Ảnh mang tính minh hoạ |
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
---------- |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
QUY
ĐỊNH
Quản lý thu
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
quản lý sổ bảo
hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế
(Ban hành kèm theo Quyết định
số 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam)
MỤC LỤC
Chương I - QUY ĐỊNH CHUNGChương II - ĐỐI TƯỢNG, MỨC ĐÓNG VÀ PHƯƠNG THỨC ĐÓNG
Mục 1 - BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC
Mục 2 - BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN
Mục 3 - BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
Mục 4 - BẢO HIỂM Y TẾ
Chương III - HỒ SƠ VÀ THỜI HẠN GIẢI QUYẾT
Mục 1 - ĐỐI TƯỢNG CÙNG ĐÓNG BHXH BẮT BUỘC, BHYT
Mục 2 - ĐỐI TƯỢNG CHỈ THAM GIA BHXH
Mục 3 - ĐỐI TƯỢNG CHỈ THAM GIA BHYT
Mục 4 - CẤP LẠI, ĐỔI SỔ BHXH, THẺ BHYT VÀ ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG ĐÃ GHI TRÊN SỔ BHXH
Mục 5 - THỜI HẠN GIẢI QUYẾT
Chương IV - QUY TRÌNH THU; CẤP SỔ BHXH, THẺ BHYT
Mục 1 - QUY TRÌNH THU; CẤP SỔ BHXH, THẺ BHYT LẦN ĐẦU
Mục 2 - QUY TRÌNH CẤP LẠI, ĐIỀU CHỈNH SỔ BHXH VÀ ĐỔI THẺ BHYT CÓ THAY ĐỔI THÔNG TIN
Mục 3 - QUY TRÌNH CẤP LẠI SỔ BHXH, THẺ BHYT KHÔNG PHẢI THAY ĐỔI THÔNG TIN
Chương V - QUẢN LÝ THU, CẤP SỔ BHXH, THẺ BHYT
Mục I - KẾ HOẠCH THU, CẤP PHÁT PHÔI SỔ BHXH, PHÔI THẺ BHYT
Mục 2 - QUẢN LÝ THU
Mục 3 - QUẢN LÝ PHÔI , CẤP PHÔI SỔ BHXH, PHÔI THẺ BHYT
Mục 4 - CẤP VÀ QUẢN LÝ SỔ BHXH
Mục 5 - CẤP VÀ QUẢN LÝ THẺ BHYT
Mục 6 - KIỂM TRA TẠI ĐƠN VỊ THAM GIA BHXH, BHYT
Chương VI - HỆ THỐNG CHỨNG TỪ, SỔ SÁCH, BIỂU MẪU VÀ CHẾ ĐỘ THÔNG TIN BÁO CÁO
Chương VII - TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Chương
III
HỒ SƠ VÀ THỜI HẠN GIẢI
QUYẾT
Mục
1
ĐỐI TƯỢNG CÙNG ĐÓNG BHXH
BẮT BUỘC, BHYT
Điều
17. Đăng ký tham gia đối với đơn vị
tham gia lần đầu, đơn vị di chuyển
từ địa bàn tỉnh, thành phố khác đến
1. Thành phần hồ sơ:
1.1. Đơn vị:
1.1.1. Bản sao Quyết định
thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh hoặc Giấy phép hoạt động.
1.1.2. Hai (02) bản danh sách lao
động tham gia BHXH, BHYT (mẫu D02-TS).
1.1.3. Đối với đơn
vị đăng ký đóng hằng quý hoặc 6 tháng
một lần: văn bản đăng ký phương
thức đóng của đơn vị (mẫu D01-TS), kèm
theo:
a) Phương án sản xuất, kinh
doanh của đơn vị;
b) Phương thức trả
lương cho người lao động.
1.2. Người lao động: Tờ
khai tham gia BHXH, BHYT (mẫu A01-TS), kèm theo 02 ảnh màu cỡ
3 x 4 cm (01 ảnh dán trên tờ khai tham gia BHXH, BHYT; 01 ảnh
lưu cùng hồ sơ tham gia để xây dựng cơ
sở dữ liệu).
Đối với người đã
hưởng BHXH một lần nhưng chưa hưởng
BHTN: thêm giấy xác nhận thời gian đóng BHTN chưa
hưởng BHTN do cơ quan BHXH nơi giải quyết BHXH
một lần cấp.
Đối với người
được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn
(người có công…): thêm bản sao giấy tờ liên quan
(kèm theo bản chính) để chứng minh.
2. Số lượng hồ sơ: 01
bộ.
Điều 18. Báo
tăng lao động.
1. Thành phần hồ sơ:
1.1. Đơn vị: 02 bản danh sách
lao động tham gia BHXH, BHYT (mẫu D02-TS).
1.2. Người lao động:
tương tự quy định tại Điểm 1.2,
Khoản 1 Điều 17.
2. Số lượng hồ sơ: 01
bộ.
