Ảnh mang tính minh hoạ |
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
---------- |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
QUY
ĐỊNH
Quản lý thu
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
quản lý sổ bảo
hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế
(Ban hành kèm theo Quyết định
số 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam)
MỤC LỤC
Chương I - QUY ĐỊNH CHUNGChương II - ĐỐI TƯỢNG, MỨC ĐÓNG VÀ PHƯƠNG THỨC ĐÓNG
Mục 1 - BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC
Mục 2 - BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN
Mục 3 - BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
Mục 4 - BẢO HIỂM Y TẾ
Chương III - HỒ SƠ VÀ THỜI HẠN GIẢI QUYẾT
Mục 1 - ĐỐI TƯỢNG CÙNG ĐÓNG BHXH BẮT BUỘC, BHYT
Mục 2 - ĐỐI TƯỢNG CHỈ THAM GIA BHXH
Mục 3 - ĐỐI TƯỢNG CHỈ THAM GIA BHYT
Mục 4 - CẤP LẠI, ĐỔI SỔ BHXH, THẺ BHYT VÀ ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG ĐÃ GHI TRÊN SỔ BHXH
Mục 5 - THỜI HẠN GIẢI QUYẾT
Chương IV - QUY TRÌNH THU; CẤP SỔ BHXH, THẺ BHYT
Mục 1 - QUY TRÌNH THU; CẤP SỔ BHXH, THẺ BHYT LẦN ĐẦU
Mục 2 - QUY TRÌNH CẤP LẠI, ĐIỀU CHỈNH SỔ BHXH VÀ ĐỔI THẺ BHYT CÓ THAY ĐỔI THÔNG TIN
Mục 3 - QUY TRÌNH CẤP LẠI SỔ BHXH, THẺ BHYT KHÔNG PHẢI THAY ĐỔI THÔNG TIN
Chương V - QUẢN LÝ THU, CẤP SỔ BHXH, THẺ BHYT
Mục I - KẾ HOẠCH THU, CẤP PHÁT PHÔI SỔ BHXH, PHÔI THẺ BHYT
Mục 2 - QUẢN LÝ THU
Mục 3 - QUẢN LÝ PHÔI , CẤP PHÔI SỔ BHXH, PHÔI THẺ BHYT
Mục 4 - CẤP VÀ QUẢN LÝ SỔ BHXH
Mục 5 - CẤP VÀ QUẢN LÝ THẺ BHYT
Mục 6 - KIỂM TRA TẠI ĐƠN VỊ THAM GIA BHXH, BHYT
Chương VI - HỆ THỐNG CHỨNG TỪ, SỔ SÁCH, BIỂU MẪU VÀ CHẾ ĐỘ THÔNG TIN BÁO CÁO
Chương VII - TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Chương I
QUY
ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi áp dụng
1. Văn bản này quy định, hướng dẫn
về hồ sơ, quy trình nghiệp vụ, quyền và
trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, đơn vị và
tổ chức bảo hiểm xã hội trong thực
hiện thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế; cấp, ghi, quản lý và sử dụng sổ
bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế.
2. Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo
hiểm xã hội Công an nhân dân, Bảo hiểm xã hội Ban
Cơ yếu Chính phủ thực hiện thu bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; cấp, ghi,
quản lý và sử dụng sổ bảo hiểm xã
hội, thẻ bảo hiểm y tế theo hướng
dẫn riêng của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong văn bản này, các từ
ngữ dưới đây được hiểu như
sau:
- BHXH: là viết tắt
của từ "bảo hiểm xã hội" (bao gồm
cả bảo hiểm thất nghiệp);
- BHTN: là viết tắt của
từ "bảo hiểm thất nghiệp";
- BHYT: là viết tắt của
từ "bảo hiểm y tế";
- UBND: là viết tắt của
từ "Ủy ban nhân dân";
- Thông tư 09/2009/TTLT-BYT-BTC: là
viết tắt của Thông tư liên tịch số
09/2009/TTLT-BYT-BTC ngày 14/8/2009 của Bộ Y tế, Bộ Tài
chính hướng dẫn thực hiện BHYT;
- Cơ quan, đơn vị:
gọi chung cho cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp,
tổ chức sử dụng lao động thuộc
đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHYT;
cơ quan, đơn vị, tổ chức chịu trách
nhiệm lập danh sách người chỉ tham gia
BHYT theo quy định tại Luật BHXH, Luật BHYT;
- Đại lý thu: là viết
tắt của từ "đại lý thu BHXH, BHYT";
- KHTC: là viết tắt của
từ "Kế hoạch - Tài chính";
- BHXH tỉnh: là viết tắt
của Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương;
- BHXH huyện: là viết
tắt của Bảo hiểm xã hội quận, huyện,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
- Bộ phận một cửa: là tên gọi chung cho bộ
phận một cửa của BHXH huyện hoặc bộ
phận một cửa thuộc Phòng Tiếp nhận và
Quản lý hồ sơ của BHXH tỉnh.
