Ảnh mang tính minh họa - Nguồn: Internet |
Chương 5
BẢO HÀNH CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Điều 34. Bảo hành công trình xây dựng
1.
Nhà thầu thi công xây dựng và nhà thầu cung ứng thiết bị công trình có
trách nhiệm bảo hành công trình, bảo hành thiết bị. Thời hạn bảo hành
công trình kể từ ngày chủ đầu tư ký biên bản nghiệm thu đưa công trình,
hạng mục công trình vào sử dụng hoặc căn cứ theo quy định của Hợp đồng
xây dựng, Hợp đồng cung ứng thiết bị nhưng phải tuân theo quy định sau:
a) Không ít hơn 24 tháng đối với công trình cấp đặc biệt và cấp I;
b) Không ít hơn 12 tháng đối với các công trình cấp còn lại;
c) Thời hạn bảo hành công trình nhà ở thực hiện theo quy định pháp luật về nhà ở.
2.
Trong thời hạn bảo hành, nhà thầu thi công xây dựng và nhà thầu cung
ứng thiết bị công trình phải thực hiện việc bảo hành sau khi nhận được
thông báo của chủ đầu tư. Nếu các nhà thầu nêu trên không tiến hành bảo
hành thì chủ đầu tư có quyền sử dụng tiền bảo hành để thuê tổ chức, cá
nhân khác sửa chữa.
3.
Chủ đầu tư phải thỏa thuận trong hợp đồng với các nhà thầu tham gia xây
dựng công trình về quyền và trách nhiệm của các bên trong bảo hành công
trình xây dựng; mức tiền bảo hành và việc lưu giữ, sử dụng, hoàn trả
tiền bảo hành theo quy định của pháp luật về hợp đồng trong hoạt động
xây dựng.
Điều 35. Trách nhiệm của các bên về bảo hành công trình xây dựng
1. Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm sau đây:
a) Vận hành, bảo trì công trình theo đúng quy định của quy trình vận hành, bảo trì công trình;
b)
Kiểm tra, phát hiện hư hỏng của công trình để yêu cầu nhà thầu thi công
xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị công trình sửa chữa,
thay thế;
c)
Giám sát và nghiệm thu công việc khắc phục, sửa chữa của nhà thầu thi
công xây dựng và nhà thầu cung ứng thiết bị công trình xây dựng;
d)
Xác nhận hoàn thành bảo hành công trình xây dựng cho nhà thầu thi công
xây dựng công trình và nhà thầu cung ứng thiết bị công trình.
2. Nhà thầu thi công xây dựng công trình và nhà thầu cung ứng thiết bị công trình có trách nhiệm sau đây:
a)
Tổ chức khắc phục ngay sau khi có yêu cầu của chủ đầu tư, chủ sở hữu
hoặc chủ quản lý sử dụng công trình và phải chịu mọi chi phí khắc phục;
b)
Từ chối bảo hành trong các trường hợp hư hỏng phát sinh không phải do
lỗi của nhà thầu gây ra hoặc do nguyên nhân bất khả kháng.
3.
Nhà thầu khảo sát xây dựng, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình, nhà
thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị công trình
và các nhà thầu khác có liên quan chịu trách nhiệm về chất lượng công
trình tương ứng với phần công việc do mình thực hiện kể cả sau thời gian
bảo hành.
Tóm lượt nội dung của Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng
Chương 1: Những quy định chung
Chương 2: Quản lý chất lượng khảo sát xây dựng
Chương 3: Quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình
Chương 4: Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình
Chương 5: Bảo hành công trình xây dựng
Chương 6: Sự cố trong thi công xây dựng và khai thác, sử dụng công trình
Chương 7: Quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng
Chương 8: Điều khoản thi hành
Phụ lục : Phân loại công trình xây dựng
0 nhận xét