Điều
19. Báo giảm lao động và xác nhận sổ BHXH
đối với các trường hợp ngừng việc
Các trường hợp người
lao động di chuyển nơi tham gia BHXH, BHYT;
ngừng việc, chuyển công tác, nghỉ hưởng
chế độ BHXH, BHTN....:
1. Thành phần hồ sơ:
1.1. Đơn vị:
a) Văn bản đề nghị
(mẫu D01b-TS).
b) Hai (02) bản danh sách
lao động tham gia BHXH, BHYT (mẫu D02-TS).
1.2. Người lao động
a) Bản sao quyết định
chấm dứt hợp đồng lao động, hợp
đồng làm việc, thuyên chuyển, nghỉ việc
hưởng chế độ hoặc hợp đồng
lao động, hợp đồng làm việc vừa
hết thời hạn.
b) Sổ BHXH.
c) Thẻ BHYT còn thời hạn sử
dụng (trừ trường hợp chết).
2. Số lượng hồ sơ: 01
bộ.
Điều
20. Thay đổi lao động, mức đóng và xác
nhận sổ BHXH đối với đơn vị thay
đổi pháp nhân, chuyển quyền sở hữu, sáp
nhập
1. Thành phần hồ sơ:
1.1. Đơn vị
a) Văn bản đề nghị
(mẫu D01b-TS).
b) Bản sao Quyết định
hoặc văn bản về việc thay đổi pháp
nhân, chuyển quyền sở hữu, sáp nhập.
c) Hai (02) bản danh sách
lao động tham gia BHXH, BHYT (mẫu D02-TS).
1.2. Người lao động: sổ
BHXH.
2. Số lượng hồ sơ: 01
bộ.
Điều 21.
Giải quyết ngừng đóng đối với
đơn vị bị giải thể, phá sản, di
chuyển khỏi địa bàn
1. Thành phần hồ sơ:
1.1. Đơn vị:
a) Văn bản đề nghị
(mẫu D01b-TS).
b) Bản sao quyết định
hoặc văn bản của cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền về việc giải thể, phá sản,
chấm dứt hoạt động.
c) Hai (02) bản danh sách
lao động tham gia BHXH, BHYT (mẫu D02-TS)
1.2. Người lao động
a) Sổ BHXH.
b) Thẻ BHYT còn thời hạn sử
dụng (trừ trường hợp chết).
2. Số lượng hồ sơ: 01
bộ.
Điều
22. Thay đổi điều kiện đóng,
căn cứ đóng và mức đóng
1. Người lao
động thay đổi một trong các yếu tố:
tiền lương, tiền công, phụ cấp đóng
BHXH; chức vụ, chức danh nghề, điều kiện
công việc, nơi làm việc; mức đóng BHXH bắt
buộc, BHYT, BHTN; điều chỉnh tiền lương
đã đóng BHXH:
1.1. Thành phần hồ sơ:
a) Đơn vị: 02
bản danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT (mẫu D02-TS).
b) Người lao động
(trường hợp điều chỉnh tiền
lương đã đóng BHXH của thời gian
trước): bản sao quyết định về tiền
lương hoặc hợp đồng lao động, hợp
đồng làm việc tương ứng thời gian đề
nghị điều chỉnh.
1.2. Số lượng hồ sơ: 01
bộ
2. Người lao động nghỉ
việc hưởng chế độ ốm đau, thai
sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng và không
hưởng tiền lương, tiền công tháng.
2.1. Thành phần hồ sơ:
Đơn vị: 02
bản danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT (mẫu D02-TS).
2.2. Số lượng hồ sơ: 01
bộ
Điều 23.
Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử
tuất
1. Thành phần hồ sơ:
1.1. Văn bản đề nghị
của đơn vị (mẫu D01b-TS).
1.2. Hai (02) bản danh
sách lao động tham gia BHXH, BHYT (mẫu D02-TS).
1.3. Quyết định cho phép
đơn vị được tạm dừng đóng vào
quỹ hưu trí và tử tuất của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền:
a) Đối với các tổ chức
kinh tế do Thủ tướng Chính phủ thành lập:
Quyết định của Thủ tướng Chính
phủ;
b) Đối với đơn vị
do các bộ, ngành, cơ quan trung ương quản lý:
Quyết định của Bộ trưởng Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội;
c) Đối với đơn vị
thuộc địa phương quản lý: Quyết
định của Thủ trưởng Cơ quan quản
lý nhà nước về bảo hiểm xã hội cấp
tỉnh.
2. Số lượng hồ sơ: 01
bộ.
Điều 24. Truy thu
1. Truy thu các trường hợp vi
phạm quy định của pháp luật về đóng
BHXH, BHYT:
1.1. Thành phần hồ sơ:
1.1.1. Đơn vị:
a) Văn bản đề nghị
(mẫu D01b-TS).
b) Hai (02) bản danh sách
lao động tham gia BHXH, BHYT (mẫu D02-TS).
c) Bảng thanh toán tiền lương,
tiền công của đơn vị tương ứng
thời gian truy thu.
d) Biên bản và Quyết định xử lý vi phạm
hành chính về BHXH, BHYT, BHTN của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền (nếu có).
