Ảnh mang tính minh hoạ |
1.- Hợp đồng mua bán nhà tính bằng ngoại tệ là vi phạm pháp luật
12:30 PM, 09/02/2012
(Chinhphu.vn)
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẳng định, việc hợp đồng mua bán nhà có
nội dung "giá bán tính bằng USD" là vi phạm quy định pháp luật về ngoại
hối.
Gia đình ông Ngô Nhật Thái (Ba Đình, Hà Nội; email: nnthai3yt@...)
ký hợp đồng mua nhà với Sàn giao dịch bất động sản từ tháng 6/2009 với
giá tính bằng đô la Mỹ (USD) và quy định khi thanh toán (theo từng đợt)
sẽ trả bằng Việt Nam đồng quy đổi theo tỷ giá tại thời điểm thanh toán.
Đến tháng 10/2011, gia đình ông Thái đã trả khoảng 70% tổng giá trị nhà, phần còn lại sẽ thanh toán khi nhận nhà.
Tuy nhiên, theo ông Thái được biết, Nghị đinh 95/2011/NĐ-CP ngày 20/10/2011 của Chính phủ quy định, các tổ chức kinh doanh không được phép ghi giá và thanh toán dịch vụ bằng ngoại tệ.
Ông Thái đề nghị cơ quan chức năng cho biết, ông có
thể yêu cầu Sàn giao dịch bất động sản cho phép ông thanh toán phần giá
trị còn lại của ngôi nhà theo tỷ giá USD tại thời điểm ký hợp đồng
không?
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giải đáp thắc mắc của ông Thái như sau:
Tại Điều 22 Pháp lệnh Ngoại hối quy
định: "Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết,
quảng cáo của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng
ngoại hối, trừ các giao dịch với tổ chức tín dụng khác, các trường hợp
thanh toán thông qua trung gian gồm thu hộ, ủy thác, đại lý và các
trường hợp cần thiết khác được Thủ tướng Chính phủ cho phép".
Đồng thời, Điều 29 Nghị định 160/2006/NĐ-CP
ngày 28/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh
Ngoại hối quy định hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam và
đưa ra các trường hợp cụ thể được loại trừ, trong đó không bao gồm hành
vi "thỏa thuận giá cả hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ".
Căn cứ các nội dung trên, việc hợp đồng mua bán nhà
có nội dung "giá bán tính bằng USD" là vi phạm quy định pháp luật về
ngoại hối.
Về đề nghị của ông Thái liên quan đến việc thanh toán hợp đồng, tại Điều 388 Bộ luật Dân sự quy định: "Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự".
Tại khoản 1 Điều 423 Bộ luật Dân sự quy định: "Các
bên có thể thỏa thuận sửa đổi hợp đồng và giải quyết hậu quả của việc
sửa đổi, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác".
Ngoài ra, khoản 1 Điều 389 Bộ luật Dân sự về các
nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự quy định: "Tự do giao kết hợp đồng
nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội".
Như vậy, việc giao kết hợp đồng dân sự là thỏa thuận
của các bên và các bên và các bên có thể thỏa thuận sửa đổi hợp đồng
nhưng không được trái pháp luật.
Do đó, liên quan đến đề nghị của ông Thái về việc
"ông có thể yêu cầu được thanh toán cho Sàn giao dịch bất động sản theo
tỷ giá tại thời điểm ký hợp đồng không", Ngân hàng Nhà nước thấy rằng,
việc giao kết hợp đồng với nội dung "giá bán tính bằng USD" là vi phạm
quy định pháp luật về quản lý ngoại hối, trái với quy định tại Khoản 1
Điều 398 Bộ luật Dân sự.
Việc thanh toán số tiền còn lại của Hợp đồng do các
bên thỏa thuận và phải tuân thủ theo quy định pháp luật về quản lý ngoại
hối.
Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng cảm ơn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có thông tin giải đáp công dân qua Cổng TTĐT Chính phủ.
