- Chương 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
- Chương 2: VIỆC LÀM
- Chương 3: HỌC NGHỀ
- Chương 4: HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
- Chương 5: THOẢ ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ
- Chương 6: TIỀN LƯƠNG
- Chương 7: THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI
- Chương 8: KỶ LUẬT LAO ĐỘNG, TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT
- Chương 9: AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG
- Chương 10: NHỮNG QUY ĐỊNH RIÊNG ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ
- Chương 11: NHỮNG QUY ĐỊNH RIÊNG ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN
- Chương 12: BẢO HIỂM XÃ HỘI
- Chương 13: CÔNG ĐOÀN
- Chương 14: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG
- Chương 15: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LAO ĐỘNG
- Chương 16: XỬ PHẠT VI PHẠM PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG
- Chương 17: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Chương 9:
AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG
Điều 95.
1-
Người sử dụng lao động có trách nhiệm trang bị đầy đủ phương tiện bảo
hộ lao động, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện
điều kiện lao động cho người lao động. Người lao động phải tuân thủ các
quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động và nội quy lao động của
doanh nghiệp. Mọi tổ chức và cá nhân có liên quan đến lao động, sản xuất
phải tuân theo pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động và về
bảo vệ môi trường.
2-
Chính phủ lập chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao
động, vệ sinh lao động, đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và
ngân sách của Nhà nước; đầu tư nghiên cứu khoa học, hỗ trợ phát triển
các cơ sở sản xuất dụng cụ, thiết bị an toàn lao động, vệ sinh lao động,
phương tiện bảo vệ cá nhân; ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy trình,
quy phạm về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
3-
Tổng liên đoàn lao động Việt Nam tham gia với Chính phủ trong việc xây
dựng chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh
lao động, xây dựng chương trình nghiên cứu khoa học và xây dựng pháp
luật về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Điều 96.
1-
Việc xây dựng mới hoặc mở rộng, cải tạo cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo
quản, lưu giữ và tàng trữ các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có
yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động, phải có luận
chứng về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động đối
với nơi làm việc của người lao động và môi trường xung quanh theo quy
định của pháp luật.
Danh
mục các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về
an toàn lao động, vệ sinh lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội và Bộ Y tế ban hành.
*2-
Việc sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển các loại máy, thiết bị,
vật tư, năng lượng, điện, hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật, việc thay đổi
công nghệ, nhập khẩu công nghệ mới phải được thực hiện theo tiêu chuẩn
an toàn lao động, vệ sinh lao động. Các loại máy, thiết bị, vật tư, các
chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động phải
được đăng ký và kiểm định theo quy định của Chính phủ.
Điều 97. Người
sử dụng lao động phải bảo đảm nơi làm việc đạt tiêu chuẩn về không
gian, độ thoáng, độ sáng, đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép về bụi, hơi,
khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung và các yếu tố có
hại khác. Các yếu tố đó phải được định kỳ kiểm tra đo lường.
Điều 98.
1-
Người sử dụng lao động phải định kỳ kiểm tra, tu sửa máy, thiết bị, nhà
xưởng, kho tàng theo tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động.
2-
Người sử dụng lao động phải có đủ các phương tiện che chắn các bộ phận
dễ gây nguy hiểm của máy, thiết bị trong doanh nghiệp; nơi làm việc, nơi
đặt máy, thiết bị, nơi có yếu tố nguy hiểm, độc hại trong doanh nghiệp,
phải bố trí đề phòng sự cố, có bảng chỉ dẫn về an toàn lao động, vệ
sinh lao động đặt ở vị trí mà mọi người dễ thấy, dễ đọc.
Điều 99.
1-
Trong trường hợp nơi làm việc, máy, thiết bị có nguy cơ gây tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động phải thực hiện ngay
những biện pháp khắc phục hoặc phải ra lệnh ngừng hoạt động tại nơi làm
việc và đối với máy, thiết bị đó cho tới khi nguy cơ được khắc phục.
2-
Người lao động có quyền từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc
khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe doạ nghiêm trọng tính
mạng hoặc sức khoẻ của mình và phải báo ngay với người phụ trách trực
tiếp. Người sử dụng lao động không được buộc người lao động tiếp tục làm
công việc đó hoặc trở lại nơi làm việc đó nếu nguy cơ chưa được khắc
phục.