1.1.2. Người lao động:
tương tự quy định tại Điểm 1.2,
Khoản 2 Điều 17.
1.2. Số lượng hồ sơ: 01
bộ.
2. Truy thu do điều chỉnh
tiền lương, tiền công đã đóng BHXH của
người lao động.
2.1. Thành phần hồ sơ:
a) Đơn vị:
- Văn bản đề nghị
(mẫu D01b-TS).
- Hai (02) bản danh sách
lao động tham gia BHXH, BHYT (mẫu D02-TS).
b) Người lao động: như quy định tại
Tiết b, Điểm 1.1, Khoản 1 Điều 22.
2.2. Số lượng hồ sơ: 01
bộ.
3. Truy thu trường hợp hết
thời hạn được
tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử
tuất theo quy định của Luật BHXH.
3.1. Thành phần hồ sơ:
Đơn vị:
- Văn bản đề nghị (mẫu
D01b-TS).
- Hai (02) bản danh sách lao
động tham gia BHXH, BHYT (mẫu D02-TS).
3.2. Số lượng hồ sơ: 01
bộ.
4. Truy thu BHXH đối với người lao động có thời hạn ở nước ngoài quy định tại Điểm 5.2, Khoản 5 Điều 7 sau khi về nước.
4.1. Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị của người lao động (mẫu D01-TS).
- Bản sao hợp đồng lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, hợp đồng được gia hạn hoặc được ký mới ngay tại nước tiếp nhận lao động.
- Sổ BHXH.
4.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Truy thu BHXH đối với người lao động có thời hạn ở nước ngoài quy định tại Điểm 5.2, Khoản 5 Điều 7 sau khi về nước.
4.1. Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị của người lao động (mẫu D01-TS).
- Bản sao hợp đồng lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, hợp đồng được gia hạn hoặc được ký mới ngay tại nước tiếp nhận lao động.
- Sổ BHXH.
4.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
5. Các trường hợp truy thu khác: BHXH
Việt Nam hướng dẫn từng trường
hợp cụ thể.
Điều 25. Hoàn trả
Đơn vị giải thể, phá
sản, chấm dứt hoạt động theo quy
định của pháp luật hoặc di chuyển nơi
đăng ký tham gia đã đóng thừa tiền BHXH, BHYT,
BHTN:
1. Thành phần hồ sơ:
Tương tự quy định tại
Khoản 1 Điều 21.
2. Số lượng hồ sơ: 01
bộ
Điều 26. Cấp, ghi
sổ BHXH cho người lao động có thời gian công
tác trước ngày 01/01/1995 và đối tượng theo
quy định tại Khoản 4, Điều 8 Thông tư
số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTBXH
1. Thành phần hồ
sơ.
1.1.
Người lao động làm việc thuộc khu vực
nhà nước, nghỉ chờ việc từ ngày 01/11/1987
đến trước ngày 01/01/1995 do doanh nghiệp, cơ
quan, tổ chức không sắp xếp, bố trí được
việc làm, chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc
BHXH một lần, tính đến ngày 31/12/1994 vẫn còn có
tên trong danh sách lao động của đơn vị và có
quyết định nghỉ chờ việc (không bao gồm
người bị kỷ luật buộc thôi việc hoặc
tự ý bỏ việc, bị phạt tù giam trước
ngày 01/01/1995, ra nước ngoài hoặc ở lại nước
ngoài không hợp pháp) nếu chưa được cấp
sổ BHXH thì được cơ quan BHXH cấp sổ
BHXH.
Hồ
sơ đề nghị cấp sổ BHXH của mỗi
người bao gồm:
a) Văn
bản đề nghị của đơn vị (mẫu
D01b-TS);
b) Tờ
khai tham gia BHXH, BHYT (mẫu A01-TS), kèm theo 02 ảnh màu cỡ
3 x 4 cm (01 ảnh dán trên tờ khai tham gia BHXH, BHYT; 01 ảnh
lưu cùng hồ sơ tham gia để xây dựng cơ sở
dữ liệu);
c) Lý lịch
gốc và lý lịch bổ sung (nếu có) của người
lao động, quyết định tiếp nhận, hợp
đồng lao động, các giấy tờ có liên quan khác
như: quyết định nâng bậc lương, quyết
định điều động hoặc quyết định
chuyển công tác, quyết định phục viên xuất
ngũ, chuyển ngành, giấy thôi trả lương;
d) Danh sách
của đơn vị có tên người lao động
đến ngày 31/12/1994 hoặc các giấy tờ xác định
người lao động có tên trong danh sách của
đơn vị đến ngày 31/12/1994;
đ) Quyết
định nghỉ chờ việc.
