý
thì các khoản lãi hoặc lỗ cũng phải
được ghi nhận ngay trong kỳ phát sinh, trừ
trường hợp khoản lỗ được bù
đắp bằng khoản thuê trong tương lai ở
một mức giá thuê thấp hơn giá thuê thị
trường. Trường hợp này khoản lỗ không
được ghi nhận ngay mà phải phân bổ dần
vào chi phí phù hợp với khoản thanh toán tiền thuê
trong suốt thời gian mà tài sản đó được
dự kiến sử dụng;
- Nếu giá bán cao hơn giá trị hợp lý thì
khoản chênh lệch cao hơn giá trị hợp lý phải
được phân bổ dần vào thu nhập phù hợp
với khoản thanh toán tiền thuê trong suốt thời
gian mà tài sản đó được dự kiến sử
dụng.
35. Nếu thuê lại tài sản là thuê hoạt
động, tiền thuê và giá bán được thỏa
thuận ở mức giá trị hợp lý, tức là đã
thực hiện một nghiệp vụ bán hàng thông
thường thì các khoản lãi hay lỗ được
hạch toán ngay trong kỳ phát sinh.
36. Đối với thuê hoạt động,
nếu giá trị hợp lý tại thời điểm bán
và thuê lại tài sản thấp hơn giá trị còn lại
của tài sản, khoản lỗ bằng số chênh
lệch giữa giá trị còn lại và giá trị hợp lý
phải được ghi nhận ngay trong kỳ phát sinh.
37. Các yêu cầu trình bày báo cáo tài chính của bên
thuê và bên cho thuê các nghiệp vụ bán và thuê lại tài
sản phải giống nhau. Trường hợp trong
thoả thuận thuê tài sản có quy định đặc
biệt thì cũng phải trình bày trên báo cáo tài chính.
TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Đối với bên thuê
38. Bên thuê tài sản phải trình bày các thông tin
về thuê tài chính, sau:
a) Giá trị còn lại của tài sản thuê
tại ngày lập báo cáo tài chính;
b) Tiền thuê phát sinh thêm được ghi
nhận là chi phí trong kỳ;
c) Căn cứ để xác định tiền
thuê phát sinh thêm;
d) Điều khoản gia hạn thuê hoặc
quyền được mua tài sản.
39. Bên thuê tài sản phải trình bày các thông tin
về thuê hoạt động, sau:
a) Tổng số tiền thuê tối thiểu trong
tương lai cho hợp đồng thuê hoạt
động không huỷ ngang theo các thời hạn:
- Từ một (1) năm trở xuống;
- Trên một (1) năm đến năm (5) năm;
- Trên năm (5) năm.
b) Căn cứ xác định chi phí thuê tài sản
phát sinh thêm;
Đối với bên cho thuê
40. Bên cho thuê tài sản phải trình bày các thông tin
về cho thuê tài chính, sau:
a) Bảng đối chiếu giữa tổng
đầu tư gộp cho thuê tài sản và giá trị
hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối
thiểu cho việc thuê tài sản phải thu vào ngày lập
Báo cáo tài chính của kỳ báo cáo theo các thời hạn:
- Từ một (1) năm trở xuống;
- Trên một (1) năm đến năm (5) năm;
- Trên năm (5) năm.
b) Doanh thu cho thuê tài chính chưa thực hiện;
c) Giá trị còn lại của tài sản thuê không
được đảm bảo theo tính toán của bên cho
thuê;
d) Dự phòng luỹ kế cho các khoản phải
thu khó đòi về khoản thanh toán tiền thuê tối
thiểu;
đ) Tiền thuê phát sinh thêm được ghi
nhận là doanh thu trong kỳ.
41. Bên cho thuê tài sản phải trình bày các thông tin
về cho thuê hoạt động, sau:
a) Khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu
trong tương lai của các hợp đồng thuê
hoạt động không huỷ ngang theo các thời hạn:
- Từ một (1) năm trở xuống;
- Trên một (1) năm đến năm (5) năm;
- Trên năm (5) năm.
b) Tổng số tiền thuê phát sinh thêm
được ghi nhận là doanh thu trong kỳ;
I- HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN CHUẨN MỰC
"THUÊ TÀI SẢN"
(Thông tư 105/2003/TT-BTC ngày 04/11/2003)
A- Phân loại thuê tài sản
1.1-Phân loại thuê tài sản phải căn cứ
vào bản chất các điều khoản trong hợp
đồng và phải thực hiện ngay tại thời
điểm khởi đầu thuê tài sản. Sau thời
điểm khởi đầu thuê tài sản nếu có thay đổi
các điều khoản của hợp đồng (trừ
gia hạn hợp đồng) thì các điều khoản
mới này được áp dụng cho suốt thời
hạn hợp đồng. Nhưng thay đổi về
ước tính (thay đổi ước tính thời gian
sử dụng kinh tế hoặc giá trị còn lại
của tài sản thuê) hoặc thay đổi khả năng
thanh toán của bên thuê thì không làm thay đổi sự phân
loại thuê tài sản đối với ghi sổ kế
toán.
1.2- Phân loại thuê tài sản được căn
cứ vào mức độ chuyển giao các rủi ro và
lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài
sản thuê từ bên cho thuê cho bên thuê. Thuê tài sản bao
gồm thuê tài chính và thuê hoạt động.
