Công văn 187/TCT- TNCN - 15/01/2013 hướng dẫn quyết toán thuế TNCN 2012


Ngày 15/1/2013, Tổng cục đã ban hành công văn số 187/TCT-CNTT về việc hướng dẫn quyết toán thuế TNCN năm 2012, trong đó có một số nội dung liên quan đến việc nâng cấp các ứng dụng Hỗ trợ kê khai (HTKK), Khai thuế qua mạng (iHTKK), phần mềm hỗ trợ quyết toán thuế TNCN (QTTNCN) đáp ứng nghiệp vụ quyết toán thuế TNCN năm 2012

Đối với tờ khai 05/KK-TNCN:

+ Bổ sung thêm Phụ lục miễn thuế TNCN mẫu 27/MT-TNCN đính kèm tờ khai. Toàn bộ dữ liệu trên Phụ lục 27/MT-TNCN được hỗ trợ tự động lấy từ dữ liệu cá nhân uỷ quyền quyết toán thay trong bảng kê 05A/BK-TNCN có thu nhập tính thuế ở bậc 1, không cho sửa các chỉ tiêu phụ lục này.

+ Khi in Tờ khai 05/KK-TNCN năm 2012 không hỗ trợ in mã vạch trên phụ lục này (tương tự như các phụ lục khác kèm tờ khai). Khi kết xuất tờ khai ra file excel thì gồm đầy đủ tờ khai và các phụ lục 05A/BK-TNCN, 05B/BK-TNCN, riêng phụ lục 27/MT-TNCN chỉ hỗ trợ kết xuất và in dữ liệu tổng cộng trong đó có tổng số cá nhân thuộc diện miễn thuế và tổng số thuế TNCN được miễn. Khi kê khai trên ứng dụng hỗ trợ kê khai vẫn hỗ trợ ra dòng chi tiết trên Phụ lục 27/MT-TNCN.

+ Nguyên nhân chỉ hỗ trợ kết xuất và in dữ liệu tổng cộng trên phụ lục 27/MT-TNCN:

+ Các thông tin chi tiết về từng NNT trên phụ lục 27/MT-TNCN đều đã có trên bảng kê 05A/KK-TNCN kèm theo tờ khai quyết toán thuế TNCN mẫu 05/KK-TNCN. Trong khi đó, phần lớn cá nhân uỷ quyền quyết toán thay đều có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh đến mức phải chịu thuế TNCN ở bậc 1. Vì vậy, việc yêu cầu tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế theo uỷ quyền phải in chi tiết thông tin như phụ lục 27/MT-TNCN dẫn đến thông tin kê khai trùng lặp quá nhiều, tăng thủ tục, gây phiền hà cho cơ quan chi trả. Hơn nữa, với dữ liệu kê khai trùng lặp như trên sẽ dẫn đến dung lượng file dữ liệu tờ khai gửi đến cơ quan thuế qua website http://tncnonline.com.vn tăng gần gấp đôi. Điều này làm ảnh hưởng đến hiệu năng hệ thống nhận dữ liệu quyết toán thuế TNCN.

+ Mặt khác, phụ lục 27/MT-TNCN chủ yếu phục vụ yêu cầu của cơ quan thuế về việc thống kê số thuế được miễn theo Nghị quyết số 29/2012/QH13. Vì vậy, khi kê khai trên màn hình ứng dụng HTKK, QTTNCN, iHTKK thì ứng dụng vẫn hỗ trợ đầy đủ thông tin chi tiết từng NNT nhưng khi kết xuất ra excel hoặc in tờ khai ra giấy thì chỉ hỗ trợ in dữ liệu tổng cộng trên phụ lục 27/MT-TNCN.

- Đối với tờ khai 09/KK-TNCN

+ Bổ sung thêm Phụ lục miễn thuế TNCN mẫu 26/MT-TNCN đính kèm tờ khai. Toàn bộ dữ liệu trên Phụ lục 26/MT-TNCN được hỗ trợ tự động lấy từ tờ khai 09/KK-TNCN, không cho sửa các chỉ tiêu trên Phụ lục này.