- Trường
hợp không có quyết định nghỉ chờ việc
thì phải có xác nhận bằng văn bản của thủ
trưởng đơn vị tại thời điểm lập
hồ sơ đề nghị cấp sổ BHXH, trong
đó đảm bảo người lao động có tên
trong danh sách của đơn vị tại thời điểm
có quyết định nghỉ chờ việc và chưa
hưởng các khoản trợ cấp một lần.
- Trường
hợp đơn vị đã giải thể thì do cơ
quan quản lý cấp trên trực tiếp xác nhận.
1.2. Người lao động thuộc
biên chế các cơ quan nhà nước, tổ chức chính
trị, tổ chức chính trị - xã hội, doanh
nghiệp nhà nước, đơn vị lực
lượng vũ trang, được đơn vị
cử đi công tác, học tập, làm việc có thời
hạn đã xuất cảnh hợp pháp ra nước
ngoài, đã về nước trước ngày 01/01/2007
nhưng không đúng hạn, theo quy định tại
Quyết định số 107/2007/QĐ-TTg ngày 13/7/2007
của Thủ tướng Chính phủ.
Hồ
sơ đề nghị cấp sổ BHXH của mỗi
người bao gồm:
1.2.1. Hồ
sơ của người đi lao động có thời hạn
ở nước ngoài theo Hiệp định của Chính
phủ và của người đi làm đội trưởng,
phiên dịch, cán bộ vùng do nước ngoài trả
lương bao gồm:
a) Văn
bản đề nghị của đơn vị (mẫu
D01b-TS);
b) Tờ
khai tham gia BHXH, BHYT (mẫu A01-TS), kèm theo 02 ảnh màu cỡ
3 x 4 cm (01 ảnh dán trên tờ khai tham gia BHXH, BHYT; 01 ảnh
lưu cùng hồ sơ tham gia để xây dựng cơ sở
dữ liệu).
c) Lý lịch
gốc, lý lịch bổ sung (nếu có), các giấy tờ
gốc có liên quan đến thời gian làm việc, tiền
lương của người lao động trước
khi đi làm việc ở nước ngoài; quyết định
tiếp nhận trở lại làm việc đối với
trường hợp người lao động về
nước và tiếp tục làm việc trước ngày
01/01/1995. Trường hợp không có Quyết định tiếp
nhận thì được thay thế bằng lý lịch do
người lao động khai khi được tiếp
nhận trở lại làm việc hoặc lý lịch của
người lao động khai có xác nhận của
đơn vị tiếp nhận.
d) Bản
chính “Thông báo chuyển trả” hoặc “Quyết định
chuyển trả” của Cục Hợp tác quốc tế về
lao động (nay là Cục Quản lý lao động ngoài
nước) cấp;
Trường
hợp không còn bản chính “Thông báo chuyển trả” hoặc
“Quyết định chuyển trả” thì phải có Giấy
xác nhận về thời gian đi hợp tác lao động
để giải quyết chế độ bảo hiểm
xã hội của Cục Quản lý lao động ngoài nước
trên cơ sở đơn đề nghị của người
lao động (theo mẫu số 1 và số 2 kèm theo Thông tư
số 24/2007/TT-BLĐTBXH ngày 09/11/2007 của Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội).
đ) Giấy
xác nhận chưa nhận chế độ trợ cấp
một lần, trợ cấp phục viên, xuất ngũ
sau khi về nước của cơ quan, đơn vị
trực tiếp quản lý người lao động
trước đi công tác, làm việc có thời gian ở
nước ngoài. Trường hợp cơ quan, đơn
vị đã giải thể thì cơ quan, đơn vị
quản lý cấp trên trực tiếp xác nhận.
1.2.2. Hồ
sơ của người đi làm việc ở nước
ngoài theo hình thức hợp tác trực tiếp giữa các Bộ,
địa phương của Nhà nước ta với các
tổ chức kinh tế của nước ngoài bao gồm:
a) Văn bản đề nghị của
đơn vị (mẫu D01b-TS);
b) Tờ
khai tham gia BHXH, BHYT (mẫu A01-TS), kèm theo 02 ảnh màu cỡ
3 x 4 cm (01 ảnh dán trên tờ khai tham gia BHXH, BHYT; 01 ảnh
lưu cùng hồ sơ tham gia để xây dựng cơ sở
dữ liệu);
c) Hồ sơ quy định tại Tiểu tiết c
và đ, Tiết 1.2.1, Điểm 1.2, Khoản 1 Điều
này;
d) Bản
chính Quyết định cử đi công tác, làm việc có
thời hạn ở nước ngoài hoặc bản sao Quyết
định trong trường hợp người lao động
được cử đi công tác, làm việc có thời
hạn ở nước ngoài bằng một Quyết định
chung cho nhiều người.
Trường
hợp không còn bản chính Quyết định cử
đi công tác, làm việc có thời hạn ở nước
ngoài thì được thay thế bằng bản sao Quyết
định có xác nhận của Bộ chủ quản
đối với người lao động làm việc ở
nước ngoài theo hình thức hợp tác do Bộ cử
đi hoặc xác nhận của Sở Lao động-
Thương binh và Xã hội địa phương đối
với người lao động do địa
phương cử đi.