1.2.1- Thuê tài chính:
- Thuê tài chính: Là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự
chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn
liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê.
Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào
cuối thời hạn thuê.
- Các trường hợp thuê tài sản
dưới đây thường dẫn đến hợp
đồng thuê tài chính :
a) Bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu
tài sản cho bên thuê khi hết thời hạn thuê.
b) Tại thời điểm khởi đầu
thuê tài sản, bên thuê có quyền lựa chọn mua lại
tài sản thuê với mức giá ước tính thấp
hơn giá trị hợp lý vào cuối thời hạn thuê.
c) Thời hạn thuê tài sản tối thiểu
phải chiếm phần lớn thời gian sử dụng
kinh tế của tài sản cho dù không có sự chuyển
giao quyền sở hữu.
d) Tại thời điểm khởi đầu
thuê tài sản, giá trị hiện tại của khoản
thanh toán tiền thuê tối thiểu chiếm phần
lớn (tương đương) giá trị hợp lý của
tài sản thuê.
e) Tài sản thuê thuộc loại chuyên dùng mà
chỉ có bên thuê có khả năng sử dụng không
cần có sự thay đổi, sửa chữa lớn nào.
- Hợp đồng thuê tài sản cũng
được coi là hợp đồng thuê tài chính nếu
hợp đồng thoả mãn ít nhất một trong ba (3) trường
hợp sau:
a) Nếu bên thuê huỷ hợp
đồng và đền bù tổn thất phát sinh liên quan
đến việc huỷ hợp đồng cho bên cho thuê;
b) Thu nhập hoặc tổn
thất do sự thay đổi giá trị hợp lý của
giá trị còn lại của tài sản thuê gắn với
bên thuê;
c) Bên thuê có khả năng
tiếp tục thuê lại tài sản sau khi hết hạn
hợp đồng thuê với tiền thuê thấp hơn
giá thuê thị trường.
1.2.2- Thuê hoạt động:
- Thuê tài sản được phân loại là thuê
hoạt động nếu nội dung của hợp
đồng thuê tài sản không có sự chuyển giao
phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền
với quyền sở hữu tài sản.
- Thuê tài sản là quyền sử dụng
đất thường được phân loại là thuê
hoạt động vì quyền sử dụng đất
thường có thời gian sử dụng kinh tế vô
hạn và quyền sở hữu sẽ không chuyển giao
cho bên thuê khi hết thời hạn thuê.
B. Hướng dẫn kế toán thuê tài sản là thuê tài chính
1- Ghi nhận tài sản thuê tài chính đối
với bên thuê
1.1. Tại thời
điểm nhận tài sản thuê, bên thuê ghi nhận giá
trị tài sản thuê tài chính và nợ gốc phải
trả về thuê tài chính với cùng một giá trị
bằng với giá trị hợp lý của tài sản thuê.
Nếu giá trị hợp lý của tài sản thuê cao hơn
giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền
thuê tối thiểu thì ghi theo giá trị hiện tại
của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu.
Khi tính giá trị hiện
tại của khoản thanh toán tiền thuê tối
thiểu cho việc thuê tài sản, doanh nghiệp có thể
sử dụng tỷ lệ lãi suất ngầm định
hoặc tỷ lệ lãi suất được ghi trong
hợp đồng thuê hoặc tỷ lệ lãi suất biên
đi vay của bên thuê.
Trường hợp trong
hợp đồng thuê tài chính đã ghi rõ số nợ
gốc phải trả bằng giá trị hợp lý tài
sản thuê thì tài sản thuê và nợ phải trả về
thuê tài chính được ghi theo cùng giá trị này.
Giá trị hợp lý hoặc
giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền
thuê tối thiểu ghi nhận giá trị TSCĐ thuê tài
chính là giá chưa có thuế GTGT (Kể cả trường
hợp TSCĐ thuê tài chính dùng vào hoạt động SXKD
hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng
chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ
thuế và trường hợp TSCĐ thuê tài chính dùng vào
hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ thuộc
đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc
chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực
tiếp).
1.2. Các chi phí trực
tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến hoạt
động thuê tài chính được tính vào nguyên giá
của tài sản thuê.
1.3. Khoản thanh toán
tiền thuê tài sản thuê tài chính phải được
chia ra thành chi phí tài chính (số tiền lãi thuê tài chính) và
khoản phải trả nợ gốc từng kỳ.
Số tiền lãi thuê tài chính phải trả
được hạch toán vào chi phí tài chính trong suốt
thời hạn thuê. Số tiền lãi thuê tài chính ghi
nhận vào chi phí tài chính từng kỳ được xác
định bằng số dư nợ gốc còn lại
nhân (x) với tỷ lệ lãi suất định kỳ
cố định.
Trường hợp số thuế GTGT do bên cho
thuê đã trả khi mua TSCĐ để cho thuê mà bên thuê
phải hoàn lại thì số tiền lãi thuê tài chính phải
trả bao gồm cả số lãi tính trên số thuế
GTGT mà bên thuê chưa trả cho bên cho thuê.
1.4. Bên thuê có trách nhiệm tính, trích khấu hao tài
sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh
theo định kỳ trên cơ sở áp dụng chính sách
khấu hao nhất quán với chính sách khấu hao của
tài sản cùng loại thuộc sở hữu của doanh
nghiệp đi thuê.
