BỘ TÀI
CHÍNH
-------- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
Số: 89/2013/TT-BTC
|
Hà Nội,
ngày 28 tháng 06 năm 2013
|
THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THÔNG TƯ SỐ
228/2009/TT-BTC NGÀY 7/12/2009 CỦA BỘ TÀI CHÍNH HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ TRÍCH LẬP VÀ
SỬ DỤNG CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ HÀNG TỒN KHO, TỔN THẤT CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ TÀI
CHÍNH, NỢ PHẢI THU KHÓ ĐÒI VÀ BẢO HÀNH SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ, CÔNG TRÌNH XÂY LẮP
TẠI DOANH NGHIỆP
Căn cứ Luật chứng khoán;
Căn cứ Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày
11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày
27/12/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008
của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ
Tài chính;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Tài chính doanh
nghiệp;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi,
bổ sung Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn
chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất
các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hoá,
công trình xây lắp tại doanh nghiệp (gọi tắt là Thông tư số 228/2009/TT-BTC)
như sau:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 5 Thông tư số
228/2009/TT-BTC như sau:
a) Đối tượng: là các khoản vốn doanh
nghiệp đang đầu tư vào tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của pháp
luật (bao gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần không đủ điều kiện
để trích lập dự phòng theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư số 228/2009/TT-BTC
ngày 7/12/2009 của Bộ Tài chính, công ty liên doanh, công ty hợp danh) và các khoản đầu tư dài hạn khác
phải trích lập dự phòng nếu tổ chức kinh tế mà doanh nghiệp đang đầu tư bị lỗ (trừ trường hợp lỗ
theo kế hoạch đã được xác định trong phương án kinh doanh trước khi đầu tư).
Việc trích lập dự phòng đầu tư dài hạn được thực hiện đối
với các khoản đầu tư được trình bày theo phương pháp giá gốc, không áp dụng cho
các khoản đầu tư trình bày theo phương pháp vốn chủ sở hữu theo quy định của
pháp luật.
b)
Điều kiện: Doanh nghiệp chỉ thực hiện trích lập dự phòng khi tổng số vốn đầu tư
thực tế của chủ sở hữu cao hơn tổng giá trị vốn chủ sở hữu thực có của tổ chức
kinh tế được đầu tư.
c) Phương pháp trích lập dự phòng:
Mức trích cho mỗi khoản đầu tư tài chính bằng số vốn đã
đầu tư và tính theo công thức sau:
Mức trích dự phòng cho mỗi
khoản đầu tư tài chính
|
=
|
Tổng vốn đầu tư thực tế của
các bên tại tổ chức kinh tế
|
-
|
Vốn chủ sở hữu thực có của
tổ chức kinh tế
|
x
|
Số vốn đầu tư của mỗi bên
|
Tổng vốn đầu tư thực tế của
các bên tại tổ chức kinh tế
|
Trong đó:
- Tổng vốn đầu tư thực tế của các bên tại tổ chức kinh tế
được xác định trên Bảng cân đối kế toán năm của tổ chức kinh tế nhận vốn góp
tại thời điểm trích lập dự phòng (mã số 411 và 412 Bảng cân đối kế toán - ban
hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).
- Vốn chủ sở hữu thực có của tổ chức kinh tế được xác
định trên Bảng cân đối kế toán năm của tổ chức kinh tế tại thời điểm trích lập
dự phòng (mã số 410 Bảng cân đối kế toán - ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính).
Ví dụ: Công ty A là công ty cổ phần hoạt động trong lĩnh
vực xây dựng có mức vốn điều lệ là 50 tỷ đồng, với cơ cấu 3 cổ đông góp vốn là:
Công ty B nắm giữ 50% vốn điều lệ tương ứng 25 tỷ đồng; Công ty C nắm giữ 30%
vốn điều lệ tương ứng 15 tỷ đồng, Công ty D nắm giữ 20% vốn điều lệ tương ứng
10 tỷ đồng. Các công ty đã đầu tư đủ vốn theo tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ, vì vậy
tổng vốn đầu tư của 3 Công ty B, C, D tại Công ty A là 50 tỷ đồng.
Năm 2012, do suy thoái kinh tế nên kết quả hoạt động SXKD
của công ty A bị lỗ 6 tỷ đồng, dẫn đến vốn chủ sở hữu (mã số 410 của Bảng cân
đối kế toán) của Công ty A còn lại 44 tỷ đồng.