Đối
với trường hợp không có Quyết định cử
đi công tác, làm việc, học tập, thực tập có
thời hạn ở nước ngoài thì phải có xác nhận
bằng văn bản của thủ trưởng cơ
quan, đơn vị cử người lao động,
trong đó ghi rõ thời gian người lao động
được cử đi công tác, làm việc, học tập,
thực tập có thời hạn ở nước ngoài và
phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về
nội dung xác nhận. Trường hợp cơ quan,
đơn vị cử đi không còn tồn tại thì
cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp xác nhận
và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội
dung xác nhận
1.2.3. Hồ
sơ của người đi học tập, thực tập
ở nước ngoài bao gồm:
a) Văn
bản đề nghị của đơn vị (mẫu
D01b-TS);
b) Tờ
khai tham gia BHXH, BHYT (mẫu A01-TS), kèm theo 02 ảnh màu cỡ
3 x 4 cm (01 ảnh dán trên tờ khai tham gia BHXH, BHYT; 01 ảnh
lưu ảnh lưu cùng hồ sơ tham gia để xây dựng
cơ sở dữ liệu);
c) Hồ sơ quy định tại Tiểu tiết c
và đ, Tiết 1.2.1, Điểm 1.2, Khoản 1 Điều
này;
d) Bản
chính Quyết định cử đi học tập, thực
tập có thời hạn ở nước ngoài hoặc bản
sao Quyết định trong trường hợp người
lao động được cử đi học tập,
thực tập có thời hạn ở nước ngoài bằng
một Quyết định chung cho nhiều người.
Trường
hợp không còn bản chính Quyết định cử
đi học tập, thực tập có thời hạn ở
nước ngoài thì được thay thế bằng bản
sao Quyết định có xác nhận của đơn vị
cử đi.
Đối
với trường hợp không có Quyết định cử
đi học tập, thực tập có thời hạn ở
nước ngoài thì phải có xác nhận bằng văn bản
của thủ trưởng cơ quan, đơn vị cử
người lao động, trong đó ghi rõ thời gian
người lao động được cử đi học
tập, thực tập có thời hạn ở nước
ngoài và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật
về nội dung xác nhận. Trường hợp cơ
quan, đơn vị cử đi không còn tồn tại thì
cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp xác nhận
và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội
dung xác nhận
1.2.4. Hồ
sơ của người đi làm chuyên gia theo Hiệp
định của Chính phủ bao gồm:
a) Văn
bản đề nghị của đơn vị (mẫu
D01b-TS);
b) Tờ
khai tham gia BHXH, BHYT (mẫu A01-TS), kèm theo 02 ảnh màu cỡ
3 x 4 cm (01 ảnh dán trên tờ khai tham gia BHXH, BHYT; 01 ảnh
lưu cùng hồ sơ tham gia để xây dựng cơ sở dữ liệu);
c) Hồ sơ quy định tại Tiểu tiết c
và đ, Tiết 1.2.1, Điểm 1.2, Khoản 1 Điều
này;
d) Bản
chính Quyết định cử đi làm chuyên gia ở
nước ngoài hoặc bản sao Quyết định
trong trường hợp người lao động
được cử đi làm chuyên gia bằng một Quyết
định chung cho nhiều người;
Trường
hợp không còn bản chính Quyết định cử
đi làm chuyên gia ở nước ngoài thì được
thay thế bằng bản sao Quyết định có xác nhận
của đơn vị cử đi.
Đối
với trường hợp không có Quyết định cử
đi làm chuyên gia có thời hạn ở nước ngoài
thì phải có xác nhận bằng văn bản của thủ
trưởng cơ quan, đơn vị cử người
lao động, trong đó ghi rõ thời gian người lao
động được cử đi làm chuyên gia có thời
hạn ở nước ngoài và phải chịu trách nhiệm
trước pháp luật về nội dung xác nhận.
Trường hợp cơ quan, đơn vị cử
đi không còn tồn tại thì cơ quan quản lý cấp
trên trực tiếp xác nhận và chịu trách nhiệm
trước pháp luật về nội dung xác nhận.
đ) Giấy
xác nhận của cơ quan quản lý chuyên gia về việc
đã hoàn thành nghĩa vụ đóng góp cho ngân sách nhà nước
và đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của
Nhà nước của chuyên gia trong thời gian làm việc ở
nước ngoài.
1.3. Cán bộ cấp xã giữ chức danh
khác theo quy định tại Khoản 4, Điều 8 Thông
tư số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTBXH.
Hồ sơ gồm:
a) Hai (02) bản danh sách lao
động tham gia BHXH, BHYT (mẫu D02-TS);
b) Tờ khai tham gia BHXH, BHYT (mẫu A01-TS),
kèm theo 02 ảnh màu cỡ 3 x 4 cm (01 ảnh dán trên tờ
khai tham gia BHXH, BHYT; 01 ảnh lưu cùng hồ sơ tham gia
để xây dựng cơ sở dữ liệu);
c) Các hồ sơ, giấy tờ liên quan
đến thời gian làm việc ở xã, phường
(Quyết định, lý lịch, danh sách trả sinh
hoạt phí...).