Nếu không chắc chắn là bên thuê sẽ có
quyền sở hữu tài sản thuê khi hết hạn
hợp đồng thuê thì tài sản thuê sẽ
được khấu hao theo thời hạn thuê nếu
thời hạn thuê ngắn hơn thời gian sử
dụng hữu ích của tài sản thuê.
1.5. Trường hợp lãi thuê tài chính đủ
điều kiện được vốn hoá vào giá trị
tài sản dở dang thì thực hiện theo quy định
tại phần IV Thông tư này.
2- Kế toán TSCĐ thuê tài chính
2.1- Tài khoản kế toán
Kế toán TSCĐ thuê tài chính sử dụng TK 212 -
Tài sản cố định thuê tài chính.
Tài khoản này phản ánh giá trị hiện có và
tình hình biến động của toàn bộ TSCĐ thuê tài
chính của doanh nghiệp.
Hạch toán TK 212- TSCĐ thuê tài chính cần tôn
trọng các quy định sau:
1. Tài khoản này dùng cho doanh
nghiệp thuê hạch toán nguyên giá của TSCĐ đi thuê
tài chính. Đây là những TSCĐ chưa thuộc quyền
sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp
có nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý quản lý và sử
dụng như tài sản của doanh nghiệp.
Nguyên giá của TSCĐ
đi thuê tài chính không bao gồm số thuế GTGT bên cho
thuê đã trả khi mua TSCĐ để cho thuê (Kể
cả trường hợp TSCĐ thuê tài chính dùng vào
hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ thuộc
đối tượng chịu thuế GTGT tính theo
phương pháp khấu trừ thuế và trường
hợp TSCĐ thuê tài chính dùng vào hoạt động SXKD
hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không
chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT tính theo
phương pháp trực tiếp).
2. Không phản ánh vào tài khoản
này giá trị của các TSCĐ đi thuê hoạt
động.
3. Tài khoản 212
được mở chi tiết để theo dõi từng
loại, từng TSCĐ đi thuê.
4. Việc ghi nhận nguyên giá
của TSCĐ thuê tài chính tại thời điểm
khởi đầu thuê được thực hiện theo
quy định của chuẩn mực kế toán số 06
"Thuê tài sản". Sau thời điểm đó,
kế toán TSCĐ thuê tài chính trên TK 212 được
thực hiện theo quy định của chuẩn mực
kế toán số 03 "TSCĐ hữu hình".
5. Số thuế GTGT bên thuê phải trả cho bên
cho thuê theo định kỳ nhận được hoá
đơn thanh toán tiền thuê tài chính được
hạch toán như sau:
- Trường hợp TSCĐ thuê tài chính dùng vào
hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ thuộc
đối tượng chịu thuế GTGT tính theo
phương pháp khấu trừ thuế thì số thuế
GTGT phải trả từng kỳ được ghi vào bên
Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ
(1332);
- Trường hợp TSCĐ thuê tài chính dùng vào
hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ thuộc
đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc
chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực
tiếp thì số thuế GTGT phải trả từng
kỳ được ghi vào chi phí SXKD trong kỳ.
Kết cấu và nội dung phản ánh của
Tài khoản 212 - TSCĐ thuê tài chính
Bên Nợ:
Nguyên
giá của TSCĐ thuê tài chính tăng.
Bên Có:
Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính giảm do chuyển
trả lại cho bên cho thuê khi hết hạn hợp
đồng hoặc mua lại thành TSCĐ của doanh
nghiệp.
Số dư bên Nợ:
Nguyên giá của TSCĐ thuê tài
chính hiện có.
2.2- Phương pháp kế
toán các hoạt động kinh tế liên quan đến thuê
tài sản là thuê tài chính
a - Khi phát sinh các chi phí trực tiếp ban
đầu liên quan đến tài sản thuê tài chính
trước khi nhận tài sản thuê như đàm phán, ký
kết hợp đồng..., ghi:
Nợ TK 142 - Chi phí trả trước
Có các TK 111, 112...
b - Khi chi tiền ứng trước khoản
tiền thuê tài chính, ký quỹ đảm bảo việc
thuê tài sản, ghi:
Nợ TK 342- Nợ dài hạn (Số tiền thuê
trả trước - nếu có)
Nợ TK 244- Ký quỹ, ký cược dài hạn
Có các TK 111, 112...
c - Trường
hợp nợ gốc phải trả về thuê tài chính xác
định theo giá mua chưa có thuế GTGT mà bên cho thuê
đã trả khi mua TSCĐ để cho thuê.
c.1- Khi nhận TSCĐ thuê tài chính, kế toán
căn cứ vào hợp đồng thuê tài sản và các
chứng từ có liên quan phản ánh giá trị TSCĐ thuê
tài chính theo giá chưa có thuế GTGT đầu vào, ghi:
Nợ TK 212- TSCĐ thuê tài chính (Giá chưa có
thuế GTGT)
Có TK 342 - Nợ dài
hạn (Giá trị hiện tại của khoản thanh toán
tiền thuê tối thiểu hoặc giá trị hợp lý
của tài sản thuê trừ (-) Số nợ gốc phải
trả kỳ này)
Có TK
315- Nợ dài hạn đến hạn trả (Số
nợ gốc phải trả kỳ này).
