- Chương 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
- Chương 2: VIỆC LÀM
- Chương 3: HỌC NGHỀ
- Chương 4: HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
- Chương 5: THOẢ ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ
- Chương 6: TIỀN LƯƠNG
- Chương 7: THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI
- Chương 8: KỶ LUẬT LAO ĐỘNG, TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT
- Chương 9: AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG
- Chương 10: NHỮNG QUY ĐỊNH RIÊNG ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ
- Chương 11: NHỮNG QUY ĐỊNH RIÊNG ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN
- Chương 12: BẢO HIỂM XÃ HỘI
- Chương 13: CÔNG ĐOÀN
- Chương 14: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG
- Chương 15: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LAO ĐỘNG
- Chương 16: XỬ PHẠT VI PHẠM PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG
- Chương 17: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Chương 7:
THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI
Mục I: THỜI GIỜ LÀM VIỆC
Điều 68
1-
Thời giờ làm việc không quá 8 giờ trong một ngày hoặc 48 giờ trong một
tuần. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo
ngày hoặc tuần, nhưng phải thông báo trước cho người lao động biết.
2-
Thời giờ làm việc hàng ngày được rút ngắn từ một đến hai giờ đối với
những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban
hành.
*Điều 69
Người
sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận làm thêm giờ,
nhưng không quá bốn giờ trong một ngày, 200 giờ trong một năm, trừ một
số trường hợp đặc biệt được làm thêm không được quá 300 giờ trong một
năm do Chính phủ quy định, sau khi tham khảo ý kiến của Tổng liên đoàn
lao động Việt Nam và đại diện của người sử dụng lao động.
Điều 70. Thời giờ làm việc ban đêm tính từ 22 giờ đến 6 giờ hoặc từ 21 giờ đến 5 giờ, tuỳ theo vùng khí hậu do Chính phủ quy định.
Mục II: THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI
Điều 71.
1- Người lao động làm việc 8 giờ liên tục thì được nghỉ ít nhất nửa giờ, tính vào giờ làm việc.
2- Người làm ca đêm được nghỉ giữa ca ít nhất 45 phút, tính vào giờ làm việc.
3- Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca khác.
Điều 72.
1- Mỗi tuần người lao động được nghỉ ít nhất một ngày (24 giờ liên tục).
2- Người sử dụng lao động có thể sắp xếp ngày nghỉ hàng tuần vào chủ nhật hoặc vào một ngày cố định khác trong tuần.
3-
Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hàng tuần
thì người sử dụng lao động phải bảo đảm cho người lao động được nghỉ
tính bình quân một tháng ít nhất là bốn ngày.
***Điều 73
Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương những ngày lễ sau đây:
- Tết dương lịch: một ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch).
- Tết âm lịch: bốn ngày (một ngày cuối năm và ba ngày đầu năm âm lịch).
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: một ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
- Ngày Chiến thắng: một ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch).
- Ngày Quốc tế lao động: một ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch).
- Ngày Quốc khánh: một ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch).
Nếu những ngày nghỉ nói trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày tiếp theo.
Điều 74.
1-
Người lao động có 12 tháng làm việc tại một doanh nghiệp hoặc với một
người sử dụng lao động thì được nghỉ hàng năm, hưởng nguyên lương theo
quy định sau đây:
a) 12 ngày làm việc, đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b)
14 ngày làm việc, đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm hoặc làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt và đối
với người dưới 18 tuổi;
c)
16 ngày làm việc, đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc
hại, nguy hiểm; người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ở
những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt.
2- Thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hàng năm do Chính phủ quy định.
Điều 75. Số
ngày nghỉ hàng năm được tăng thêm theo thâm niên làm việc tại một doanh
nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động, cứ năm năm được nghỉ thêm
một ngày.
Điều 76.
1-
Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hàng năm sau khi
tham khảo ý kiến của Ban chấp hành công đoàn cơ sở và phải thông báo
trước cho mọi người trong doanh nghiệp.
2-
Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ
hàng năm thành nhiều lần. Người làm việc ở nơi xa xôi hẻo lánh, nếu có
yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ của hai năm để nghỉ một lần; nếu nghỉ gộp
ba năm một lần thì phải được người sử dụng lao động đồng ý.
3-
Người lao động do thôi việc hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hàng
năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm, thì được trả lương những
ngày chưa nghỉ.
Điều 77.
1-
Khi nghỉ hàng năm, người lao động được ứng trước một khoản tiền ít nhất
bằng tiền lương của những ngày nghỉ. Tiền tàu xe và tiền lương của
người lao động trong những ngày đi đường do hai bên thoả thuận.
2-
Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hàng năm
được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc và có thể được
thanh toán bằng tiền.
Mục III: NGHỈ VỀ VIỆC RIÊNG, NGHỈ KHÔNG HƯỞNG LƯƠNG
Điều 78. Người lao động được nghỉ về việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:
1- Kết hôn, nghỉ ba ngày;
2- Con kết hôn, nghỉ một ngày;
3- Bố mẹ (cả bên chồng và bên vợ) chết, vợ hoặc chồng chết, con chết, nghỉ ba ngày.
Điều 79. Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Mục IV: THỜI GIỜ LÀM VIỆC VÀ THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI ĐỐI VỚI NGƯỜI LÀM CÁC CÔNG VIỆC CÓ TÍNH CHẤT ĐẶC BIỆT
Điều 80. Thời
giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi của những người làm việc trên biển,
trong hầm mỏ và làm các công việc có tính chất đặc biệt khác do Chính
phủ quy định.
Điều 81. Thời
giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi của những người làm hợp đồng không
trọn ngày, không trọn tuần, làm khoán do người lao động và người sử dụng
lao động thoả thuận.
Ghi chú:
Ghi chú:
- Những Chương, Điều, khoản có dấu * được sửa đổi, bổ sung năm 2002
- Những Chương, Điều, khoản có dấu ** được sửa đổi, bổ sung năm 2006
- Những Chương, Điều, khoản có dấu *** được sửa đổi, bổ sung năm 2007
0 nhận xét