2. Số lượng hồ sơ: 01
bộ.
Mục 2
ĐỐI TƯỢNG CHỈ THAM GIA BHXH
Điều 27. Đối tượng
chỉ tham gia BHXH bắt buộc quy định tại
Điểm 1.8, 1.9, 1.10 và Tiết c, d, Điểm 1.11,
Khoản 1 Điều 4.
1. Đơn vị đóng cho người
lao động.
1.1. Thành phần hồ sơ:
1.1.1. Đơn vị: 02 bản danh sách lao
động tham gia BHXH, BHYT (mẫu D02-TS).
1.1.2. Người lao động: sổ
BHXH.
1.2. Số lượng hồ sơ: 01
bộ
2. Thân nhân của
người lao động chết tự đóng cho cơ
quan BHXH nơi cư trú.
2.1. Thành phần hồ sơ:
2.1.1. Sổ BHXH của người lao
động.
2.1.2. Đơn đề nghị của
thân nhân người lao động (mẫu D01-TS).
2.2. Số lượng hồ sơ: 01
bộ
3. Người lao động có thời
hạn ở nước ngoài tự đăng ký đóng BHXH.
3.1. Thành phần hồ sơ:
3.1.1. Đơn đề nghị của
người lao động (mẫu D01-TS).
3.1.2. Bản sao hợp đồng lao
động đi làm việc có thời hạn ở
nước ngoài hoặc hợp đồng được
gia hạn hoặc hợp đồng được ký
mới ngay tại nước tiếp nhận lao
động.
3.1.3. Sổ BHXH
3.2. Số lượng hồ sơ: 01
bộ
Điều 28. Đối
tượng tham gia BHXH tự nguyện
1. Đăng ký lần đầu hoặc
đăng ký lại sau thời gian dừng đóng:
1.1. Thành phần hồ sơ:
1.1.1. Tờ khai tham gia BHXH tự nguyện
(mẫu A02-TS) kèm theo 02 ảnh màu 3 x 4 cm (01 ảnh dán trên
tờ khai tham gia BHXH, BHYT; 01 ảnh lưu cùng hồ sơ
tham gia để xây dựng cơ sở dữ liệu);
1.1.2. Sổ BHXH đối với
người đã tham gia BHXH trước đó.
1.2. Số lượng hồ sơ: 01
bộ
2. Thay đổi mức đóng,
phương thức đóng.
2.1. Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị thay
đổi mức đóng, phương thức đóng
(mẫu D01-TS).
- Sổ BHXH.
2.2. Số lượng hồ sơ: 01
bộ
3. Hoàn trả tiền đóng.
Người tham gia BHXH tự nguyện đã đóng đủ số tiền theo phương thức đã đăng ký (quý hoặc 6 tháng), nhưng trong thời gian này chuyển sang tham gia BHXH bắt buộc hoặc chết.
3.1. Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị của người tham gia hoặc của thân nhân người tham gia trong trường hợp người tham gia chết (mẫu D01-TS).
- Sổ BHXH.
3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ
3. Hoàn trả tiền đóng.
Người tham gia BHXH tự nguyện đã đóng đủ số tiền theo phương thức đã đăng ký (quý hoặc 6 tháng), nhưng trong thời gian này chuyển sang tham gia BHXH bắt buộc hoặc chết.
3.1. Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị của người tham gia hoặc của thân nhân người tham gia trong trường hợp người tham gia chết (mẫu D01-TS).
- Sổ BHXH.
3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Mục 3
ĐỐI TƯỢNG CHỈ THAM GIA BHYT
Điều 29.
Đối tượng được Ngân sách nhà
nước hoặc quỹ BHXH đóng BHYT
1. Thành phần hồ
sơ: 02 bản danh sách người tham gia BHYT (mẫu
D03-TS).
Đối với
người được hưởng quyền lợi
BHYT cao hơn (như thương binh, người tham gia
kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ...): kèm theo giấy
tờ chứng minh.
Người đã hiến bộ phận
cơ thể: bản sao Giấy xác nhận hiến bộ
phận cơ thể.
2. Số lượng hồ sơ: 01
bộ
Điều 30. Đối
tượng được Ngân sách nhà nước hỗ
trợ đóng BHYT
1. Đăng ký tham gia
1.1. Thành phần hồ sơ: 02 bản danh
sách đối tượng tham gia BHYT (mẫu D03-TS).
1.2. Số lượng hồ sơ: 01
bộ
2. Hoàn trả tiền đóng
2.1. Người tham gia BHYT đã đóng
tiền nhưng bị chết trước khi thẻ BHYT
có giá trị sử dụng:
2.1.1. Thành phần hồ
sơ: đơn của thân nhân người tham gia (mẫu
D01-TS).