c.2- Chi phí trực tiếp ban đầu liên quan
đến hoạt động thuê tài chính được
ghi nhận vào nguyên giá TSCĐ thuê tài chính, ghi:
Nợ TK 212 - TSCĐ thuê tài chính
Có TK 142 - Chi phí trả trước, hoặc
Có các TK 111, 112
(Số chi phí trực tiếp liên quan đến hoạt
động thuê phát sinh khi nhận tài sản thuê tài chính).
c.3 - Cuối niên độ
kế toán, căn cứ vào hợp đồng thuê tài
sản xác định số nợ gốc thuê tài chính
đến hạn trả trong niên độ kế toán
tiếp theo, ghi:
Nợ TK 342- Nợ dài hạn
Có TK 315- Nợ dài hạn đến hạn trả.
c.4- Định kỳ, nhận được hoá
đơn thanh toán tiền thuê tài chính:
c.4.1- Trường hợp TSCĐ thuê tài chính dùng
vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá,
dịch vụ thuộc đối tượng chịu
thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ
thuế:
- Khi xuất tiền trả nợ gốc,
tiền lãi thuê và thuế GTGT cho đơn vị cho thuê,
ghi:
Nợ TK 635- Chi phí tài chính (Tiền lãi thuê trả
kỳ này)
Nợ TK 315- Nợ dài hạn đến hạn
trả (Nợ gốc trả kỳ này)
Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu
trừ (1332)
Có các TK 111, 112.
- Khi nhận được hoá đơn thanh toán
tiền thuê tài sản nhưng doanh nghiệp chưa trả
tiền ngay, căn cứ vào hoá đơn phản ánh
số nợ phải trả lãi thuê tài chính và số
thuế GTGT vào TK 315- Nợ dài hạn đến hạn
trả, ghi:
Nợ TK 635- Chi phí tài chính (Tiền lãi thuê)
Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu
trừ (1332)
Có TK 315- Nợ dài hạn đến hạn trả.
c.4.2- Trường hợp TSCĐ thuê tài chính dùng
vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá,
dịch vụ thuộc đối
tượng không chịu thuế GTGT hoặc
chịu thuế GTGT tính
theo phương pháp trực tiếp:
- Khi xuất tiền trả nợ gốc,
tiền lãi thuê và thuế GTGT cho đơn vị cho thuê,
ghi:
Nợ TK 635- Chi phí tài chính (Tiền lãi thuê trả
kỳ này)
Nợ TK 315- Nợ dài hạn đến hạn
trả (Nợ gốc trả kỳ này)
Nợ TK 623, TK 627, TK 641, TK 642 (Số thuế GTGT
trả kỳ này)
Có các TK 111, 112.
- Khi nhận được hoá đơn thanh toán
tiền thuê tài chính nhưng doanh nghiệp chưa trả
tiền ngay, căn cứ vào hoá đơn phản ánh
số nợ phải trả lãi thuê tài chính và số thuế
GTGT phải trả vào TK 315- Nợ dài hạn đến
hạn trả, ghi:
Nợ TK 635- Chi phí tài chính (Tiền lãi thuê)
Nợ TK 623, TK 627, TK 641, TK 642 (Số thuế
GTGT)
Có TK 315- Nợ dài hạn đến hạn trả.
d - Trường hợp nợ gốc phải
trả về thuê tài chính xác định theo giá mua có
thuế GTGT mà bên cho thuê đã trả khi mua TSCĐ
để cho thuê:
d.1. Khi nhận TSCĐ thuê tài chính bên đi thuê
nhận nợ cả số thuế GTGT do bên cho thuê đã
trả khi mua TSCĐ để cho thuê mà bên thuê phải hoàn
lại cho bên cho thuê, kế toán căn cứ vào hợp
đồng thuê tài chính và các chứng từ liên quan phản
ánh giá trị TSCĐ thuê tài chính theo giá chưa có thuế
GTGT phải hoàn lại cho bên cho thuê, ghi:
Nợ TK 212 - TSCĐ thuê tài
chính (Giá chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 138 - Phải thu khác (Số
thuế GTGT đầu vào của TSCĐ thuê tài chính)
Có TK 315 - Nợ dài hạn
đến hạn trả (Số nợ phải trả
kỳ này có cả
thuế GTGT)
Có TK 342 -
Nợ dài hạn (Giá trị hiện tại của
khoản thanh
toán
tiền
thuê tối thiểu hoặc giá trị hợp lý của tài
sản thuê trừ (-) Số nợ phải trả kỳ
này cộng (+) Số thuế GTGT bên thuê còn phải trả
dần trong suốt thời hạn thuê).
d.2- Chi phí trực tiếp ban đầu
được ghi nhận vào nguyên giá TSCĐ thuê tài chính,
ghi:
Nợ TK 212 - TSCĐ thuê tài chính
Có TK 142 - Chi phí
trả trước
Có các TK 111, 112 (Chi phí
trực tiếp phát sinh liên quan đến hoạt
động thuê tài chính khi nhận tài sản thuê tài chính).
d.3- Cuối niên độ kế
toán, căn cứ vào hợp đồng thuê tài chính xác
định số nợ gốc thuê tài chính đến
hạn trả trong niên độ kế toán tiếp theo,
ghi:
Nợ TK 342- Nợ dài hạn
Có TK 315- Nợ dài hạn đến hạn trả.