Phòng Thông tin phản ánh của tổ chức, công dân
ThS. Nguyễn Thùy Trang*
Thực hiện Nghị quyết số 02/2011/NQ-CP ngày 9/1/2011, Nghị quyết số 11/2011/NQ-CP ngày 01/3/2011 của Chính phủ, Chỉ
thị số 01/CT-NHNN ngày 1/3/2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, năm 2011, các hoạt động giao dịch, niêm yết,
thanh toán, quảng cáo của
người cư trú, người không cư trú trên lãnh thổ Việt Nam đã,
đang và sẽ
được siết chặt quản lý theo đúng
các quy định về quản lý ngoại hối
của Nhà nước. Nhưng, quản lý như
thế nào, xử lý ra làm sao vẫn là một vấn đề gây nhiều tranh cãi. Chấn
chỉnh việc sử dụng đồng tiền Việt
Nam, ngăn chặn tình trạng đô
la hóa nên được xem xét từ
gốc, đó
là các quy định của
pháp luật,
sau đó là việc
thực thi và vận dụng
các quy định
đó trên
thực
tế. Trong bối cảnh
kinh tế thị
trường mở cửa, giao dịch thông thương giữa các quốc
gia ngày càng mở rộng, đồng tiền Việt Nam đang chịu
sức ép nặng nề của
vấn đề lạm phát và mất giá, để đối phó với
các quy định pháp luật về ngoại hối, nhiều
doanh nghiệp đã lựa chọn
những phương
thức khá “linh hoạt” nhằm bảo
toàn giá trị
nguồn tiền
của mình trong các giao dịch vốn và giao dịch vãng lai.
1. Các quy định pháp luật
hiện hành
Từ các quy định của Pháp lệnh và Nghị định về quản lý ngoại hối…
Điều 22, Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày
13/12/2005 của Ủy ban Thường
vụ quốc hội
(sau đây gọi tắt là PL số 28) “Quy định hạn chế
sử dụng ngoại hối: Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các giao dịch với
tổ chức tín dụng, các trường hợp thanh toán thông qua trung gian gồm thu hộ, ủy
thác, đại lý và các trường hợp cần thiết
khác được Thủ tướng Chính phủ cho phép”.
Điều 29, Nghị
định 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/006 hướng dẫn thi
hành Pháp lệnh
Ngoại hối quy định “Trên lãnh thổ Việt
Nam, mọi
giao dịch, thanh toán, niêm yết,
quảng cáo của
người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối
trừ các trường hợp sau: …”. Tiếp sau đó,
là 12 trường hợp được
phép giao dịch bằng ngoại hối. Nếu tổ
chức, cá nhân không thuộc 12 trường hợp đã được liệt kê sẽ phải tuân thủ các quy định của
pháp luật
về ngoại hối.
Đến hướng dẫn của
Tòa án nhân
dân tối cao:
Nghị quyết số
04/2003/NQ-HĐTP ngày 27/5/2003
của
Hội
đồng
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật
trong việc giải quyết các vụ
án kinh tế, điểm b, khoản
3 mục I quy định: “Nếu trong nội dung hợp đồng kinh tế, các bên có thỏa
thuận giá cả,
thanh toán bằng ngoại tệ, trong khi đó,
một hoặc các bên không được phép thanh toán bằng ngoại tệ, nhưng sau đó,
các bên có thỏa thuận thanh toán bằng đồng Việt
Nam hoặc trong nội dung của hợp đồng kinh tế, các bên thỏa thuận ngoại tệ làm đồng tiền định giá (để đảm bảo
ổn định giá trị của
hợp đồng) nhưng
việc thanh toán là bằng Đồng Việt
Nam, thì hợp đồng kinh tế không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh
hợp đồng kinh tế
và do đó, không bị coi là vô hiệu
toàn bộ”.
2. Việc áp
dụng các quy định
pháp
luật trên thực tế
Khi nghiên cứu các quy định trên, hẳn chúng ta đều nhận thấy sự mâu
thuẫn giữa pháp lệnh, nghị định và hướng dẫn
của Tòa án liên quan đến vấn đề niêm yết, giao dịch bằng
ngoại hối. Cho đến
thời điểm này, nhiều tòa án vẫn áp dụng điểm b, khoản 3 Nghị quyết 04/2003/NQ-HĐTP để xem xét
hợp đồng vô hiệu. Vậy việc xem xét này có phù hợp với
quy định pháp luật
hiện hành hay không? Hiện nay, vẫn
còn nhiều quan điểm
trái ngược.