- Bản sao: là bản chụp,
bản in, bản đánh máy vi tính hoặc bản viết
tay có nội dung đầy đủ, chính xác như sổ
gốc hoặc bản chính. Đơn vị,
người tham gia BHXH, BHYT khi nộp "bản sao"
cho cơ quan BHXH theo quy định tại văn bản này
phải kèm theo bản chính để cơ quan BHXH kiểm
tra, đối chiếu và trả lại cho đơn
vị, người tham gia;
- Bản chính:
là bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
cấp lần đầu tiên có giá trị pháp lý để
sử dụng, là cơ sở để đối
chiếu và chứng thực bản sao;
- Sổ
gốc: là sổ do cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền cấp bản chính lập ra khi thực hiện
bản chính, trong đó có ghi đầy đủ những
nội dung như bản chính mà cơ quan, tổ chức
đó đã cấp;
- Truy thu: là
việc cơ quan BHXH thu khoản tiền phải đóng
BHXH, BHYT, BHTN nhưng chưa đóng;
- Hoàn trả:
là việc cơ quan BHXH chuyển trả lại số
tiền được xác định là không phải
tiền đóng hoặc đóng thừa, đóng trùng BHXH,
BHYT, BHTN cho cơ quan, đơn vị, cá nhân đã nộp
cho cơ quan BHXH;
- Sổ BHXH:
gồm Bìa sổ và các trang tờ rời, được
cấp đối với từng người tham gia BHXH,
để theo dõi việc đóng, hưởng các chế
độ BHXH và là cơ sở để giải quyết
các chế độ BHXH theo quy định của Luật
BHXH;
- Các Chương, Mục,
Điều, Khoản, Điểm, Tiết và mẫu
biểu dẫn chiếu trong văn bản này mà không ghi rõ
nguồn trích dẫn thì được hiểu là của
văn bản này.
Điều 3. Phân cấp
quản lý
1. Thu BHXH, BHYT, BHTN.
1.1. BHXH huyện:
a) Thu tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN của
đơn vị đóng trụ sở trên địa bàn
huyện theo phân cấp của BHXH tỉnh.
b) Truy thu BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN theo
quy định tại Khoản 3, Điều 57.
c) Giải quyết các trường hợp
tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử
tuất của đơn vị tham gia BHXH tại BHXH
huyện.
d) Thu BHXH, BHYT của người tham gia
BHXH tự nguyện, người tự nguyện tham gia
BHYT, người tham gia BHYT được Ngân sách nhà
nước hỗ trợ một phần mức đóng
cư trú trên địa bàn huyện thông qua đại lý thu
tại xã hoặc trực tiếp thu.
đ) Thu tiền hỗ trợ mức
đóng BHYT của Ngân sách huyện theo phân cấp quản
lý Ngân sách.
1.2. BHXH tỉnh:
a) Thu BHXH, BHYT, BHTN của các
đơn vị chưa phân cấp cho BHXH huyện.
b) Truy thu BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN theo
quy định tại Khoản 3 Điều 57.
c) Giải quyết các trường hợp
tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử
tuất của đơn vị tham gia BHXH do BHXH tỉnh
trực tiếp thu.
d) Thu BHYT của đối tượng do
Ngân sách tỉnh đóng và do quỹ BHXH đảm bảo.