d.4- Định kỳ, nhận được hoá
đơn thanh toán tiền thuê tài chính:
d.4.1- Khi chi tiền trả nợ gốc và
tiền lãi thuê tài sản cho đơn vị cho thuê, ghi:
Nợ TK
635 - Chi phí tài chính (Tiền lãi thuê trả kỳ này)
Nợ TK
315 - Nợ dài hạn đến hạn trả (Nợ
gốc phải trả kỳ này có cả thuế GTGT)
Có các TK 111, 112 ...
d.4.2 - Căn cứ vào
hoá đơn thanh toán tiền thuê phản ánh số thuế
GTGT phải thanh toán cho bên cho thuê trong kỳ, ghi:
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được
khấu trừ (1332), hoặc
Nợ các TK 627, 641,
642 (Thuế GTGT tính theo phương pháp trực
tiếp
hạch toán vào chi phí SXKD trong
kỳ)
Có TK 138 - Phải thu khác.
d.4.3- Khi nhận được hoá đơn thanh
toán tiền thuê tài chính nhưng doanh nghiệp chưa
trả tiền ngay, căn cứ vào hoá đơn phản
ánh số lãi thuê tài chính phải trả kỳ này vào TK 315-
Nợ dài hạn đến hạn trả, ghi:
Nợ TK 635- Chi phí tài chính
Có TK 315- Nợ dài hạn
đến hạn trả (Tiền lãi thuê phải trả
kỳ này).
- Căn cứ hoá đơn thanh toán tiền
thuê phản ánh số thuế GTGT được khấu
trừ hoặc tính vào chi phí trong kỳ giống như
trường hợp chi tiền trả nợ khi nhận
được hoá đơn (như bút toán d.4.2).
đ - Khi trả phí cam kết sử dụng
vốn phải trả cho bên cho thuê tài sản, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có các TK 111, 112...
e - Định kỳ, kế toán tính, trích khấu
hao TSCĐ thuê tài chính vào chi phí sản xuất, kinh doanh
hoặc vốn hoá vào giá trị tài sản dở dang, ghi:
Nợ các TK 623, 627, 641, 642, 241 ...
Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ thuê tài chính (2142).
Đồng thời ghi đơn bên Nợ TK 009-
Nguồn vốn khấu hao TSCĐ.
g- Khi trả lại TSCĐ thuê tài chính theo quy
định của hợp đồng thuê cho bên cho thuê,
kế toán ghi giảm giá trị TSCĐ thuê tài chính, ghi:
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2142)
Có TK 212 - TSCĐ thuê tài chính.
h- Trường hợp trong hợp đồng thuê
tài sản quy định bên đi thuê chỉ thuê hết
một phần giá trị tài sản, sau đó mua lại thì
khi nhận chuyển giao quyền sở hữu tài sản,
kế toán ghi giảm TSCĐ thuê tài chính và ghi tăng
TSCĐ hữu hình thuộc sở hữu của doanh
nghiệp:
- Khi chuyển từ tài sản thuê tài chính sang tài
sản thuộc sở hữu, ghi:
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu
hình
Có TK 212 - TSCĐ thuê tài
chính.
- Số tiền trả khi mua lại TSCĐ thuê
tài chính, ghi:
Nợ TK 211- TSCĐ hữu
hình
Có các TK 111, 112.
Đồng thời chuyển
giá trị hao mòn, ghi:
Nợ TK 2142 - Hao mòn TSCĐ thuê tài chính
Có
TK 2141 - Hao mòn TSCĐ hữu hình.
C. Hướng dẫn kế toán thuê tài sản là thuê hoạt động
1- Ghi nhận thuê tài sản là thuê hoạt
động đối với doanh nghiệp thuê
Thuê tài sản là thuê hoạt động thì doanh
nghiệp thuê không phản ánh giá trị tài sản đi thuê
trên Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp,
mà chỉ phản ánh chi phí tiền thuê hoạt động
vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo phương pháp
đường thẳng cho suốt thời hạn thuê tài
sản, không phụ thuộc vào phương thức thanh
toán tiền thuê (Trả tiền thuê từng kỳ hay
trả trước, trả sau).
2- Kế toán TSCĐ thuê hoạt động
2.1. Khi xác định chi phí tiền thuê tài sản
là thuê hoạt động phải trả trong kỳ, ghi:
Nợ các TK 623, 627, 641, 642
Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu
trừ (1332)
Có TK 331 - Phải trả cho người bán, hoặc
Có các TK 111, 112,...
2.2. Trường hợp doanh nghiệp phải
trả trước tiền thuê tài sản là thuê hoạt
động cho nhiều kỳ.
a. Khi xuất tiền trả trước tiền
thuê cho nhiều kỳ, ghi:
Nợ các TK 623, 627, 641, 642 (Số trả cho kỳ
này)
Nợ TK 142 - Chi phí
trả trước
Nợ TK 242 - Chi phí
trả trước dài hạn
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu
trừ (nếu có)
Có các TK 111, 112...
b. Định kỳ, phân bổ tiền thuê tài
sản là thuê hoạt động đã trả trước
vào chi phí sản xuất, kinh doanh, ghi:
Nợ các TK 623, 627, 641, 642
Có TK 142 - Chi phí trả trước, hoặc
Có TK 242 - Chi phí trả
trước dài hạn.