a) Quan điểm
thứ nhất
cho rằng, việc
căn cứ
vào điểm b, khoản 3 mục I Nghị quyết
04/ 2003 là hợp lý. Lý do:
- Pháp lệnh
Ngoại hối chỉ cấm các hành vi sau “giao dịch, thanh toán,
niêm yết,
quảng cáo” thực hiện bằng
ngoại hối. Nhưng giá ghi trong hợp đồng không thuộc
các trường hợp trên, thậm chí căn cứ theo Luật Sở
hữu trí
tuệ, giá trong hợp đồng, nhiều khi còn được coi là “bí mật kinh doanh” nếu giá cả hàng hóa đó không thuộc
các trường hợp
phải đăng ký, kê khai hay niêm yết theo quy định của
pháp luật về giá. Trên thực tế, hầu hết giá cả của
hàng hóa là do
các
bên tự thỏa
thuận, và các bên có quyền
thỏa thuận về
việc công khai hay giữ bí mật
về giá cả
trong hợp đồng. Do vậy, nếu như có cam kết
giữ bảo
mật hoặc giá không thuộc trường hợp phải niêm yết
công khai, thì việc ghi giá trong hợp đồng
sẽ không thuộc
một trong bốn hành vi trên và đương nhiên, trong trường hợp này, việc ghi giá bằng ngoại tệ không trái các quy định về quản lý ngoại hối.
- Căn cứ vào tình hình thực tế, mục đích quản lý của
Nhà nước là hạn chế
hoặc nghiêm cấm các
giao dịch, thanh toán bằng ngoại tệ
đối với các hợp đồng
ký kết và thực hiện
trong lãnh thổ Việt Nam. Như vậy, chỉ cần
các bên thực
hiện việc thanh toán bằng Việt Nam đồng
thì hợp đồng
đó vẫn được chấp nhận khi giải quyết tranh chấp tại
tòa án.
- Căn cứ vào lợi ích của các bên và xu hướng phát triển các quan hệ kinh doanh thương mại hiện nay, các doanh nhân có quyền lựa chọn cho mình những giải pháp an toàn nhất đối với khoản tiền của mình, và việc lấy tỷ giá làm cơ sở xác định giá trị hợp đồng sẽ giảm cho họ những rủi ro trượt giá. Hơn nữa, có nhiều hợp đồng giữa những người cư trú hoặc không cư trú
trên lãnh thổ Việt Nam, nhưng
nguồn hàng lại nhập từ nước ngoài, thì việc định giá bằng đồng Việt Nam trong hợp đồng sẽ gây rủi
ro cho người bán hoặc người mua nếu
tỷ giá tăng hoặc
giảm.
- Đương nhiên, một
căn cứ pháp lý mấu chốt không thể bỏ qua, đó chính là quy định tại điểm b, khoản 3 mục I, Nghị quyết 04/2003/NQ-HĐTP của HĐTP TANDTC.
b) Quan điểm
thứ hai lại cho rằng, đối với mọi giao dịch được thực
hiện trên lãnh thổ
Việt Nam, phải được thể hiện bằng đồng Việt Nam.
Những người bảo vệ quan điểm này đưa ra những lý lẽ sau:
Những người bảo vệ quan điểm này đưa ra những lý lẽ sau:
- Căn cứ quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối. Khái niệm của các hành vi “giao dịch”, “niêm yết”, “quảng cáo” khá chung chung, nên sẽ chia làm các trường hợp:
Trường hợp 1: Đối với các hợp đồng mua bán hàng hóa mà giá hàng
hóa thuộc
diện phải đăng ký, kê khai hay niêm yết theo quy định của
Nhà
nước thì việc
ghi giá trên hợp đồng
bắt buộc phải bằng
đồng Việt Nam.
Trường hợp 2: Đối với các hàng hóa không thuộc trường hợp 1, theo quan điểm thứ nhất, sẽ không bị coi là vi phạm pháp luật về ngoại hối. Tuy nhiên, những người ủng hộ quan điểm hai lại không đồng tình với lập luận đó, bởi lẽ, trong nhóm 4 hành vi liệt kê của Pháp lệnh Ngoại hối, không chỉ có cụm từ “niêm yết”, mà còn có hành vi “giao dịch” và “quảng cáo”. Giao dịch là một khái niệm rộng, từ điển tiếng Việt định nghĩa đây là hoạt động “đổi chác, mua bán, giao thiệp,...”, vậy hành vi mua và bán thông qua hợp đồng, thì việc ký hợp đồng với các điều khoản liên quan cũng sẽ nằm trong hoạt động “giao dịch” đó, hoặc việc giới thiệu giá cả hàng hóa cho các đối tác bằng ngoại tệ (vì khi gửi bản chào giá, bên bán sẽ không chỉ gửi cho một mà có thể là rất nhiều đối tác) thì cũng có thể xem như một hành vi quảng cáo về hàng hóa (làm cho đông đảo quần chúng biết đến món hàng của mình).