2.1.2. Số lượng hồ sơ: 01
bộ
2.2. Người tham gia BHYT đã đóng
tiền nhưng sau đó chuyển sang tham gia BHYT theo nhóm
đối tượng được Ngân sách nhà
nước đóng toàn bộ.
2.2.1. Thành phần hồ sơ:
- Đơn của người tham gia
(mẫu D01-TS).
- Thẻ BHYT có giá trị sử dụng
(nếu đã được cấp).
2.2.2. Số lượng hồ sơ: 01
bộ
Điều 31. Đối
tượng tự nguyện tham gia BHYT
1. Đăng ký đóng BHYT.
1.1. Thành phần hồ sơ:
1.1.1. Tờ khai tham gia BHYT (mẫu A03-TS).
1.1.2. Bản sao giấy
tờ chứng minh được hưởng quyền
lợi cao hơn (thương binh...).
Bản sao Sổ hộ khẩu hoặc
giấy đăng ký tạm trú đối với
trường hợp tham gia theo hộ gia đình
được giảm mức đóng BHYT.
1.2. Số lượng hồ sơ: 01
bộ
2. Hoàn trả tiền đóng
2.1. Người tham gia BHYT đã đóng
tiền nhưng bị chết trước khi thẻ BHYT
có giá trị sử dụng: hồ sơ tương tự
quy định tại Khoản 2 Điều 30.
2.2. Người tham gia BHYT đã đóng
tiền nhưng sau đó được tham gia theo nhóm
đối tượng khác: Hồ sơ tương tự
quy định tại Khoản 2 Điều 30.
Mục 4
CẤP LẠI, ĐỔI SỔ BHXH,
THẺ BHYT VÀ ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG
ĐÃ GHI TRÊN SỔ BHXH
Điều 32. Cấp lại,
đổi sổ BHXH
1. Do đơn vị làm mất hoặc
hỏng.
1.1. Thành phần hồ sơ:
a) Văn bản đề nghị của
đơn vị (mẫu D01b-TS), kèm theo danh sách người
lao động mất, hỏng sổ BHXH.
b) Biên bản xác định nguyên nhân
mất hoặc hỏng sổ BHXH.
c) Sổ BHXH (trường hợp
hỏng).
1.2. Số lượng hồ sơ: 01
bộ.
2. Do người tham gia làm mất hoặc
hỏng.
2.1. Thành phần hồ sơ:
2.1.1. Trường hợp nộp hồ
sơ trực tiếp cho cơ quan BHXH:
a) Đơn đề nghị của
người có sổ BHXH (mẫu D01-TS).
b) Sổ BHXH (trường hợp
hỏng).
2.1.2. Trường hợp nộp hồ
sơ thông qua đơn vị: hồ sơ như quy
định tại Tiết 2.1.1, Điểm 2.1, Khoản 2
Điều này và thêm văn bản đề nghị
của đơn vị (mẫu D01b-TS).
2.2. Số lượng hồ sơ: 01
bộ
3. Do thay đổi, cải chính họ tên,
ngày tháng năm sinh.
3.1. Thành phần hồ sơ:
3.1.1. Người tham gia BHXH tự
nguyện:
a) Đơn đề nghị của
người tham gia (mẫu D01-TS).
b) Sổ BHXH.
c) Hồ sơ, giấy tờ liên quan
đến việc điều chỉnh (hồ sơ
gốc, bản chính giấy khai sinh...).
3.1.2. Người tham gia BHXH bắt
buộc, BHTN: hồ sơ như quy định tại
Tiết 3.1.1, Điểm 3.1, Khoản 2 Điều này, kèm
theo:
a) Văn bản đề nghị (mẫu
D01b-TS) của đơn vị nơi đang làm việc
hoặc đơn vị quản lý trước khi
ngừng việc hoặc đơn vị quản lý
cấp trên trong trường hợp đơn vị cũ
đã phá sản, giải thể.
b) Văn bản đính chính các loại
hồ sơ, giấy tờ của đơn vị
quản lý và cơ quan có thẩm quyền.
3.2. Số lượng hồ sơ: 01
bộ
Điều 33. Cấp lại,
đổi thẻ BHYT
Thẻ BHYT được cấp lại
trong trường hợp bị mất; được
đổi trong các trường hợp bị rách hoặc
hỏng, thay đổi quyền lợi BHYT, thay đổi
nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu, thông
tin ghi trên thẻ không đúng và điều
chỉnh mức hưởng. Người
được cấp lại hoặc được
đổi thẻ do rách, hỏng phải nộp phí theo quy
định.
1. Do đơn vị làm mất, hỏng
hoặc kê khai không đúng.
1.1. Thành phần hồ sơ:
a) Văn bản đề nghị của
đơn vị (mẫu D01b-TS), kèm theo danh sách đối
tượng mất, hỏng thẻ.
b) Thẻ BHYT (hỏng, sai thông tin).
1.2. Số lượng hồ sơ: 01
bộ.
