Ảnh mang tính minh hoạ - Nguồn Internet |
Bộ Luật Lao động năm 1994 sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007
- Chương 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
- Chương 2: VIỆC LÀM
- Chương 3: HỌC NGHỀ
- Chương 4: HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
- Chương 5: THOẢ ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ
- Chương 6: TIỀN LƯƠNG
- Chương 7: THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI
- Chương 8: KỶ LUẬT LAO ĐỘNG, TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT
- Chương 9: AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG
- Chương 10: NHỮNG QUY ĐỊNH RIÊNG ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ
- Chương 11: NHỮNG QUY ĐỊNH RIÊNG ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN
- Chương 12: BẢO HIỂM XÃ HỘI
- Chương 13: CÔNG ĐOÀN
- Chương 14: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG
- Chương 15: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LAO ĐỘNG
- Chương 16: XỬ PHẠT VI PHẠM PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG
- Chương 17: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Chương 12:
BẢO HIỂM XÃ HỘI
Điều 140.
*1-
Nhà nước quy định chính sách bảo hiểm xã hội nhằm từng bước mở rộng và
nâng cao việc bảo đảm vật chất, chăm sóc, phục hồi sức khoẻ, góp phần ổn
định đời sống cho người lao động và gia đình trong các trường hợp người
lao động ốm đau, thai sản, hết tuổi lao động, chết, bị tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, gặp rủi ro hoặc các khó khăn khác.
Chính
phủ quy định cụ thể việc đào tạo lại đối với người lao động thất
nghiệp, tỷ lệ đóng bảo hiểm thất nghiệp, điều kiện và mức trợ cấp thất
nghiệp, việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
2-
Các loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc tự nguyện được áp dụng đối
với từng loại đối tượng và từng loại doanh nghiệp để bảo đảm cho người
lao động được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội thích hợp.
*Điều 141
1-
Loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc được áp dụng đối với doanh nghiệp,
cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động làm việc theo hợp đồng lao động có
thời hạn từ đủ ba tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời
hạn. ở những doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức này, người sử dụng lao
động, người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều
149 của Bộ luật này và người lao động được hưởng các chế độ trợ cấp bảo
hiểm xã hội ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu
trí và tử tuất.
2-
Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới
ba tháng thì các khoản bảo hiểm xã hội được tính vào tiền lương do
người sử dụng lao động trả theo quy định của Chính phủ, để người lao
động tham gia bảo hiểm xã hội theo loại hình tự nguyện hoặc tự lo liệu
về bảo hiểm. Khi hết hạn hợp đồng lao động mà người lao động tiếp tục
làm việc hoặc giao kết hợp đồng lao động mới, thì áp dụng chế độ bảo
hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 142.
1- Khi ốm đau, người lao động được khám bệnh và điều trị tại các cơ sở y tế theo chế độ bảo hiểm y tế.
2-
Người lao động ốm đau có giấy chứng nhận của thầy thuốc cho nghỉ việc
để chữa bệnh tại nhà hoặc điều trị tại bệnh viện thì được trợ cấp ốm đau
do quỹ bảo hiểm xã hội trả.
Mức trợ cấp ốm đau phụ thuộc điều kiện làm việc, mức và thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội do Chính phủ quy định.
Điều 143.
1-
Trong thời gian người lao động nghỉ việc để chữa trị vì tai nạn lao
động hoặc bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động phải trả đủ lương và
chi phí cho người lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 107 của Bộ
luật này.
Sau
khi điều trị, tuỳ theo mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp, người lao động được giám định và xếp hạng
thương tật để hưởng trợ cấp một lần hoặc hàng tháng do quỹ bảo hiểm xã
hội trả.
2-
Trong thời gian làm việc, nếu người lao động bị chết do tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp, thì thân nhân được nhận chế độ tử tuất theo quy
định tại Điều 146 của Bộ luật này và được quỹ bảo hiểm xã hội trợ cấp
thêm một lần bằng 24 tháng tiền lương tối thiểu theo quy định của Chính
phủ.
*Điều 144
1-
Trong thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại Điều 114 của Bộ luật
này, người lao động nữ đã đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp bảo hiểm xã
hội bằng 100% tiền lương và được trợ cấp thêm một tháng lương.
2- Các chế độ khác của người lao động nữ được áp dụng theo quy định tại Điều 117 của Bộ luật này.
Điều 145.
1-
Người lao động được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng khi có đủ điều kiện
về tuổi đời và thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội như sau:
a)
Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi. Tuổi đời được hưởng chế độ hưu trí của
những người làm các công việc nặng nhọc, độc hại hoặc làm việc ở vùng
cao, biên giới, hải đảo và một số trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ
quy định;
b) Đã đóng bảo hiểm xã hội 20 năm trở lên.
*1a-
Lao động nữ đủ 55 tuổi và đủ 25 năm đóng bảo hiểm xã hội, lao động nam
đủ 60 tuổi và đủ 30 năm đóng bảo hiểm xã hội được hưởng cùng tỷ lệ lương
hưu hàng tháng tối đa do Chính phủ quy định.