Do vậy, việc ghi giá trong hợp đồng bằng ngoại tệ, bất luận trong trường hợp nào cũng vẫn bị coi là trái luật.
- Căn cứ theo chủ trương, chính sách của Nhà nước. Từ đầu năm
2011 đến
nay, Chính phủ,
Ngân hàng Nhà nước đã ra một loạt các nghị quyết,
chỉ thị về việc
siết chặt quản lý ngoại hối, ngăn chặn tình trạng
đô la hóa nền kinh tế. Do vậy, việc
lấy tỷ giá để làm căn cứ thanh toán giá trị hợp đồng xem ra không còn phù hợp với chủ trương, chính sách của Chính phủ và các cơ quan hữu
quan trong tình hình hiện nay. Muốn ngăn chặn tình trạng đô la hóa thì không thể duy trì và công nhận việc dùng đô la hay ngoại tệ nào đó để làm cơ sở định giá và lấy tỷ giá tại
thời điểm thanh toán để tính giá trị hợp
đồng, vì như vậy, vẫn tiếp
tục gây nên sự
bất ổn đối với
giá trị của
tiền đồng, và doanh nghiệp sẽ vẫn tiếp
tục sử dụng “con dao hai lưỡi”
giữa tỷ giá và tiền đồng để đối phó với các quy định pháp luật về quản lý ngoại hối.
- Căn cứ theo tinh thần hướng dẫn của Nghị quyết 04/2003/NQ- HĐTP. Xét về hiệu lực, Nghị quyết 04/2003/NQ-HĐTP hướng dẫn thực hiện hợp đồng kinh tế theo điểm a, khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế. Tuy nhiên, từ ngày 1/7/2006, khi Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại
2005 có hiệu lực thì Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế đã hết hiệu lực. Việc viện
dẫn Nghị quyết hướng dẫn cho một
văn bản đã hết
hiệu lực pháp luật, điều này sẽ trái với nguyên tắc áp dụng pháp luật.
Do vậy, việc các tòa án áp dụng tinh thần của
điểm
b, khoản 3 mục I, Nghị quyết 04/2003/NQ-HĐTP khi Pháp lệnh Hợp đồng
kinh tế đã hết hiệu lực, sẽ được coi như việc xét xử theo án lệ, mà ở
Việt Nam, việc xét xử theo án lệ chưa được coi là một
cơ sở chính thống. Từ nhận định trên, căn cứ pháp lý là Nghị quyết
hướng dẫn của
tòa án thiếu tính thuyết
phục nếu các hợp đồng được ký kết từ ngày 1/7/2006 trở
về sau. Ngoài ra, Pháp lệnh số 28 và Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ra đời sau này cũng đã có
những quy định cụ thể
về quản lý ngoại hối, và hướng dẫn của tòa án đã
không còn phù hợp
với tinh thần của các điều luật này.
- Ngoài ra, khi ghi giá bằng ngoại tệ, lấy căn cứ tỷ giá để tính giá trị hợp đồng, đối với các doanh nghiệp (đặc biệt là doanh nghiệp Nhà nước - người quản lý doanh nghiệp có trách nhiệm bảo toàn nguồn vốn chủ sở hữu) sẽ gặp một số rủi ro pháp lý sau:
+ Có thể bị xử lý vi phạm về hành chính về việc vi phạm các quy định pháp luật về ngoại hối, hoặc thậm chí vi phạm pháp luật hình sự nếu vì việc ghi giá và căn cứ tỷ giá để tính ra Việt Nam đồng tại thời điểm thanh toán, khiến doanh nghiệp phải chịu một khoản chênh lệch lớn so với thời điểm ký hợp đồng trong trường hợp tỷ giá tăng, gây thất thoát cho tài sản của Nhà nước. Hành vi trên, nếu bị phát hiện và xử lý nghiêm khắc, có thể sẽ bị truy cứu theo Điều 165 Bộ luật Hình sự 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) với tội danh “cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” nếu thiệt hại từ 100 triệu đến dưới 300 triệu (khoản 1) hoặc giá trị thiệt hại cao hơn theo các khoản 2, 3 với khung hình phạt cao nhất của loại tội phạm này lên đến 20 năm tù giam.