+ Khi in Tờ khai 09/KK-TNCN năm 2012 không hỗ trợ in mã vạch trên phụ lục này (tương tự như các phụ lục khác kèm tờ khai), có hỗ trợ kết xuất tờ khai ra excel

Nội dung đầy đủ của văn bản xin vui lòng tải tập tin đính kèm dưới đây

Nội dung công văn số 187/TCT- TNCN ngày 15/01/2012 hướng dẫn quyết toán thuế TNCN 2012 chi tiết có thể xem tại đây: https://docs.google.com/file/d/0B7I6291yXuGkVGpOMVV5cjNZeFE/edit?pli=1


Xin chú ý cho:

IV. Giảm trừ gia cảnh

Về đối tượng giảm trừ gia cảnh và các khoản được giảm trừ để xác định thu nhập tính thuế được thực hiện theo hướng dẫn tại Mục I, Phần B Thông tư số 84/2008/TT-BTC; Điều 2, Điều 3 Thông tư số 62/2009/TT-BTC, Điều 4 Thông tư số 02/2010/TT-BTC.

1.Cá nhân được giảm trừ cho người phụ thuộc từ tháng có nghĩa vụ nuôi dưỡng và đã đăng ký giảm trừ gia cảnh. Đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam được tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân và người phụ thuộc từ tháng 1 đến tháng rời khỏi Việt Nam.

Trường hợp cá nhân trong năm có phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng mà đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc muộn hoặc đến khi quyết toán thuế mới đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc thì khi khấu trừ thuế hàng tháng được tính giảm trừ gia cảnh từ tháng đăng ký giảm trừ; khi quyết toán thuế được tính giảm trừ cho người phụ thuộc từ tháng có nghĩa vụ nuôi dưỡng.

Ví dụ 4.

- Ông A phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng 1 người con vào tháng 1/2012 nhưng đến tháng 3/2012 ông A mới đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc thì từ tháng 3/2012 hàng tháng ông A được tính giảm trừ cho người phụ thuộc khi tạm khấu trừ thuế. Cuối năm khi quyết toán thuế, ông A được tính giảm trừ cho người phụ thuộc từ tháng 1/2012.

- Ông A phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng 1 người con vào tháng 1/2012 nhưng không đăng ký giảm trừ cho người phụ thuộc thì hàng tháng ông A không được tính giảm trừ cho người phụ thuộc khi tạm khấu trừ thuế. Cuối năm khi quyết toán thuế, ông A đăng ký giảm trừ cho người phụ thuộc thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc từ tháng 1/2012.

2. Đối với trường hợp cá nhân chuyển nơi làm việc thì khi nộp đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc cho đơn vị làm việc mới, cá nhân nộp cho đơn vị làm việc mới bản chụp (photo) hồ sơ chứng minh người phụ thuộc có xác nhận của đơn vị làm việc trước đó.

Quyết toán thuế TNDN 2012, xin lưu ý cho về Khoản trích lập Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm



- Tại khoản 2.11, Điều 6, Chương II Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/07/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) quy định các khoản chi không được trừ vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN:

“Khoản trích lập Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm (trừ trường hợp doanh nghiệp không thuộc diện bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật được phép trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm); khoản chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động không theo đúng chế độ hiện hành”.

- Tại khoản 1, Điều 3 Thông tư số 180/2012/TT-BTC ngày 24/10/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý tài chính về chi trợ cấp mất việc làm cho người lao động tại doanh nghiệp:
“Khi phát sinh chi trợ cấp mất việc làm doanh nghiệp được hạch toán khoản chi trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Thông tư này vào chi phí quản lý doanh nghiệp và được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp.

Riêng năm 2012, doanh nghiệp được sử dụng số dư Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm đã trích lập theo quy định tại Thông tư số 82/2003/TT-BTC ngày 14/8/2003 của Bộ Tài chính đến 31/12/2011 (nếu có) để chi trợ cấp mất việc làm cho người lao động. Nếu số dư Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm không đủ hoặc doanh nghiệp không có số dư Quỹ để chi trợ cấp mất việc làm cho người lao động thì toàn bộ phần chi còn thiếu doanh nghiệp được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm và được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định. Trường hợp khi lập báo cáo tài chính năm 2012, nếu nguồn Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm của doanh nghiệp còn số dư (sau khi đã chi trợ cấp mất việc làm trong năm 2012) doanh nghiệp hạch toán tăng thu nhập khác năm 2012 của doanh nghiệp, doanh nghiệp không được chuyển số dư Quỹ sang năm sau sử dụng”.