D. Hướng dẫn kế toán cho thuê tài sản
là cho thuê hoạt động
1- Ghi nhận TSCĐ cho thuê hoạt động
1.1- Cho thuê hoạt động là bên cho thuê không có
sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích
gắn với quyền sở hữu tài sản cho thuê. Bên
cho thuê vẫn ghi nhận tài sản cho thuê hoạt động
trên Bảng cân đối kế toán theo cách phân loại tài
sản của doanh nghiệp cho thuê.
1.2- Doanh thu cho thuê tài sản từ cho thuê hoạt
động phải được ghi nhận theo
phương pháp đường thẳng trong suốt
thời hạn cho thuê mà không phụ thuộc vào
phương thức thanh toán, trừ khi áp dụng
phương pháp tính khác hợp lý hơn.
1.3- Chi phí cho thuê hoạt động trong kỳ bao
gồm khoản khấu hao tài sản cho thuê hoạt
động và số chi phí trực tiếp ban đầu
được ghi nhận ngay hoặc phân bổ dần cho
suốt thời hạn cho thuê phù hợp với việc ghi
nhận doanh thu.
1.4- Khấu hao tài sản cố định cho thuê
hoạt động theo quy định của Chuẩn
mực kế toán TSCĐ hữu hình hoặc Chuẩn
mực kế toán TSCĐ vô hình phù hợp với chính sách
khấu hao của doanh nghiệp.
2- Kế toán TSCĐ cho thuê hoạt động
2.1- Khi phát sinh các chi phí trực tiếp ban
đầu liên quan đến cho thuê hoạt động,
ghi:
Nợ TK 627- Chi phí sản xuất chung
(Được ghi nhận ngay vào chi phí trong kỳ)
Nợ TK 142- Chi phí
trả trước, hoặc
Nợ TK 242- Chi phí
trả trước dài hạn
Có các TK 111, 112, 331,...
2.2- Đối với doanh nghiệp tính thuế
GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ
thuế.
a- Trường hợp thu tiền cho thuê hoạt
động theo định kỳ:
- Khi phát hành hoá đơn thanh toán tiền thuê tài
sản, ghi:
Nợ TK 131- Phải thu của khách hàng
Có TK 511- Doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ (Tiền cho thuê chưa có
thuế GTGT)
Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp.
- Khi thu được tiền, ghi:
Nợ các TK 111, 112,...
Có TK 131- Phải thu của khách hàng.
b- Trường hợp thu trước tiền cho
thuê hoạt động nhiều kỳ.
- Khi nhận tiền của khách hàng trả
trước về hoạt động cho thuê tài sản cho
nhiều kỳ, ghi:
Nợ các TK 111, 112,... (Tổng số tiền
nhận trước)
Có TK 3387- Doanh thu
chưa thực hiện (Theo giá chưa có thuế GTGT)
Có TK 3331- Thuế GTGT
phải nộp.
- Định kỳ, tính và kết chuyển doanh
thu của kỳ kế toán, ghi:
Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ.
- Số tiền phải trả lại cho khách hàng
vì hợp đồng cho thuê tài sản không được
thực hiện tiếp hoặc thời gian thực
hiện ngắn hơn thời gian đã thu tiền
trước (nếu có), ghi:
Nợ TK 3387- Doanh thu chưa thực hiện
(Giá chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 3331- Thuế
GTGT phải nộp (Số tiền trả lại cho
người đi thuê về thuế GTGT của hoạt
động cho thuê tài sản không được thực hiện)
Có các TK 111, 112 (Tổng số tiền trả lại).
2.3- Đối với đơn vị tính
thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực
tiếp.
a- Trường hợp thu tiền cho thuê
hoạt động theo định kỳ.
- Khi phát hành hoá đơn dịch vụ cho
thuê tài sản, ghi:
Nợ TK 131- Phải thu của khách hàng
Có TK 511- Doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ (Tổng giá thanh toán).
- Khi thu được tiền, ghi:
Nợ các TK 111, 112,...
Có TK 131- Phải thu của khách hàng.
b- Trường hợp thu trước
tiền cho thuê hoạt động nhiều
kỳ.
- Khi nhận tiền của khách hàng trả
trước về cho thuê hoạt động cho nhiều
năm, ghi:
Nợ các TK 111, 112... (Tổng số tiền
nhận trước)
Có TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (Tổng số
tiền nhận trước).
- Định kỳ, tính và kết chuyển
doanh thu của kỳ kế toán, ghi:
Nợ TK 3387- Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 511- Doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ.
- Cuối kỳ kế toán, tính và phản ánh
số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp
trực tiếp, ghi:
Nợ TK 511- Doanh thu
bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp.
- Số tiền phải trả lại cho
khách hàng vì hợp đồng cung cấp dịch vụ
về cho thuê tài sản không được thực
hiện, ghi:
Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện
Có các TK 111, 112,... (Tổng số tiền trả lại).
2.4- Định kỳ, tính, trích khấu hao
TSCĐ cho thuê hoạt động vào chi phí SXKD, ghi:
Nợ TK 627- Chi phí sản
xuất chung
Có TK 214- Hao mòn TSCĐ (Hao mòn
TSCĐ cho thuê hoạt động).
Đồng thời, ghi đơn bên Nợ
TK 009- Nguồn vốn khấu hao TSCĐ.
2.5- Định kỳ, phân bổ số chi phí
trực tiếp ban đầu liên quan đến cho thuê
hoạt động (nếu phân bổ dần) phù hợp
với việc ghi nhận doanh thu cho thuê hoạt động,
ghi:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung
Có TK 142- Chi phí
trả trước
Có TK 242- Chi phí
trả trước dài hạn.
