QUỐC HỘI
--------- |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
Số: 35-L/CTN
|
Hà Nội, ngày 23 tháng 6 năm 1994
|
BỘ LUẬT LAO ĐỘNG
CỦA NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
LỜI NÓI ĐẦU
Lao
động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật
chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất
lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước.
Pháp
luật lao động quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động và của
người sử dụng lao động, các tiêu chuẩn lao động, các nguyên tắc sử dụng
và quản lý lao động, góp phần thúc đẩy sản xuất, vì vậy có vị trí quan
trọng trong đời sống xã hội và trong hệ thống pháp luật của quốc gia.
Kế
thừa và phát triển pháp luật lao động của nước ta từ sau Cách mạng
Tháng Tám năm 1945 đến nay, Bộ Luật Lao động thể chế hoá đường lối đổi
mới của Đảng Cộng sản Việt Nam và cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 về lao động, về sử dụng
và quản lý lao động.
*Bộ
luật lao động bảo vệ quyền làm việc, lợi ích và các quyền khác của
người lao động, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử
dụng lao động, tạo điều kiện cho mối quan hệ lao động được hài hoà và ổn
định, góp phần phát huy trí sáng tạo và tài năng của người lao động trí
óc và lao động chân tay, của người quản lý lao động, nhằm đạt năng
suất, chất lượng và tiến bộ xã hội trong lao động, sản xuất, dịch vụ,
hiệu quả trong sử dụng và quản lý lao động, góp phần công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh.
- Chương 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
- Chương 2: VIỆC LÀM
- Chương 3: HỌC NGHỀ
- Chương 4: HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
- Chương 5: THOẢ ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ
- Chương 6: TIỀN LƯƠNG
- Chương 7: THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI
- Chương 8: KỶ LUẬT LAO ĐỘNG, TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT
- Chương 9: AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG
- Chương 10: NHỮNG QUY ĐỊNH RIÊNG ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ
- Chương 11: NHỮNG QUY ĐỊNH RIÊNG ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN
- Chương 12: BẢO HIỂM XÃ HỘI
- Chương 13: CÔNG ĐOÀN
- Chương 14: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG
- Chương 15: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LAO ĐỘNG
- Chương 16: XỬ PHẠT VI PHẠM PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG
- Chương 17: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Bộ Luật Lao động điều chỉnh quan hệ lao động giữa người lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động và các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp với quan hệ lao động.
Điều 2.
Bộ
Luật Lao động được áp dụng đối với mọi người lao động, mọi tổ chức, cá
nhân sử dụng lao động theo hợp đồng lao động, thuộc các thành phần kinh
tế, các hình thức sở hữu.
Bộ
luật này cũng được áp dụng đối với người học nghề, người giúp việc gia
đình và một số loại lao động khác được quy định tại Bộ luật này.
Điều 3. Công
dân Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
tại Việt Nam, tại các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế đóng trên
lãnh thổ Việt Nam và người nước ngoài làm việc trong các doanh nghiệp,
tổ chức và cho cá nhân Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam đều thuộc phạm vi
áp dụng của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam,
trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký
kết hoặc tham gia có quy định khác.
Điều 4. Chế
độ lao động đối với công chức, viên chức Nhà nước, người giữ các chức
vụ được bầu, cử hoặc bổ nhiệm, người thuộc lực lượng quân đội nhân dân,
công an nhân dân, người thuộc các đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính
trị, xã hội khác và xã viên hợp tác xã do các văn bản pháp luật khác quy
định nhưng tuỳ từng đối tượng mà được áp dụng một số quy định trong Bộ
luật này.
Điều 5.
1-
Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề
nghiệp, học nghề và nâng cao trình độ nghề nghiệp, không bị phân biệt
đối xử về giới tính, dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo.
2- Cấm ngược đãi người lao động; cấm cưỡng bức người lao động dưới bất kỳ hình thức nào.