Điều 100. Nơi
làm việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại, dễ gây tai nạn lao động phải
được người sử dụng lao động trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế và trang
bị bảo hộ lao động thích hợp để bảo đảm ứng cứu kịp thời khi xảy ra sự
cố, tai nạn lao động.
Điều 101.
Người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại phải được cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân.
Người
sử dụng lao động phải bảo đảm các phương tiện bảo vệ cá nhân đạt tiêu
chuẩn chất lượng và quy cách theo quy định của pháp luật.
Điều 102.
Khi
tuyển dụng và sắp xếp lao động, người sử dụng lao động phải căn cứ vào
tiêu chuẩn sức khoẻ quy định cho từng loại việc, tổ chức huấn luyện,
hướng dẫn, thông báo cho người lao động về những quy định, biện pháp làm
việc an toàn, vệ sinh và những khả năng tai nạn cần đề phòng trong công
việc của từng người lao động.
Người
lao động phải được khám sức khoẻ khi tuyển dụng và khám sức khoẻ định
kỳ theo chế độ quy định. Chi phí khám sức khoẻ cho người lao động do
người sử dụng lao động chịu.
Điều 103. Doanh
nghiệp có trách nhiệm tổ chức chăm lo sức khoẻ cho người lao động và
phải kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động khi cần thiết.
Điều 104.
Người
làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại được bồi dưỡng
bằng hiện vật, hưởng chế độ ưu đãi về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi theo quy định của pháp luật.
Người
làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng, khi hết giờ làm
việc phải được người sử dụng lao động bảo đảm các biện pháp khử độc, khử
trùng, vệ sinh cá nhân.
Điều 105.
Tai
nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng
nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình
lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Người
bị tai nạn lao động phải được cấp cứu kịp thời và điều trị chu đáo.
Người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm về việc để xảy ra tai nạn
lao động theo quy định của pháp luật.
Điều 106.
Bệnh
nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề
nghiệp tác động đối với người lao động. Danh mục các loại bệnh nghề
nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành sau
khi lấy ý kiến Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và đại diện của người sử
dụng lao động.
Người bị bệnh nghề nghiệp phải được điều trị chu đáo, khám sức khoẻ định kỳ, có hồ sơ sức khoẻ riêng biệt.
Điều 107.
1-
Người tàn tật do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y
khoa để xếp hạng thương tật, xác định mức độ suy giảm khả năng lao động
và được phục hồi chức năng lao động; nếu còn tiếp tục làm việc, thì
được sắp xếp công việc phù hợp với sức khoẻ theo kết luận của Hội đồng
giám định y khoa lao động.
2-
Người sử dụng lao động phải chịu toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu,
cấp cứu đến khi điều trị xong cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh
nghề nghiệp. Người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội về tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp. Nếu doanh nghiệp chưa tham gia loại hình
bảo hiểm xã hội bắt buộc, thì người sử dụng lao động phải trả cho người
lao động một khoản tiền ngang với mức quy định trong Điều lệ bảo hiểm xã
hội.
*3-
Người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường ít nhất bằng 30 tháng
tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) cho người lao động bị suy giảm khả
năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người chết do tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động. Trong
trường hợp do lỗi của người lao động thì cũng được trợ cấp một khoản
tiền ít nhất cũng bằng 12 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có).
Chính
phủ quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động và mức bồi thường
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động bị suy giảm khả
năng lao động từ 5% đến dưới 81%.
Điều 108.
Tất
cả các vụ tai nạn lao động, các trường hợp bị bệnh nghề nghiệp đều phải
được khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ theo
quy định của pháp luật.
Nghiêm cấm mọi hành vi che giấu, khai báo hoặc báo cáo sai sự thật về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Ghi chú:
Ghi chú:
- Những Chương, Điều, khoản có dấu * được sửa đổi, bổ sung năm 2002
- Những Chương, Điều, khoản có dấu ** được sửa đổi, bổ sung năm 2006
- Những Chương, Điều, khoản có dấu *** được sửa đổi, bổ sung năm 2007
0 nhận xét