Như vậy, năm 2012 khi Công ty B, Công ty C, Công ty D
thực hiện trích lập dự phòng khoản đầu tư tài chính tại Công ty A phải căn cứ
vào báo cáo tài chính năm 2012 của Công ty A, mức trích lập dự phòng tổn thất
khoản đầu tư tài chính tại Công ty cổ phần A của các Công ty như sau:
Mức trích lập dự phòng đầu tư tài chính của Công ty B:
(50 tỷ đồng - 44 tỷ đồng) x = 3 tỷ đồng.
Mức trích lập dự phòng đầu tư tài chính của Công ty C:
(50 tỷ đồng - 44 tỷ đồng) x = 1,8 tỷ đồng
Mức trích lập dự phòng đầu tư tài chính của Công ty D:
(50 tỷ đồng - 44 tỷ đồng) x = 1,2 tỷ đồng
d. Xử lý khoản dự phòng:
Tại
thời điểm lập dự phòng nếu các khoản vốn đầu tư vào tổ chức kinh tế bị tổn thất
do tổ chức kinh tế bị lỗ thì phải trích lập dự phòng tổn thất các đầu tư tài
chính theo các quy định tại tiết c Điều này;
Nếu
số dự phòng tổn thất đầu tư tài chính phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng,
thì doanh nghiệp không phải trích lập khoản dự phòng tổn thất đầu tư tài chính;
Nếu
số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng, thì doanh nghiệp trích
thêm vào chi phí tài chính của doanh nghiệp phần chênh lệch.
Nếu
số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng, thì doanh nghiệp phải
hoàn nhập phần chênh lệch ghi giảm chi phí tài chính.
Điều 2. Tổ
chức thực hiện
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26 tháng
7 năm 2013.
2. Các doanh nghiệp đã thực hiện trích lập dự phòng đối
với các khoản đầu tư tài chính trên cơ sở báo cáo tài chính cùng năm của tổ
chức kinh tế nhận vốn góp khi các cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra
xuất toán khỏi chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thì số thuế thu
nhập doanh nghiệp phải nộp tăng thêm tương ứng mà doanh nghiệp đã nộp vào ngân
sách nhà nước sẽ giảm trừ vào số phải nộp của năm sau (trường hợp doanh nghiệp
chưa nộp thì không phải nộp và không phải điều chỉnh lại sổ sách kế toán).
Các doanh nghiệp đã thực hiện trích lập dự phòng đối với
các khoản đầu tư tài chính trên cơ sở báo cáo tài chính năm trước của tổ chức
kinh tế nhận vốn góp (Ví dụ: Công ty mẹ trích lập dự phòng các khoản đầu tư tài
chính dài hạn năm 2011 đã căn cứ vào báo cáo tài chính năm 2010 của các tổ chức
kinh tế nhận vốn góp), doanh nghiệp đã thực hiện kê khai thuế theo quy định của
pháp luật thì không thực hiện điều chỉnh lại việc trích lập dự phòng các khoản
đầu tư tài chính theo quy định của Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản
ánh kịp thời về Bộ Tài chính để được giải quyết kịp thời./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ và các Phó TTCP; - Văn phòng Tổng bí thư; Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng TW và các ban của Đảng; - Văn phòng Chính phủ; - Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao; - Toà án Nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - UBND, Sở Tài chính, Cục Thuế, Kho bạc nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Website Chính phủ; Công báo; - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng; - Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, Hội Kế toán và Kiểm toán VN, Hội Kiểm toán viên hành nghề VN (VACPA); - Website BTC; Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; - Lưu: VT, Cục TCDN. |
KT. BỘ
TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG Trần Văn Hiếu |
1.- Tải thông tư gốc số 89/2013/TT-BTC ngày 28 tháng 06 năm 2013 sửa đổi, bổ sung hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp tại doanh nghiệp tại đây
2.- Hoặc có thể xem Thông tư đã ghép số 228/2009/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2009 của Bộ Tài Chính Hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp tại doanh nghiệp - đã cập nhập sửa đổi theo Thông tư số 34/2011/TT-BTC ngày 14 tháng 03 năm 2011 của Bộ Tài chính và sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 34/2011/TT-BTC ngày 14 tháng 03 năm 2011 của Bộ Tài chính Thông tư số 89/2013/TT-BTC ngày 28 tháng 06 năm 2013, tại đây
Hoặc có thể tại đây