+ Khi bị xử lý hành chính hoặc khởi tố hình sự, khó có cơ sở viện dẫn điểm b, khoản 3, mục I, Nghị quyết 04/2003/NQ-HĐTP để bảo vệ cho mình, vì hướng dẫn của Nghị quyết trên áp dụng cho các vụ án kinh tế và là căn cứ để xét hợp đồng vô hiệu. Còn việc người nào đó vi phạm các quy định về ngoại hối dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, gây thiệt hại tài sản cho Nhà nước thì hành vi này không còn thuần túy về mặt dân sự, mà đã có dấu hiệu của tội phạm hình sự. Và việc hành vi đó có bị coi là vi phạm hành chính hay hình sự hay không, sẽ phụ thuộc vào phân tích, nhận định của cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án hoặc các cơ quan khác có liên quan.
Chúng tôi đồng thuận với quan điểm thứ hai. Tuy nhiên, vì hiện nay, việc áp dụng pháp luật về quản lý ngoại hối còn thiếu thống nhất, để kiện toàn và áp dụng các biện pháp quản lý triệt để các giao dịch bằng tiền đồng có giá trị, tôi xin đưa ra một số kiến nghị cụ thể như sau.
3. Một số kiến nghị để áp
dụng thống nhất các quy định
pháp
lệnh
về quản lý ngoại hối
a) Hoàn thiện các quy định pháp luật
về quản lý ngoại hối
Sửa đổi, bổ sung Điều 22 Pháp lệnh
số 28, để thống
nhất cách hiểu và giải thích theo đúng
tinh thần của
điều luật, như sau: “Quy định hạn chế
sử dụng ngoại hối: Trên lãnh thổ Việt
Nam, mọi
thỏa thuận, giao dịch, thanh toán, niêm yết,
quảng cáo của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối,…”.
Điều 10, Nghị định 160/2006/NĐ-CP quy định về đồng tiền thanh toán trong giao dịch vãng lai thiếu rõ ràng và có sự xung đột với Điều 22, Pháp lệnh số 28, Điều 5, Điều 29, Nghị định 160/ 2006/NĐ-CP. Nguyên văn Điều 10 như sau: “Đồng tiền sử dụng trong thanh toán vãng lai: (1). Người cư trú được lựa chọn đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi và các đồng tiền khác mà tổ chức tín dụng được phép chấp nhận làm đồng tiền thanh toán trong giao dịch vãng lai. (2). Trường hợp sử dụng đồng Việt Nam trong thanh toán vãng lai, người cư trú và người không cư trú được chuyển khoản thông qua tài khoản đồng Việt Nam mở tại tổ chức tín dụng được phép”. Theo tinh thần của điều khoản này, pháp luật khuyến khích việc thanh toán bằng tiền Việt Nam đồng thời với cả những giao dịch được phép thanh toán bằng ngoại tệ (khoản 2, được chuyển khoản thông qua tổ chức tín dụng), còn với việc thanh toán bằng ngoại tệ thì không quy định rõ ràng nên cũng không hiểu có bị cấm “chuyển khoản” hay không?). Bên cạnh đó, quy định này còn có thể gây nên cách hiểu khác: “Trong giao dịch vãng lai, thì chỉ khi thanh toán qua chuyển khoản mới cần thiết phải quy đổi sang Việt Nam đồng, còn thanh toán tiền mặt thì các bên đương sự có quyền tự do?”. Với cách diễn giải này, chúng ta sẽ nhận thấy trái với các quy định đã viện dẫn ở phần trên. Do vậy, theo suy nghĩ của tôi, khi sửa đổi, bổ sung Nghị định 160/2006/NĐ-CP, nên bỏ Điều 10 hoặc sửa theo hướng cụ thể, rõ ràng hơn, tránh những cách giải thích khác nhau về điều khoản này.
Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao sớm ban hành Nghị quyết thay thế Nghị quyết 04/2003/NQ-HĐTP, trong đó có điều khoản hướng dẫn về hợp đồng kinh tế vô hiệu. Vì các văn bản quy phạm pháp luật đã có sự thay đổi và các hướng dẫn của Tòa án Nhân dân tối cao không còn phù hợp với các quy định pháp luật về chính sách cũng như các quy định pháp luật về quản lý ngoại hối ra đời sau này.
