- Chương 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
- Chương 2: VIỆC LÀM
- Chương 3: HỌC NGHỀ
- Chương 4: HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
- Chương 5: THOẢ ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ
- Chương 6: TIỀN LƯƠNG
- Chương 7: THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI
- Chương 8: KỶ LUẬT LAO ĐỘNG, TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT
- Chương 9: AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG
- Chương 10: NHỮNG QUY ĐỊNH RIÊNG ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ
- Chương 11: NHỮNG QUY ĐỊNH RIÊNG ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN
- Chương 12: BẢO HIỂM XÃ HỘI
- Chương 13: CÔNG ĐOÀN
- Chương 14: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG
- Chương 15: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LAO ĐỘNG
- Chương 16: XỬ PHẠT VI PHẠM PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG
- Chương 17: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Chương 8:
KỶ LUẬT LAO ĐỘNG, TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT
Điều 82.
1-
Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công
nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh thể hiện trong nội quy lao động.
Nội
quy lao động không được trái với pháp luật lao động và pháp luật khác.
Doanh nghiệp sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải có nội quy lao
động bằng văn bản.
2-
Trước khi ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải tham
khảo ý kiến của Ban chấp hành công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp.
3-
Người sử dụng lao động phải đăng ký bản nội quy lao động tại cơ quan
quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Nội
quy lao động có hiệu lực, kể từ ngày được đăng ký. Chậm nhất là 10 ngày,
kể từ ngày nhận được bản nội quy lao động, cơ quan quản lý nhà nước về
lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải thông báo việc đăng
ký. Nếu hết thời hạn trên mà không có thông báo, thì bản nội quy lao
động đương nhiên có hiệu lực.
Điều 83.
1- Nội quy lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi;
b) Trật tự trong doanh nghiệp;
c) An toàn lao động, vệ sinh lao động ở nơi làm việc;
d) Việc bảo vệ tài sản và bí mật công nghệ, kinh doanh của doanh nghiệp;
đ) Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động, các hình thức xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất.
2-
Nội quy lao động phải được thông báo đến từng người và những điểm chính
phải được niêm yết ở những nơi cần thiết trong doanh nghiệp.
Điều 84.
*1- Người vi phạm kỷ luật lao động, tuỳ theo mức độ phạm lỗi, bị xử lý theo một trong những hình thức sau đây:
a) Khiển trách;
b)
Kéo dài thời hạn nâng lương không quá sáu tháng hoặc chuyển làm công
việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa là sáu tháng hoặc
cách chức;
c) Sa thải.
2- Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
*Điều 85
1- Hình thức xử lý kỷ luật sa thải chỉ được áp dụng trong những trường hợp sau đây:
a)
Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ,
kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản,
lợi ích của doanh nghiệp;
b)
Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương, chuyển làm
công việc khác mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử
lý kỷ luật cách chức mà tái phạm;
c)
Người lao động tự ý bỏ việc năm ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20
ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng.
2-
Sau khi sa thải người lao động, người sử dụng lao động phải báo cho cơ
quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
biết.
Điều 86. Thời
hiệu để xử lý vi phạm kỷ luật lao động tối đa là ba tháng, kể từ ngày
xảy ra vi phạm, trường hợp đặc biệt cũng không được quá sáu tháng.
Điều 87.
1- Khi tiến hành việc xử lý vi phạm kỷ luật lao động, người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động.
2- Người lao động có quyền tự bào chữa hoặc nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác bào chữa.
3-
Khi xem xét xử lý kỷ luật lao động phải có mặt đương sự và phải có sự
tham gia của đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp.
4- Việc xem xét xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.
*Điều 88
1-
Người bị khiển trách sau ba tháng và người bị xử lý kỷ luật kéo dài
thời hạn nâng lương hoặc chuyển làm công việc khác sau sáu tháng, kể từ
ngày bị xử lý, nếu không tái phạm thì đương nhiên được xoá kỷ luật.
2-
Người bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc chuyển làm công
việc khác sau khi chấp hành được một nửa thời hạn, nếu sửa chữa tiến
bộ, thì được người sử dụng lao động xét giảm thời hạn.
Điều 89. Người
lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt
hại cho tài sản của doanh nghiệp thì phải bồi thường theo quy định của
pháp luật về thiệt hại đã gây ra. Nếu gây thiệt hại không nghiêm trọng
do sơ suất, thì phải bồi thường nhiều nhất ba tháng lương và bị khấu trừ
dần vào lương theo quy định tại Điều 60 của Bộ luật này.
Điều 90. Người
lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, làm mất các tài sản khác do doanh
nghiệp giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì tuỳ trường
hợp phải bồi thường thiệt hại một phần hay toàn bộ theo thời giá thị
trường; trong trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường
theo hợp đồng trách nhiệm; trong trường hợp bất khả kháng thì không phải
bồi thường.
Điều 91. Trình
tự, thủ tục xử lý việc bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 89 và
Điều 90 được áp dụng như quy định tại Điều 86 và Điều 87 của Bộ luật
này.
Điều 92.
1-
Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao
động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp, nếu xét thấy để
người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh, sau
khi tham khảo ý kiến của Ban chấp hành công đoàn cơ sở.
2-
Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc
biệt cũng không được quá ba tháng. Trong thời gian đó, người lao động
được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.
Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người lao động phải được tiếp tục làm việc.
3- Nếu có lỗi mà bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền đã tạm ứng.
4-
Nếu người lao động không có lỗi thì người sử dụng lao động phải trả đủ
tiền lương và phụ cấp lương trong thời gian tạm đình chỉ công việc.
Điều 93. Người
bị xử lý kỷ luật lao động, bị tạm đình chỉ công việc hoặc phải bồi
thường theo chế độ trách nhiệm vật chất nếu thấy không thoả đáng, có
quyền khiếu nại với người sử dụng lao động, với cơ quan có thẩm quyền
hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự do pháp luật
quy định.
Điều 94. Khi
cơ quan có thẩm quyền kết luận về quyết định xử lý của người sử dụng
lao động là sai, thì người sử dụng lao động phải huỷ bỏ quyết định đó,
xin lỗi công khai, khôi phục danh dự và mọi quyền lợi vật chất cho người
lao động.
Ghi chú:
- Những Chương, Điều, khoản có dấu * được sửa đổi, bổ sung năm 2002
- Những Chương, Điều, khoản có dấu ** được sửa đổi, bổ sung năm 2006
- Những Chương, Điều, khoản có dấu *** được sửa đổi, bổ sung năm 2007
0 nhận xét