Đ. Kế toán giao dịch bán và thuê lại
TSCĐ là thuê tài chính
1. Ghi nhận giao dịch bán và thuê lại tài
sản là thuê tài chính
Giao dịch bán và thuê lại tài sản
được thực hiện khi tài sản
được bán và được thuê lại bởi chính
người bán. Khoản chênh lệch giữa thu nhập
bán tài sản với giá trị còn lại trên sổ kế
toán không được ghi nhận ngay là một khoản
lãi hoặc lỗ từ việc bán tài sản mà phải ghi
nhận là thu nhập chưa thực hiện hoặc chi phí
trả trước dài hạn và phân bổ cho suốt
thời gian thuê tài sản. Trong giao dịch bán và thuê
lại, nếu có chi phí phát sinh ngoài chi phí khấu hao thì
được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh
doanh trong kỳ.
2- Kế toán giao dịch bán và thuê lại tài
sản là thuê tài chính
2.1. Trường hợp giao dịch bán và thuê
lại với giá bán tài sản cao hơn giá trị còn
lại của TSCĐ.
a. Khi hoàn tất thủ tục bán tài sản,
căn cứ vào hoá đơn và các chứng từ liên quan,
ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131(Tổng giá thanh toán)
Có TK 711- Thu nhập
khác (Theo giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê
lại)
Có TK 3387 - Doanh thu
chưa thực hiện (Chênh lệch giữa giá bán lớn
hơn giá trị còn lại của TSCĐ)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải
nộp.
Đồng thời, ghi giảm TSCĐ:
Nợ TK 811 - Chi phí khác (Giá trị còn lại
của TSCĐ bán và thuê lại)
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Nếu có)
Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá TSCĐ).
b. Các bút toán ghi nhận tài
sản thuê và nợ phải trả về thuê tài chính,
trả tiền thuê từng kỳ thực hiện theo bút
toán 2.2.c và 2.2.d - Phần B "Kế toán thuê tài sản là thuê
tài chính".
c. Định kỳ, kế toán
tính, trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính vào chi phí sản
xuất, kinh doanh, ghi:
Nợ các TK 623, 627, 641, 642
Có TK
2142 - Hao mòn TSCĐ thuê tài chính.
Đồng thời, ghi đơn bên Nợ TK 009 -
Nguồn vốn khấu hao TSCĐ- Tài khoản ngoài
Bảng cân đối kế toán.
d. Định kỳ, kết chuyển chênh
lệch lớn hơn (lãi) giữa giá bán và giá trị còn
lại của tài sản cố định bán và thuê
lại ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh trong
kỳ phù hợp thời gian thuê tài sản, ghi:
Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện
Có các TK 623, 627, 641, 642,...
2.2. Trường hợp giao
dịch bán và thuê lại với giá thấp hơn giá
trị còn lại của TSCĐ.
a. Khi hoàn tất thủ tục
bán tài sản, căn cứ vào hoá đơn và các chứng
từ liên quan, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131 (Tổng
giá thanh toán)
Có TK 711 - Thu nhập khác (Giá bán TSCĐ)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (Nếu có).
Đồng thời, ghi giảm
TSCĐ:
Nợ TK 811 - Chi phí khác (Tính bằng giá bán
TSCĐ)
Nợ TK
242 - Chi phí trả trước dài hạn (Chênh lệch giá
bán nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ)
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Nếu có)
Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá TSCĐ).
b. Các bút toán ghi nhận tài
sản, nợ phải trả về thuê tài chính, trả
tiền thuê từng kỳ và tính, trích khấu hao TSCĐ
thuê tài chính thực hiện theo bút toán 2.2.c, 2.2.d và 2.2.g -
Phần B "Kế toán thuê tài sản là thuê tài chính".
c. Định kỳ, kết chuyển số
chênh lệch nhỏ hơn (lỗ) giữa giá bán và giá
trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại ghi tăng
chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, ghi:
Nợ các TK 623, 627, 641, 642,...
Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn.
E. Kế toán giao dịch bán và thuê lại TSCĐ là
thuê hoạt động
1- Ghi nhận giao dịch bán và thuê lại TSCĐ
là thuê hoạt động
1.1- Nếu giá bán được thỏa thuận
ở mức giá trị hợp lý thì các khoản lỗ
hoặc lãi phải được ghi nhận ngay vào Báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ phát
sinh;
1.2- Nếu giá bán được thoả thuận
thấp hơn giá trị hợp lý thì các khoản lãi
hoặc lỗ cũng phải được ghi nhận
ngay trong kỳ phát sinh, trừ trường hợp
khoản lỗ được bù đắp bằng
khoản tiền thuê trong tương lai ở một
mức giá thuê thấp hơn giá thuê thị trường,
thì khoản lỗ này không được ghi nhận ngay mà
phải phân bổ dần phù hợp với khoản thanh
toán tiền thuê trong suốt thời gian mà tài sản đó
được dự kiến sử dụng;
1.3- Nếu giá bán cao hơn giá trị hợp lý thì
khoản chênh lệch cao hơn giá trị hợp lý không
được ghi nhận ngay là một khoản lãi trong
kỳ mà phải được phân bổ dần trong
suốt thời gian mà tài sản đó được dự
kiến sử dụng;
1.4- Đối với thuê hoạt động,
nếu giá trị hợp lý tại thời điểm bán
và thuê lại tài sản thấp hơn giá trị còn lại
của tài sản, khoản lỗ bằng số chênh
lệch giữa giá trị còn lại và giá trị hợp lý
phải được ghi nhận ngay trong kỳ phát sinh.
