- Chương 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
- Chương 2: VIỆC LÀM
- Chương 3: HỌC NGHỀ
- Chương 4: HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
- Chương 5: THOẢ ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ
- Chương 6: TIỀN LƯƠNG
- Chương 7: THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI
- Chương 8: KỶ LUẬT LAO ĐỘNG, TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT
- Chương 9: AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG
- Chương 10: NHỮNG QUY ĐỊNH RIÊNG ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ
- Chương 11: NHỮNG QUY ĐỊNH RIÊNG ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN
- Chương 12: BẢO HIỂM XÃ HỘI
- Chương 13: CÔNG ĐOÀN
- Chương 14: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG
- Chương 15: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LAO ĐỘNG
- Chương 16: XỬ PHẠT VI PHẠM PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG
- Chương 17: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Chương 3:
HỌC NGHỀ
HỌC NGHỀ
Điều 20.
1- Mọi người có quyền tự do lựa chọn nghề và nơi học nghề phù hợp với nhu cầu việc làm của mình.
2- Doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được mở cơ sở dạy nghề.
Chính phủ ban hành quy định về việc mở các cơ sở dạy nghề.
Điều 21.
1-
Cơ sở dạy nghề phải đăng ký, hoạt động theo quy định về dạy nghề, được
thu học phí và phải nộp thuế theo quy định của pháp luật.
2-
Cơ sở dạy nghề cho thương binh, bệnh binh, người tàn tật, người dân tộc
thiểu số hoặc ở những nơi có nhiều người thiếu việc làm, mất việc làm,
các cơ sở dạy nghề truyền thống, kèm cặp tại xưởng, tại nhà được xét
giảm, miễn thuế.
Điều 22. Người
học nghề ở cơ sở dạy nghề ít nhất phải đủ 13 tuổi, trừ một số nghề do
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định và phải có đủ sức khoẻ phù
hợp với yêu cầu của nghề theo học.
Điều 23.
1-
Doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức nâng cao trình độ nghề nghiệp cho
người lao động và đào tạo lại trước khi chuyển người lao động sang làm
nghề khác trong doanh nghiệp.
2-
Doanh nghiệp tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc tại doanh
nghiệp theo thời hạn cam kết trong hợp đồng học nghề, tập nghề thì không
phải đăng ký và không được thu học phí. Thời gian học nghề, tập nghề
được tính vào thâm niên làm việc tại doanh nghiệp. Trong thời gian học
nghề, tập nghề, nếu trực tiếp hoặc tham gia làm ra sản phẩm cho doanh
nghiệp thì người học nghề, tập nghề được trả công theo mức do hai bên
thoả thuận.
Điều 24.
1-
Việc học nghề phải có hợp đồng học nghề bằng văn bản hoặc bằng miệng
giữa người học nghề với người dạy nghề hoặc đại diện cơ sở dạy nghề. Nếu
ký kết hợp đồng học nghề bằng văn bản, thì phải làm thành hai bản, mỗi
bên giữ một bản.
2-
Nội dung chủ yếu của hợp đồng học nghề phải bao gồm mục tiêu đào tạo,
địa điểm học, mức học phí, thời hạn học, mức bồi thường khi vi phạm hợp
đồng.
3-
Trong trường hợp doanh nghiệp nhận người vào học nghề để sử dụng thì
hợp đồng học nghề phải có cam kết về thời hạn làm việc cho doanh nghiệp
và phải bảo đảm ký kết hợp đồng lao động sau khi học xong. Người học
nghề sau khi học xong, nếu không làm việc theo cam kết thì phải bồi
thường chi phí dạy nghề.
4- Trong trường hợp hợp đồng học nghề chấm dứt trước thời hạn vì lý do bất khả kháng thì không phải bồi thường.
Điều 25. Nghiêm
cấm mọi doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân lợi dụng danh nghĩa dạy nghề,
truyền nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc dụ dỗ, ép buộc người
học nghề, tập nghề vào những hoạt động trái pháp luật.
Ghi chú:
Ghi chú:
- Những Chương, Điều, khoản có dấu * được sửa đổi, bổ sung năm 2002
- Những Chương, Điều, khoản có dấu ** được sửa đổi, bổ sung năm 2006
- Những Chương, Điều, khoản có dấu *** được sửa đổi, bổ sung năm 2007
0 nhận xét