Ảnh mang tính minh họa - Nguồn: Internet |
Chương 6
SỰ CỐ TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC, SỬ DỤNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Điều 36. Phân loại, phân cấp sự cố trong thi công xây dựng và khai thác, sử dụng công trình xây dựng
1.
Các loại sự cố trong thi công xây dựng và khai thác, sử dụng công trình
xây dựng (gọi chung là sự cố), bao gồm: Sự cố công trình (công trình
chính, công trình phụ trợ, công trình tạm, công trình lân cận); sự cố
mất an toàn lao động của người hoặc thiết bị thi công xây dựng; sự cố
cháy, nổ xảy ra trong thi công xây dựng và khai thác sử dụng công trình
xây dựng.
2.
Cấp sự cố được chia thành bốn cấp theo mức độ thiệt hại về người và vật
chất, bao gồm: cấp đặc biệt nghiêm trọng, cấp I, cấp II và cấp III.
Điều 37. Báo cáo sự cố
1.
Ngay sau khi xảy ra sự cố, bằng phương pháp nhanh nhất chủ đầu tư phải
báo cáo tóm tắt về sự cố cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự cố và
cơ quan cấp trên của mình, Ủy ban nhân dân cấp xã ngay sau khi nhận được
thông tin phải báo cáo cho Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh về sự
cố.
2.
Trong vòng 24 giờ kể từ khi xảy ra sự cố, chủ đầu tư báo cáo về sự cố
bằng văn bản tới Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
nơi xảy ra sự cố. Đối với tất cả các loại sự cố, nếu có thiệt hại về
người thì chủ đầu tư còn phải gửi báo cáo cho Bộ Xây dựng và các cơ quan
quản lý nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật có liên
quan.
3.
Sau khi nhận được báo cáo bằng văn bản hoặc nhận được thông tin về sự
cố, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi báo cáo sự cố cho Bộ Xây
dựng và Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành đối với các sự cố
đặc biệt nghiêm trọng, sự cố cấp I và các sự cố khác có thiệt hại về
người. Bộ Xây dựng có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ về sự cố
đặc biệt nghiêm trọng và các trường hợp khác khi được Thủ tướng Chính
phủ yêu cầu.
4. Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng các cấp được quyền yêu cầu chủ đầu tư và các bên liên quan cung cấp thông tin về sự cố.
Điều 38. Giải quyết sự cố
1.
Khi xảy ra sự cố, chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng công trình
có trách nhiệm thực hiện các biện pháp kịp thời để tìm kiếm, cứu hộ, bảo
đảm an toàn cho người và tài sản, hạn chế và ngăn ngừa các nguy hiểm có
thể tiếp tục xảy ra; tổ chức bảo vệ hiện trường sự cố và thực hiện báo
cáo theo quy định tại Điều 37 của Nghị định này.
Ủy
ban nhân dân các cấp chỉ đạo, hỗ trợ các bên có liên quan tổ chức lực
lượng tìm kiếm cứu nạn, bảo vệ hiện trường sự cố và thực hiện các công
việc cần thiết khác trong quá trình giải quyết sự cố.
2.
Việc phá dỡ, thu dọn hiện trường sự cố phải được sự chấp thuận của cơ
quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật có liên quan và phải đáp
ứng các yêu cầu sau:
a) Được thực hiện theo phương án đảm bảo an toàn cho người, tài sản và các công trình lân cận;
b)
Hiện trường sự cố phải được các bên liên quan chụp ảnh, quay phim, thu
thập chứng cứ, ghi chép các tư liệu cần thiết phục vụ công tác giám định
nguyên nhân sự cố và lập hồ sơ sự cố trước khi phá dỡ, thu dọn.
3.
Sự cố phải được xác định đúng nguyên nhân để khắc phục triệt để, đảm
bảo chất lượng công trình theo quy định của thiết kế. Sau khi khắc phục
sự cố, công trình được thi công tiếp hoặc đưa vào sử dụng phải có ý kiến
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật có liên
quan.
4.
Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và
chi phí cho việc khắc phục sự cố tùy theo tính chất, mức độ và phạm vi
ảnh hưởng của sự cố.