1/ Căn cứ vào các hướng dẫn trên thì Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm dùng để chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động. Do đó từ năm 2011 trở về trước, hàng năm doanh nghiệp được trích lập Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm (bao gồm cả dự phòng trợ cấp thôi việc) theo quy định từ 1% - 3% trên quỹ tiền lương làm cơ sở đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp và được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN. Khi phát sinh chi trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động, Công ty thực hiện theo quy định tại Điều 12, Điều 13 Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18/04/2003 của Chính phủ. Trường hợp Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm không đủ để chi trợ cấp cho người lao động thôi việc, mất việc làm trong năm tài chính thì phần chênh lệch thiếu Công ty được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

2/ Theo quy định tại khoản 1, Điều 42 của Bộ Luật Lao động thì khi người lao động chấm dứt Hợp đồng lao động làm việc trong Công ty và có thời gian làm việc thường xuyên từ một năm trở lên thì Công ty có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương, nếu có, chứ không quy định doanh nghiệp phải trích lập Quỹ dự phòng trợ cấp thôi việc, mỗi năm là nửa tháng lương. Trường hợp từ năm 2011 trở về trước, Công ty thực hiện trích lập quỹ dự phòng thôi việc cứ mỗi năm làm việc bằng nửa tháng lương và không đúng theo quy định tại khoản 2 Thông tư số 82/2003/TT-BTC ngày 14/08/2003 của Bộ Tài chính thì doanh nghiệp không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN của năm tính thuế đó.

3/ Từ năm 2012 trở đi, khoản trích lập Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm (kể cả dự phòng trợ cấp thôi việc) Công ty không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN. Trường hợp khi lập báo cáo tài chính năm 2012, nếu nguồn Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm của doanh nghiệp còn số dư (sau khi đã chi trợ cấp mất việc làm trong năm 2012) doanh nghiệp hạch toán tăng thu nhập khác năm 2012 của doanh nghiệp, doanh nghiệp không được chuyển số dư Quỹ sang năm sau.

Chi phí nhân viên hợp lý hợp lệ (hồ sơ, chứng từ để hạch toán chi phí đối với khoản tiền lương chi trả cho giám đốc điều hành hoặc người đại diện pháp luật là người nước ngoài)

Quy định hướng dẫn tại Điều 6 Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/07/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) quy định các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

“1. Trừ các khoản chi nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
……
2.5. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:
…..
d) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh.
...
2.8. Chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép không đúng theo quy định của Bộ Luật Lao động; Phần chi phụ cấp cho người lao động đi công tác trong nước và nước ngoài vượt quá 02 lần mức quy định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước.
Chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho người lao động đi công tác nếu có đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp pháp theo quy định được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp doanh nghiệp có khoán tiền đi lại và tiền ở cho người lao động thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán tiền đi lại và tiền ở theo quy định của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước.

Trường hợp doanh nghiệp có mua vé máy bay qua website thương mại điện tử cho người lao động đi công tác để phục hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì chứng từ làm căn cứ để tính vào chi phí được trừ là vé máy bay điện tử, thẻ lên máy bay (boarding pass) và chứng từ thanh toán của doanh nghiệp có cá nhân tham gia hành trình vận chuyển.”

- Căn cứ Điều 2, Điều 3 Bộ Luật lao động số 35-L/CTN ngày 23/06/1994 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 23/6/1994 (hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1995):


“Điều 2: Bộ luật lao động được áp dụng đối với mọi người lao động, mọi tổ chức, cá nhân sử dụng lao động theo hợp đồng lao động, thuộc các thành phần kinh tế, các hình thức sở hữu. Bộ luật này cũng được áp dụng đối với người học nghề, người giúp việc gia đình và một số loại lao động khác được quy định tại bộ luật này.