3-
Mọi hoạt động tạo ra việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để
có việc làm, mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động
đều được Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi hoặc giúp đỡ.
Điều 6.
Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động.
Người
sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân, nếu là
cá nhân thì ít nhất phải đủ 18 tuổi, có thuê mướn, sử dụng và trả công
lao động.
Điều 7.
1-
Người lao động được trả lương trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng
lao động nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định
và theo năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc; được bảo hộ lao động,
làm việc trong những điều kiện bảo đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao
động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hàng năm có lương và được bảo hiểm xã hội
theo quy định của pháp luật. Nhà nước quy định chế độ lao động và chính
sách xã hội nhằm bảo vệ lao động nữ và các loại lao động có đặc điểm
riêng.
2-
Người lao động có quyền thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn theo
Luật công đoàn để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; được hưởng
phúc lợi tập thể, tham gia quản lý doanh nghiệp theo nội quy của doanh
nghiệp và quy định của pháp luật.
3-
Người lao động có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao
động tập thể, chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động và tuân theo
sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động.
4- Người lao động có quyền đình công theo quy định của pháp luật.
Điều 8.
1-
Người sử dụng lao động có quyền tuyển chọn lao động, bố trí, điều hành
lao động theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh; có quyền khen thưởng và xử
lý các vi phạm kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật lao động.
2-
Người sử dụng lao động có quyền cử đại diện để thương lượng, ký kết
thoả ước lao động tập thể trong doanh nghiệp hoặc thoả ước lao động tập
thể ngành; có trách nhiệm cộng tác với công đoàn bàn bạc các vấn đề về
quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao
động.
3-
Người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động, thoả
ước lao động tập thể và những thoả thuận khác với người lao động, tôn
trọng danh dự, nhân phẩm và đối xử đúng đắn với người lao động.
Điều 9.
Quan
hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động được xác lập
và tiến hành qua thương lượng, thoả thuận theo nguyên tắc tự nguyện,
bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau, thực
hiện đầy đủ những điều đã cam kết.
Nhà
nước khuyến khích những thoả thuận bảo đảm cho người lao động có những
điều kiện thuận lợi hơn so với những quy định của pháp luật lao động.
Người
lao động và người sử dụng lao động có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động. Nhà nước khuyến khích việc
giải quyết các tranh chấp lao động bằng hoà giải và trọng tài.
Điều 10.
1-
Nhà nước thống nhất quản lý nguồn nhân lực và quản lý lao động bằng
pháp luật và có chính sách để phát triển, phân bố nguồn nhân lực, phát
triển đa dạng các hình thức sử dụng lao động và giới thiệu việc làm.
2-
Nhà nước hướng dẫn người lao động và người sử dụng lao động xây dựng
mối quan hệ lao động hài hoà và ổn định, cùng nhau hợp tác vì sự phát
triển của doanh nghiệp.
Điều 11.
Nhà
nước khuyến khích việc quản lý lao động dân chủ, công bằng, văn minh
trong doanh nghiệp và mọi biện pháp, kể cả việc trích thưởng từ lợi
nhuận của doanh nghiệp, làm cho người lao động quan tâm đến hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp, nhằm đạt hiệu quả cao trong quản lý lao
động, sản xuất của doanh nghiệp.
Nhà nước có chính sách để người lao động mua cổ phần, góp vốn phát triển doanh nghiệp.
Điều 12. Công
đoàn tham gia cùng với cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã
hội chăm lo và bảo vệ quyền lợi của người lao động; tham gia kiểm tra,
giám sát việc thi hành các quy định của Pháp Luật Lao động.
Ghi chú:
Ghi chú:
- Những Chương, Điều, khoản có dấu * được sửa đổi, bổ sung năm 2002
- Những Chương, Điều, khoản có dấu ** được sửa đổi, bổ sung năm 2006
- Những Chương, Điều, khoản có dấu *** được sửa đổi, bổ sung năm 2007
0 nhận xét