2-
Trường hợp người lao động không đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều
này, nhưng nếu có một trong các điều kiện sau đây thì cũng được hưởng
chế độ hưu trí hàng tháng với mức thấp hơn:
a)
Người lao động đủ điều kiện về tuổi đời quy định tại điểm a khoản 1
Điều này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội nhưng ít nhất đã có đủ
15 năm đóng bảo hiểm xã hội;
b)
Người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội 20 năm trở lên chưa đủ điều kiện
về tuổi đời nhưng ít nhất đã đủ 50 tuổi đối với nam, 45 tuổi đối với nữ
mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;
c)
Người lao động làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại theo quy
định của Chính phủ, đã đóng bảo hiểm xã hội từ 20 năm trở lên mà bị suy
giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
3-
Người lao động không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí hàng tháng theo
quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, thì được hưởng trợ cấp một
lần.
4-
Mức hưởng chế độ hưu trí hàng tháng và trợ cấp một lần quy định tại các
khoản 1, khoản 1a, khoản 2, khoản 3 Điều này, phụ thuộc vào mức và thời
gian đã đóng bảo hiểm xã hội do Chính phủ quy định.
Điều 146.
1-
Người lao động đang làm việc, người hưởng chế độ hưu trí, hưởng trợ cấp
hàng tháng về mất sức lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, khi
chết thì người lo việc mai táng được nhận tiền mai táng do Chính phủ
quy định.
2-
Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người đã đóng bảo
hiểm xã hội 15 năm trở lên, người hưởng chế độ hưu trí hàng tháng, chế
độ trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp hàng tháng, khi chết
nếu có con chưa đủ 15 tuổi, vợ (hoặc chồng), bố, mẹ đã hết tuổi lao động
mà khi còn sống người đó đã trực tiếp nuôi dưỡng, thì những thân nhân
này được hưởng chế độ tuất hàng tháng. Trường hợp người chết không có
thân nhân đủ điều kiện hưởng chế độ tuất hàng tháng hoặc chưa đóng bảo
hiểm xã hội đủ 15 năm, thì gia đình được hưởng chế độ tuất một lần nhưng
không quá 12 tháng lương hoặc trợ cấp đang hưởng.
3-
Người hưởng chế độ hưu trí, chế độ trợ cấp mất sức lao động, chế độ trợ
cấp tai nạn lao động hạng 1, hạng 2 hoặc bệnh nghề nghiệp hạng 1, hạng 2
trước ngày ban hành Bộ luật này, thì thực hiện chế độ tử tuất theo quy
định tại Điều này.
Điều 147.
1-
Thời gian làm việc của người lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước
trước ngày Bộ luật này có hiệu lực, nếu chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc
trợ cấp một lần do quỹ bảo hiểm xã hội trả, thì được tính là thời gian
đã đóng bảo hiểm xã hội.
2-
Quyền lợi bảo hiểm của những người đang hưởng chế độ hưu trí, hưởng trợ
cấp hàng tháng về mất sức lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
và tiền tuất trước ngày Bộ luật này có hiệu lực vẫn được ngân sách Nhà
nước tiếp tục bảo đảm và được điều chỉnh phù hợp với chế độ bảo hiểm xã
hội hiện hành.
Điều 148
Các
doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp có trách
nhiệm tham gia các loại hình bảo hiểm xã hội, phù hợp với đặc điểm sản
xuất và sử dụng lao động trong từng ngành theo quy định của Chính phủ.
*Điều 149
1- Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành từ các nguồn sau đây:
a) Người sử dụng lao động đóng bằng 15% so với tổng quỹ tiền lương;
b) Người lao động đóng bằng 5% tiền lương;
c) Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm để bảo đảm thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động;
d) Tiền sinh lời của quỹ;
đ) Các nguồn khác.
2-
Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý thống nhất, dân chủ và công khai theo
chế độ tài chính của Nhà nước, hạch toán độc lập và được Nhà nước bảo
hộ. Quỹ bảo hiểm xã hội được thực hiện các biện pháp để bảo tồn giá trị
và tăng trưởng theo quy định của Chính phủ.
Điều 150. Chính
phủ ban hành Điều lệ bảo hiểm xã hội, thành lập hệ thống tổ chức bảo
hiểm xã hội, ban hành Quy chế về tổ chức, hoạt động của Quỹ bảo hiểm xã
hội với sự tham gia của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam.
Điều 151.
1- Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội được nhận các khoản trợ cấp về bảo hiểm xã hội đầy đủ, thuận tiện và đúng thời hạn.
*2- Tranh chấp về bảo hiểm xã hội:
a) Tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động được giải quyết theo các quy định tại Chương XIV của Bộ luật này;
b)
Tranh chấp giữa người lao động đã nghỉ việc theo chế độ với người sử
dụng lao động hoặc với cơ quan bảo hiểm xã hội, giữa người sử dụng lao
động với cơ quan bảo hiểm xã hội do hai bên thoả thuận; nếu không thoả
thuận được thì do Toà án nhân dân giải quyết.
Điều 152. Nhà nước khuyến khích người lao động, công đoàn, người sử dụng lao động và các tổ chức xã hội khác lập các quỹ tương trợ xã hội.
Ghi chú:
Ghi chú:
- Những Chương, Điều, khoản có dấu * được sửa đổi, bổ sung năm 2002
- Những Chương, Điều, khoản có dấu ** được sửa đổi, bổ sung năm 2006
- Những Chương, Điều, khoản có dấu *** được sửa đổi, bổ sung năm 2007
0 nhận xét