đ) Thu tiền hỗ
trợ mức đóng BHYT, tiền hỗ trợ quỹ
BHTN của Ngân sách tỉnh.
e) Giải quyết các trường hợp
hoàn trả trên địa bàn tỉnh.
1.3. BHXH Việt Nam:
a) Thu tiền của Ngân sách Trung
ương đóng, hỗ trợ mức đóng BHYT và
tiền hỗ trợ quỹ BHTN.
b) Thu tiền của Ngân sách Trung
ương đóng BHXH cho người có thời gian công tác
trước năm 1995.
c) Giải quyết các trường hợp
truy thu BHXH thời gian trước ngày 01/01/2007 do BHXH
tỉnh gửi về.
2. Cấp, ghi và xác nhận trên
sổ BHXH.
2.1. BHXH huyện:
a) Cấp sổ BHXH cho người tham gia
BHXH tại các đơn vị do BHXH huyện thu.
Trường hợp có thời gian công tác trước
năm 1995, cán bộ xã đảm nhiệm chức danh khác
theo quy định tại Khoản 4, Điều 8 Thông
tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày
27/5/2010 hướng dẫn thực hiện Nghị định
số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ:
chuyển BHXH tỉnh giải quyết.
b) Ghi, xác nhận sổ BHXH
cho người tham gia BHXH tại các đơn vị do BHXH
huyện thu, bao gồm cả các trường hợp
ngừng việc, giải quyết chế độ BHXH,
BHTN, giải quyết chế độ tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử
tuất.
c) Ghi điều chỉnh cấp bậc,
chức vụ, chức danh nghề, điều kiện
công việc, nơi làm việc của người lao
động đóng BHXH, BHTN từ sau ngày 31/12/2008. Các
trường hợp còn lại chuyển BHXH tỉnh
giải quyết.
2.2. BHXH tỉnh:
a) Cấp sổ BHXH, cấp lại sổ
BHXH và ghi, xác nhận trên sổ BHXH cho người tham gia
BHXH tại các đơn vị do BHXH tỉnh trực
tiếp thu và do BHXH huyện chuyển đến.
b) Ghi điều chỉnh cấp bậc,
chức vụ, chức danh nghề, điều kiện
công việc, nơi làm việc của người tham gia
BHXH tại các đơn vị do BHXH tỉnh trực
tiếp thu và các trường hợp do BHXH huyện
chuyển đến.
3. Cấp thẻ BHYT.
3.1. BHXH huyện:
Cấp mới, cấp
lại, đổi thẻ BHYT cho người tham gia BHYT,
người hưởng trợ cấp thất nghiệp
tại các đơn vị do BHXH huyện thu kể cả
các trường hợp đăng ký khám chữa bệnh
ở tỉnh khác hoặc huyện khác trong tỉnh, các
trường hợp do BHXH tỉnh trực tiếp thu
nhưng ủy quyền cho BHXH huyện cấp thẻ BHYT.
3.2. BHXH tỉnh:
Cấp mới, cấp
lại, đổi thẻ BHYT cho người tham gia BHYT
tại các đơn vị do BHXH tỉnh trực tiếp
thu nhưng không ủy quyền cho BHXH huyện cấp
thẻ BHYT.
4. BHXH tỉnh căn cứ
điều kiện cụ thể của địa
phương để phân cấp thu cho BHXH huyện theo
lộ trình: đến hết năm 2012 phân cấp tối
thiểu 70%, đến hết năm 2013 phân cấp 90% tổng
số đơn vị quản lý.
lúc 01:33 3 tháng 12, 2014
A ơi. cho e hỏi xíu ạ. khi một người nghỉ ốm nghỉ 1 tháng mà chưa nghỉ hết tháng (ví dụ mới nghỉ được 7 ngày ) người này báo giảm hẳn thì số tiền bhxh, bhyt, bhtn được tính trong tháng như thế nào ạ. 1 người nghỉ ốm thì bhxh,bhyt giảm còn bhtn tăng phải không ạ. mong a hướng dẫn. hihi