Ngân hàng Nhà nước sớm ban hành thông tư hướng dẫn cụ thể
về việc
siết chặt việc quản lý ngoại hối
trong tình hình hiện nay, nhằm tạo một
hành lang pháp lý thống nhất
để các doanh nghiệp, cá nhân của Việt Nam hoặc
các giao dịch trên lãnh thổ
Việt Nam thực
hiện, tránh hiện tượng
áp dụng luật tùy nghi như
hiện nay.
b) Siết
chặt việc quản
lý ngoại
hối từ
phía các cơ quan
chức năng
Để kiểm soát chặt
các giao dịch ngoại hối, không chỉ
phụ thuộc
vào sự
nỗ lực của
một số cơ quan chuyên trách như Ngân hàng Nhà nước, quản lý thị
trường,... mà còn đòi hỏi sự phối
kết hợp của rất
nhiều các cơ quan quản lý Nhà nước khác: Công an, Viện kiểm sát, Tòa án, Thanh tra, Kiểm toán,... và ý thức
hiểu biết,
tuân thủ pháp luật của
doanh nghiệp, người dân. Kiểm
soát và hạn chế tình trạng đô la hóa nền kinh tế chính là một
cách kiểm soát lạm phát, tăng giá trị
tiền đồng, thúc đẩy xuất
khẩu, ổn
định và phát triển kinh tế nội
địa, tạo dựng niềm tin của
nhân dân đối
với chính sách tiền tệ
của Nhà nước ta.
c) Tuyên truyền, phổ
biến pháp luật đến
người dân và doanh nghiệp
Về nguyên tắc,
đối với bất
kỳ một
văn bản pháp quy nào, để đến được
với đông đảo quần chúng nhân dân, các cơ quan hữu quan không thể
bỏ qua biện pháp tuyên truyền. Quy định về ngoại hối
là một
trong những vấn đề nóng và nhạy cảm, vì nó liên quan trực tiếp đến
quyền, lợi ích của các doanh nghiệp. Do vậy, việc tuyên truyền phải đi đôi với giải thích, phân tích và giải
đáp được
những thắc mắc,
nêu được
những quyền, lợi ích cũng
như rủi ro của
doanh nghiệp,
sự tương
thích giữa
lợi ích của
doanh nghiệp và chính sách ổn định kinh tế
vĩ mô của Nhà nước, để từ đó tạo được một diễn đàn
mở với những
nguồn thông tin trao đổi hai chiều để có biện pháp dung hòa lợi ích giữa các bên, góp phần đưa các quy định pháp luật đến gần hơn, hợp
lý hơn đối với nhân dân.
d) Tạo
một hành
lang pháp lý an toàn và tạo một
môi trường kinh tế nội địa ổn định, bình ổn giá trị tiền
đồng để doanh nghiệp yên tâm khi thực
hiện giao dịch
Song song với các biện pháp trên thì việc xây dựng, kiểm sát việc tuân thủ các quy định pháp luật và kiểm tra, giám sát tính khả thi của các quy định pháp luật trên thực tế, là một yêu cầu không thể thiếu đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, tạo niềm tin cho các doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh. Pháp luật cần phải được hiểu và áp dụng thống nhất, nếu như có những quy định chưa rõ ràng và ra đến cơ quan chức năng, thanh tra hay tòa án, mỗi cơ quan lại có cách hiểu và xử trí khác nhau về cùng một vụ việc thì tất yếu sẽ gây nên tâm lý bất ổn cho những người thực hiện giao dịch.
Song song với các biện pháp trên thì việc xây dựng, kiểm sát việc tuân thủ các quy định pháp luật và kiểm tra, giám sát tính khả thi của các quy định pháp luật trên thực tế, là một yêu cầu không thể thiếu đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, tạo niềm tin cho các doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh. Pháp luật cần phải được hiểu và áp dụng thống nhất, nếu như có những quy định chưa rõ ràng và ra đến cơ quan chức năng, thanh tra hay tòa án, mỗi cơ quan lại có cách hiểu và xử trí khác nhau về cùng một vụ việc thì tất yếu sẽ gây nên tâm lý bất ổn cho những người thực hiện giao dịch.
Quản lý ngoại hối hiện đang là vấn đề “nóng”, các doanh nghiệp vẫn đang trông chờ vào những động thái tích cực và cụ thể
từ phía Ngân hàng Nhà nước, các cơ quan chức
năng để tìm ra đường đi hợp lý nhất cho mình, vừa đúng luật,
vừa đảm bảo lợi ích kinh doanh của doanh
nghiệp.
0 nhận xét