Điều 39. Tổ chức giám định nguyên nhân sự cố
1. Thẩm quyền tổ chức giám định nguyên nhân sự cố được quy định như sau:
a)
Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ quản lý công trình chuyên
ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức giám định nguyên nhân sự cố
cấp đặc biệt nghiêm trọng và sự cố cấp I.
Trường
hợp cần thiết, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Ủy ban điều tra
sự cố để giám định nguyên nhân và xử lý các vấn đề liên quan đối với
các sự cố cấp đặc biệt nghiêm trọng.
b)
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức giám định nguyên nhân đối với các sự
cố cấp II, cấp III trên địa bàn; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể đề nghị
Bộ quản lý công trình chuyên ngành phối hợp hoặc tổ chức thực hiện giám
định nguyên nhân sự cố khi cần thiết;
c)
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức giám định nguyên nhân sự cố đối với
công trình thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh do Bộ quản lý. Bộ Quốc
phòng, Bộ Công an có thể đề nghị Bộ Xây dựng và Bộ quản lý công trình
xây dựng chuyên ngành phối hợp thực hiện giám định nguyên nhân sự cố khi
cần thiết.
2. Nội dung thực hiện giám định nguyên nhân sự cố:
a) Thu thập hồ sơ, tài liệu, số liệu kỹ thuật có liên quan và thực hiện các công việc chuyên môn để xác định nguyên nhân sự cố;
b) Đánh giá mức độ an toàn của công trình sau sự cố;
c) Phân định trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân có liên quan;
d) Đề ra biện pháp ngăn ngừa các sự cố tương tự;
đ)
Lập hồ sơ giám định nguyên nhân sự cố, bao gồm: Báo cáo giám định
nguyên nhân sự cố và các tài liệu liên quan trong quá trình thực hiện
giám định nguyên nhân sự cố.
3.
Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tổ chức giám định nguyên nhân sự
cố có thể trực tiếp thực hiện giám định hoặc chỉ định tổ chức kiểm định
có năng lực phù hợp thực hiện giám định sự cố.
4.
Chủ đầu tư, các nhà thầu khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng công
trình có nghĩa vụ thực hiện yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền trong quá trình giám định nguyên nhân sự cố.
5.
Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân có hành động ngăn cản, can thiệp vào
quá trình giám định nguyên nhân sự cố của cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền.
Điều 40. Hồ sơ sự cố
Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng có trách nhiệm lập hồ sơ sự cố bao gồm các nội dung sau:
1.
Biên bản kiểm tra hiện trường sự cố với các nội dung: Tên công trình,
hạng mục công trình xảy ra sự cố; địa điểm xây dựng công trình, thời
điểm xảy ra sự cố, mô tả sơ bộ và diễn biến sự cố; tình trạng công trình
khi xảy ra sự cố; sơ bộ về tình hình thiệt hại về người, về vật chất;
sơ bộ về nguyên nhân sự cố.
2. Các tài liệu về thiết kế và thi công xây dựng công trình liên quan đến sự cố.
3. Hồ sơ giám định nguyên nhân sự cố.
4. Các tài liệu liên quan đến quá trình giải quyết sự cố.
Xem tiếp:
Tóm lượt nội dung của Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng
Chương 1: Những quy định chung
Chương 2: Quản lý chất lượng khảo sát xây dựng
Chương 3: Quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình
Chương 4: Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình
Chương 5: Bảo hành công trình xây dựng
Chương 6: Sự cố trong thi công xây dựng và khai thác, sử dụng công trình
Chương 7: Quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng
Chương 8: Điều khoản thi hành
Phụ lục : Phân loại công trình xây dựng
Tóm lượt nội dung của Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng
Chương 1: Những quy định chung
Chương 2: Quản lý chất lượng khảo sát xây dựng
Chương 3: Quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình
Chương 4: Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình
Chương 5: Bảo hành công trình xây dựng
Chương 6: Sự cố trong thi công xây dựng và khai thác, sử dụng công trình
Chương 7: Quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng
Chương 8: Điều khoản thi hành
Phụ lục : Phân loại công trình xây dựng
0 nhận xét