Ảnh mang tính minh hoạ - Nguồn
Internet
|
Bộ Luật Lao động năm 1994 sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007
- Chương 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
- Chương 2: VIỆC LÀM
- Chương 3: HỌC NGHỀ
- Chương 4: HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
- Chương 5: THOẢ ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ
- Chương 6: TIỀN LƯƠNG
- Chương 7: THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI
- Chương 8: KỶ LUẬT LAO ĐỘNG, TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT
- Chương 9: AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG
- Chương 10: NHỮNG QUY ĐỊNH RIÊNG ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ
- Chương 11: NHỮNG QUY ĐỊNH RIÊNG ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN
- Chương 12: BẢO HIỂM XÃ HỘI
- Chương 13: CÔNG ĐOÀN
- Chương 14: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG
- Chương 15: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LAO ĐỘNG
- Chương 16: XỬ PHẠT VI PHẠM PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG
- Chương 17: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Chương 2:
VIỆC LÀM
Điều 13.
Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm.
Giải
quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ
hội có việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, của các doanh nghiệp và
toàn xã hội.
Điều 14.
1-
Nhà nước định chỉ tiêu tạo việc làm mới trong kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội 5 năm và hàng năm, tạo điều kiện cần thiết, hỗ trợ tài
chính, cho vay vốn hoặc giảm, miễn thuế và áp dụng các biện pháp khuyến
khích khác để người có khả năng lao động tự giải quyết việc làm, để các
tổ chức, đơn vị và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển nhiều
nghề mới nhằm tạo việc làm cho nhiều người lao động.
2- Nhà nước có chính sách ưu đãi về giải quyết việc làm để thu hút và sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số.
3-
Nhà nước có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ
chức và cá nhân trong nước và nước ngoài, bao gồm cả người Việt Nam
định cư ở nước ngoài đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, để giải
quyết việc làm cho người lao động.
Điều 15.
1-
Chính phủ lập chương trình quốc gia về việc làm, dự án đầu tư phát
triển kinh tế - xã hội, di dân phát triển vùng kinh tế mới gắn với
chương trình giải quyết việc làm; lập quỹ quốc gia về việc làm từ ngân
sách Nhà nước và các nguồn khác, phát triển hệ thống tổ chức giới thiệu
việc làm. Hàng năm Chính phủ trình Quốc hội quyết định chương trình và
quỹ quốc gia về việc làm.
2-
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập chương trình
và quỹ giải quyết việc làm của địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng
cấp quyết định.
3-
Các cơ quan Nhà nước, các tổ chức kinh tế, các đoàn thể nhân dân và tổ
chức xã hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm
tham gia thực hiện các chương trình và quỹ giải quyết việc làm.
Điều 16.
1-
Người lao động có quyền làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào
và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm. Người cần tìm việc làm có
quyền trực tiếp liên hệ để tìm việc hoặc đăng ký tại các tổ chức giới
thiệu việc làm để tìm việc tuỳ theo nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề
nghiệp và sức khoẻ của mình.
2-
Người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức
giới thiệu việc làm để tuyển chọn lao động, có quyền tăng giảm lao động
phù hợp với nhu cầu sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Điều 17.
1-
Trong trường hợp do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ mà người lao động đã
làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên bị mất
việc làm, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm đào tạo lại họ để
tiếp tục sử dụng vào những chỗ làm việc mới; nếu không thể giải quyết
được việc làm mới, phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ
cấp mất việc làm, cứ mỗi năm làm việc trả một tháng lương, nhưng thấp
nhất cũng bằng hai tháng lương.
2-
Khi cần cho nhiều người thôi việc theo khoản 1 Điều này, người sử dụng
lao động phải công bố danh sách, căn cứ vào nhu cầu của doanh nghiệp và
thâm niên làm việc tại doanh nghiệp, tay nghề, hoàn cảnh gia đình và
những yếu tố khác của từng người để lần lượt cho thôi việc, sau khi đã
trao đổi, nhất trí với Ban chấp hành công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp
theo thủ tục quy định tại khoản 2 Điều 38 của Bộ luật này. Việc cho thôi
việc chỉ được tiến hành sau khi đã báo cho cơ quan quản lý nhà nước về
lao động địa phương biết.
3-
Các doanh nghiệp phải lập quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm theo quy
định của Chính phủ để kịp thời trợ cấp cho người lao động trong doanh
nghiệp bị mất việc làm.
4-
Chính phủ có chính sách và biện pháp tổ chức dạy nghề, đào tạo lại,
hướng dẫn sản xuất kinh doanh, cho vay vốn với lãi suất thấp từ quỹ quốc
gia giải quyết việc làm, tạo điều kiện để người lao động tìm việc làm
hoặc tự tạo việc làm; hỗ trợ về tài chính cho những địa phương và ngành
có nhiều người thiếu việc làm hoặc mất việc làm do thay đổi cơ cấu hoặc
công nghệ.
*Điều 18
1-
Tổ chức giới thiệu việc làm có nhiệm vụ tư vấn, giới thiệu việc làm cho
người lao động; cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử
dụng lao động; thu thập, cung ứng thông tin về thị trường lao động và
nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm.
2-
Tổ chức giới thiệu việc làm được thu phí, được Nhà nước xét giảm, miễn
thuế và được tổ chức dạy nghề theo các quy định tại Chương III của Bộ
luật này.
3- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước đối với các tổ chức giới thiệu việc làm.
Điều 19.
Cấm
mọi hành vi dụ dỗ, hứa hẹn và quảng cáo gian dối để lừa gạt người lao
động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm để thực hiện những hành vi trái pháp
luật.
Ghi chú:
Ghi chú:
- Những Chương, Điều, khoản có dấu * được sửa đổi, bổ sung năm 2002
- Những Chương, Điều, khoản có dấu ** được sửa đổi, bổ sung năm 2006
- Những Chương, Điều, khoản có dấu *** được sửa đổi, bổ sung năm 2007
0 nhận xét