2. Do người tham gia BHYT
làm mất, hỏng hoặc thay đổi cơ sở khám
chữa bệnh ban đầu hoặc thông tin ghi trên
thẻ không đúng, điều chỉnh mức hưởng.
2.1. Thành phần hồ sơ:
2.1.1. Trường hợp nộp hồ
sơ trực tiếp cho cơ quan BHXH:
a) Đơn đề nghị cấp
lại, đổi thẻ (mẫu D01-TS).
b) Thẻ BHYT (hỏng, sai thông tin).
c) Bản sao giấy tờ liên quan
để thay đổi mức hưởng và thay
đổi thông tin trên thẻ BHYT.
2.1.2. Trường hợp nộp hồ
sơ thông qua đơn vị: hồ sơ như quy
định tại Tiết 2.1.1, Điểm 2.1, Khoản 2
Điều này và thêm văn bản đề nghị của
đơn vị (mẫu D01b-TS).
2.2. Số lượng hồ sơ: 01
bộ.
Điều 34. Điều
chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH
Sổ BHXH đã cấp
nhưng có sai sót về tiền lương, tiền công,
phụ cấp, mức đóng, chức danh nghề,
điều kiện công việc, nơi làm việc hoặc
bổ sung hồ sơ để cộng nối thời
gian đóng BHXH, BHTN thì được ghi điều
chỉnh trên tờ rời sổ BHXH.
1. Thành phần hồ sơ:
1.1. Người tham gia BHXH bắt buộc,
BHTN:
a) Văn bản đề nghị của
đơn vị (mẫu D01b-TS)
b) Đơn đề nghị của
người tham gia (mẫu D01-TS).
c) Bản sao quyết định hoặc
hợp đồng lao động, hợp đồng làm
việc, giấy tờ liên quan đến việc
điều chỉnh (kèm theo bản chính để
đối chiếu).
d) Sổ BHXH.
1.2. Người tham gia BHXH tự
nguyện:
a) Đơn đề nghị của
người tham gia (mẫu D01-TS).
b) Biên lai thu tiền do
đại lý thu hoặc cơ quan BHXH cấp hoặc
chứng từ nộp tiền trong trường hợp
đóng BHXH bằng chuyển khoản.
c) Sổ BHXH.
2. Số lượng hồ sơ: 01
bộ.
Mục 5
THỜI
HẠN GIẢI QUYẾT
Điều 35. Thu BHXH, BHYT, BHTN
1. Trường hợp tạm dừng
đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất: không quá 05 ngày
làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ
theo quy định.
2. Truy thu:
2.1. Đối với trường hợp
quy định tại Khoản 1 Điều 24: không quá 30
ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ theo quy định.
2.2. Đối với trường hợp
quy định tại Khoản 2, 3, 4 Điều 24: không quá
05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ theo quy định.
3. Hoàn trả:
3.1. Đối tượng tham gia BHXH
tự nguyện, tự nguyện tham gia BHYT và người
được Ngân sách hỗ trợ một phần
mức đóng BHYT: không quá 15 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
3.2. Đối tượng tham gia BHXH
bắt buộc, BHTN: không quá 30 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Điều 36. Cấp sổ
BHXH
1. Cấp mới.
1.1. Đối với người tham gia
BHXH bắt buộc, BHTN lần đầu, kể cả
người lao động theo quy định tại
Quyết định số 107/2007/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ và Thông tư số
19/2008/TT-LĐTBXH của Bộ Lao động Thương
binh và Xã hội chưa được cấp sổ BHXH:
không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ theo quy định.
1.2. Đối tượng tham gia BHXH
tự nguyện: không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ theo quy định.
2. Cấp lại, đổi sổ BHXH:
không quá 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ theo quy định.
3. Xác nhận thời gian đóng BHXH, BHTN:
3.1. Xác nhận thời gian
đóng BHXH để bảo lưu, giải quyết các
chế độ BHXH:
3.1.1. Xác nhận thời gian đóng BHXH
để giải quyết hưu trí: không quá 7 ngày làm
việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ
theo quy định.
3.1.2. Các trường hợp còn lại:
không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ theo quy định.
3.2. Xác nhận thời gian đóng BHTN
để giải quyết trợ cấp thất
nghiệp: không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ theo quy định.
4. Điều chỉnh nội dung đã ghi
trên sổ BHXH: không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ theo quy định.
5. Ghi bổ sung thời gian công tác tính
hưởng BHXH của người lao động theo quy
định tại Quyết định số
107/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và
Thông tư số Thông tư số 19/2008/TT-LĐTBXH của
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã
được cấp sổ BHXH: không quá 15 ngày làm việc
kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy
định.
Điều 37. Cấp thẻ
BHYT
1. Cấp mới: không quá 10 ngày làm việc
kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy
định. Riêng đối với người
hưởng trợ cấp thất nghiệp: không quá 02 ngày
làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ
theo quy định
2. Cấp lại, đổi thẻ BHYT:
không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ theo quy định.
0 nhận xét