2- Bổ sung nội dung phản ánh của Tài
khoản 242 "Chi phí trả trước dài hạn"
Bổ sung thêm nội dung bên Nợ TK 242:
- Số chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá
trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại là thuê
hoạt động.
Bổ sung
thêm nội dung bên Có TK 242:
- Phân bổ số chênh lệch giá bán nhỏ
hơn giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại
vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong suốt thời
hạnthuê lại tàisản.
3 - Kế toán giao dịch bán và thuê lại TSCĐ
là thuê hoạt động
3.1. Khi bán TSCĐ và thuê lại, căn cứ vào hóa
đơn GTGT và các chứng từ liên quan đến
việc bán TSCĐ, kế toán phản ánh giao dịch bán theo
các trường hợp sau:
a- Nếu giá bán được thỏa thuận
ở mức giá trị hợp lý thì các khoản lỗ hay
lãi phải được ghi nhận ngay trong kỳ phát
sinh, căn cứ vào hoá đơn chứng từ:
- Phản ánh số thu nhập bán TSCĐ, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131,...
Có TK 711 - Thu nhập khác (Giá bán TSCĐ)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (Nếu có).
Đồng thời, ghi giảm TSCĐ:
Nợ TK 811 - Chi phí khác (Giá trị còn lại
của TSCĐ bán và thuê lại)
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Số đã hao
mòn - Nếu có)
Có TK 211- TSCĐ hữu hình (Nguyên giá TSCĐ).
b- Nếu giá bán được thoả thuận
ở mức thấp hơn giá trị hợp lý thì các
khoản lãi hoặc lỗ cũng phải được
ghi nhận ngay, kế toán ghi sổ các bút toán như ở
điểm 3.1(a).
Trường hợp giá bán và thuê lại TSCĐ
thấp hơn giá trị hợp lý nhưng mức giá thuê
thấp hơn giá thuê thị trường thì khoản
lỗ này không được ghi nhận ngay mà phải phân
bổ dần phù hợp với khoản thanh toán tiền
thuê trong thời gian thuê tài sản, ghi:
- Căn cứ vào hoá đơn GTGT và các chứng
từ liên quan đến việc bán TSCĐ, phản ánh thu
nhập bán TSCĐ, ghi:
Nợ các TK 111, 112,...
Có TK 711 - Thu nhập khác (Giá bán TSCĐ)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp.
Đồng thời, ghi giảm TSCĐ:
Nợ TK 811 - Chi phí khác (Tính bằng giá bán của
TSCĐ)
Nợ TK 242 - Chi phí
trả trước dài hạn (Chênh lệch giá trị còn
lại của TSCĐ lớn hơn giá bán)
Nợ TK 214 -
Hao mòn TSCĐ
Có TK 211 -
TSCĐ hữu hình.
- Trong các kỳ tiếp theo
phân bổ số lỗ về giao dịch bán và thuê lại
tài sản là thuê hoạt động vào chi phí sản
xuất, kinh doanh trong kỳ phù hợp với khoản thanh
toán tiền thuê trong suốt thời gian mà tài sản đó
dự kiến sử dụng, ghi:
Nợ các TK 623, 627, 641, 642
Có TK 242 - Chi phí trả
trước dài hạn.
c - Nếu giá bán và thuê lại tài sản cao hơn
giá trị hợp lý thì khoản chênh lệch cao hơn giá
trị hợp lý không được ghi nhận ngay là
một khoản lãi trong kỳ mà được phân bổ
dần trong suốt thời gian mà tài sản đó
được dự kiến sử dụng còn số chênh
lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị còn lại
được ghi nhận ngay là một khoản lãi hay
lỗ trong kỳ.
c.1- Căn cứ vào hoá đơn GTGT bán TSCĐ,
ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131
Có TK 711 - Thu nhập khác
(Tính bằng giá trị hợp lý của TSCĐ)
Có TK 3387- Doanh thu
chưa thực hiện (Chênh lệch giá bán cao hơn giá
trị hợp lý của TSCĐ)
Có TK 3331 - Thuế GTGT
phải nộp (Nếu có).
Đồng thời, ghi giảm giá trị TSCĐ
bán và thuê lại:
Nợ TK 811 - Chi phí khác (Giá trị còn lại
của TSCĐ bán và thuê lại)
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Nếu có)
Có TK 211 -
TSCĐ hữu hình.
c.2 - Định kỳ, phân
bổ số lãi về giao dịch bán và thuê lại tài
sản là thuê hoạt động ghi giảm chi phí sản
xuất, kinh doanh trong kỳ phù hợp với khoản thanh
toán tiền thuê trong suốt thời gian mà tài sản đó
dự kiến sử dụng, ghi:
Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện
Có các TK 623, 627, 641, 642.
3.2. Định kỳ, xác định tiền thuê
TSCĐ phải trả, ghi:
Nợ các TK 623, 627, 641, 642
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu
trừ (nếu có)
Có các TK 111, 112, 331.
0 nhận xét