Ảnh mang tính minh hoạ - Nguồn Internet |
Bộ Luật Lao động năm 1994 sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007
- Chương 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
- Chương 2: VIỆC LÀM
- Chương 3: HỌC NGHỀ
- Chương 4: HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
- Chương 5: THOẢ ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ
- Chương 6: TIỀN LƯƠNG
- Chương 7: THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI
- Chương 8: KỶ LUẬT LAO ĐỘNG, TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT
- Chương 9: AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG
- Chương 10: NHỮNG QUY ĐỊNH RIÊNG ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ
- Chương 11: NHỮNG QUY ĐỊNH RIÊNG ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN
- Chương 12: BẢO HIỂM XÃ HỘI
- Chương 13: CÔNG ĐOÀN
- Chương 14: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG
- Chương 15: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LAO ĐỘNG
- Chương 16: XỬ PHẠT VI PHẠM PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG
- Chương 17: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Chương 13:
CÔNG ĐOÀN
*Điều 153
1-
Ở những doanh nghiệp đang hoạt động chưa có tổ chức công đoàn thì chậm
nhất sau sáu tháng, kể từ ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ
luật lao động có hiệu lực và ở những doanh nghiệp mới thành lập thì sau
sáu tháng kể từ ngày bắt đầu hoạt động, công đoàn địa phương, công đoàn
ngành có trách nhiệm thành lập tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp để đại
diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và tập thể
lao động.
Người
sử dụng lao động có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức công
đoàn sớm được thành lập. Trong thời gian chưa thành lập được thì công
đoàn địa phương hoặc công đoàn ngành chỉ định Ban chấp hành công đoàn
lâm thời để đại diện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao
động và tập thể lao động.
Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở việc thành lập và hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp.
2- Chính phủ hướng dẫn thực hiện khoản 1 Điều này sau khi thống nhất với Tổng liên đoàn lao động Việt Nam.
Điều 154.
1-
Khi tổ chức công đoàn được thành lập theo đúng Luật công đoàn, Điều lệ
công đoàn thì người sử dụng lao động phải thừa nhận tổ chức đó.
2-
Người sử dụng lao động phải cộng tác chặt chẽ và tạo điều kiện thuận
lợi để công đoàn hoạt động theo các quy định của Bộ Luật Lao động và
Luật Công đoàn.
3-
Người sử dụng lao động không được phân biệt đối xử vì lý do người lao
động thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn hoặc dùng các biện pháp
kinh tế và các thủ đoạn khác để can thiệp vào tổ chức và hoạt động của
công đoàn.
Điều 155.
1- Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm các phương tiện làm việc cần thiết để công đoàn hoạt động.
2-
Người lao động làm công tác công đoàn không chuyên trách được sử dụng
một số thời gian trong giờ làm việc để làm công tác công đoàn và được
người sử dụng lao động trả lương. Số thời gian này tuỳ theo quy mô của
doanh nghiệp và theo sự thoả thuận của người sử dụng lao động và Ban
chấp hành công đoàn cơ sở, nhưng ít nhất không được dưới ba ngày làm
việc trong một tháng.
3-
Người làm công tác công đoàn chuyên trách do quỹ công đoàn trả lương,
được hưởng các quyền lợi và phúc lợi tập thể như mọi người lao động
trong doanh nghiệp, tuỳ theo quy chế doanh nghiệp hoặc thoả ước tập thể.
4-
Khi người sử dụng lao động quyết định sa thải, đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động với người là uỷ viên Ban chấp hành công đoàn cơ sở, thì
phải có sự thoả thuận của Ban chấp hành công đoàn cơ sở; nếu là Chủ tịch
Ban chấp hành công đoàn cơ sở thì phải có sự thoả thuận của tổ chức
công đoàn cấp trên trực tiếp.
Điều 156. Tổng
liên đoàn lao động Việt Nam, công đoàn các cấp tham gia với các cơ quan
Nhà nước và đại diện của người sử dụng lao động bàn bạc, giải quyết các
vấn đề về quan hệ lao động; có quyền lập các tổ chức dịch vụ việc làm,
dạy nghề, tương tế, tư vấn pháp luật và các cơ sở phúc lợi chung cho
người lao động và các quyền khác theo quy định của Luật công đoàn và của
Bộ luật này.
Ghi chú:
- Những Chương, Điều, khoản có dấu * được sửa đổi, bổ sung năm 2002
- Những Chương, Điều, khoản có dấu ** được sửa đổi, bổ sung năm 2006
- Những Chương, Điều, khoản có dấu *** được sửa đổi, bổ sung năm 2007
0 nhận xét