Điều 3: Công dân Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tại các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế đóng trên lãnh thổ việt nam và người nước ngoài làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức và cho cá nhân việt nam trên lãnh thổ Việt Nam đều thuộc phạm vi áp dụng của bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

- Căn cứ khoản 2 Điều 2 của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động quy định các trường hợp không áp dụng hợp đồng lao động
“…

d) Thành viên Hội đồng quản trị doanh nghiệp;
…..”


- Căn cứ Nghị định 34/2008/NĐ-CP ngày 25/03/2008 của Chính Phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

+ Tại khoản 1 Điều 4 quy định tuyển dụng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hình thức hợp đồng lao động :

“Người sử dụng lao động được tuyển người nước ngoài khi người nước ngoài đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 3 của Nghị định này để làm công việc quản lý, giám đốc điều hành và chuyên gia mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh”


+ Tại khoản 1 Điều 5 quy định người nước ngoài vào Việt Nam làm việc theo hình thức di chuyển nội bộ doanh nghiệp :

“Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 1 của Nghị định này phải có văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử người nước ngoài sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam và đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 3 của Nghị định này.”


+ Tại khoản 1 Điều 9 quy định việc cấp giấy phép lao động:


“Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải có giấy phép lao động, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc với thời hạn dưới 03 (ba) tháng;
b) Người nước ngoài là thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
c) Người nước ngoài là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
d) Người nước ngoài là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần;
đ) Người nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện chào bán dịch vụ;
e) Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc để xử lý các trường hợp khẩn cấp như: những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được có thời gian trên 03 (ba) tháng thì hết 03 (ba) tháng làm việc tại Việt Nam, người nước ngoài phải làm thủ tục đăng ký cấp giấy phép lao động theo quy định tại Nghị định này;”

Trường hợp Công ty có chi trả tiền lương cho người lao động nước ngoài làm giám đốc điều hành trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty từ 3 tháng trở lên (kể cả làm người đại diện theo pháp luật cho Công ty thể hiện trên giấy phép đầu tư) thì hồ sơ chứng từ chứng minh chi phí tiền lương được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN như sau:

+ Nếu người lao động nước ngoài được tuyển dụng theo hình thức hợp đồng lao động thì hồ sơ chứng từ là Giấy phép lao động, hợp đồng lao động.
+ Nếu người nước ngoài vào Việt Nam làm việc theo hình thức di chuyển nội bộ doanh nghiệp, thì hồ sơ chứng từ là Giấy phép lao động, hợp đồng lao động; văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử người nước ngoài sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam.
+ Trường hợp Công ty có cử nhân viên đi công tác thì ngoài hoá đơn, chứng từ hợp pháp làm căn cứ tính vào chi phí được trừ theo quy định nêu tại điểm 2.6 Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTC nêu trên, Công ty phải có thêm quyết định cử người lao động đi công tác để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tags: , , ,

MINH TRÍ

Đọc giả thân mến! Những bài viết trong Blog Tri Thức Kế Toán nhằm mục đích cho nhật ký cá nhân. Tuy nhiên những bài viết không cần giữ bản quyền. Nếu quý đọc giả cảm thấy yêu mến đăng lại với điều kiện ghi rõ tên tác giả và để lại một đường link bài viết gốc đầy đủ. Kính mong quý đọc giả lưu tâm, kính tri ân. Lê Minh Trí.

HƯỚNG DẪN CÁCH VIẾT BÌNH LUẬN
1. Sử dụng tài khoản Blogger-Google, LiveJournal, WordPress, TypePad, AIM, OpenID, hoặc Tên/URL-Website [có thể bỏ trống URL], hoặc Ẩn danh [Anonymous] để đưa ra comment [bình luận], nếu muốn.
2. Vui lòng đăng bình luận hòa nhã, đúng mực và cố gắng gõ tiếng Việt có dấu nếu có thể. MINH TRÍ rất vui vì những bình luận thiện chí mang tính xây dựng. Xin chân thành cảm ơn!

0 nhận xét

Leave a Reply