Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm trong doanh nghiệp

Ãnh mang tính minh hoạ - Nguồn: Internet



1.- Thông tư 82/2003/TT-BTC ngày 14/8/2003 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn trích lập, sử dụng và hạch toán Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm tại doanh nghiệp




BỘ TÀI CHÍNH
********
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 82/2003/TT-BTC
Hà Nội, ngày 14 tháng 8 năm 2003



THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 82/2003/TT-BTC NGÀY 14 THÁNG 08 NĂM 2003 HƯỚNG DẪN TRÍCH LẬP, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ HẠCH TOÁN QUỸ DỰ PHÒNG VỀ TRỢ CẤP MẤT VIỆC LÀM TẠI DOANH NGHIỆP



Thi hành Điều 13, Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18/04/2003 của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về việc làm; Sau khi thống nhất với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn việc trích lập, quản lý, sử dụng và hạch toán Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm tại doanh nghiệp như sau:


1. Đối tượng áp dụng:


- Các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước;
- Các doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp;
- Các doanh nghiệp hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam;

Đối với các doanh nghiệp liên doanh được thành lập trên cơ sở các Hiệp định ký giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam và Chính phủ nước ngoài, nếu Hiệp định có các quy định về trích lập và sử dụng Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm khác với hướng dẫn tại Thông tư này, thì thực hiện theo quy định của Hiệp định đó.

2. Mức trích lập quỹ:
Mức trích Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm từ 1% - 3% trên quỹ tiền lương làm cơ sở đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp.

Mức trích cụ thể do doanh nghiệp tự quyết định tuỳ vào khả năng tài chính của doanh nghiệp hàng năm.

Khoản trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm được trích và hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ của doanh nghiệp.

3. Thời điểm trích lập quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm là thời điểm khoá sổ kế toán để lập Báo cáo tài chính năm.

4. Quản lý và sử dụng Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm:

a. Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm của doanh nghiệp dùng để chi trợ cấp thôi việc, mất việc làm theo quy định tại Điều 12, Điều 13 Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18/04/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về việc làm.

b. Nếu Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm hàng năm không chi hết được chuyển số dư sang năm sau.


c. Trường hợp Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm không đủ để chi trợ cấp cho người lao động thôi việc, mất việc làm trong năm tài chính thì toàn bộ phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ.


d. Doanh nghiệp có trách nhiệm quản lý, sử dụng quỹ đúng mục đích và báo cáo việc sử dụng quỹ tại phần Thuyết minh Báo cáo tài chính hàng năm bao gồm các chỉ tiêu: tổng số chi trợ cấp, số người được trợ cấp và số trích quỹ dự phòng trong năm.

5. Số dư Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm trước đây
trích lập từ lợi nhuận sau thuế (quy định tại Thông tư số 64/1999/TT-BTC ngày 7/6/1999 của Bộ Tài chính và Thông tư số 58/2002/TT-BTC ngày 28/6/2002 của Bộ Tài chính) được tiếp tục quản lý và sử dụng theo quy định tại Thông tư này.

6. Hạch toán kế toán Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm:


a. Khi trích lập Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm, ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 3353 – Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm


b. Khi chi trả trợ cấp thôi việc, mất việc làm cho người lao động, ghi:


Nợ TK 3353 - Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm
Có các TK 111, 112

c. Trường hợp Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm không đủ
để chi trợ cấp cho người lao động thôi việc, mất việc làm trong năm tài chính, thì phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ, khi chi ghi:
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có các TK 111, 112

d. Chuyển số dư của Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc
làm quy định tại mục 5 Thông tư này như sau:
Nợ TK 416 - Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm
Có TK 3353 - Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm

7. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo.
Thay thế điểm 6.3, khoản 6, mục B, và khoản 3, mục C, phần II Thông tư số 64/1999/TT-BTC ngày 7/6/1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ phân phối lợi nhuận sau thuế và quản lý các quỹ trong các doanh nghiệp Nhà nước và khoản 4, mục C, phần II Thông tư số 58/2002/TT-BTC ngày 28/6/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn quy chế tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.

Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu xử lý.



Lê Thị Băng Tâm


(Đã ký)

Chú ý: Mức trích lập quỹ:

Mức trích Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm từ 1% - 3% trên quỹ tiền lương làm cơ sở đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp.
Mức trích cụ thể do doanh nghiệp tự quyết định tuỳ vào khả năng tài chính của doanh nghiệp hàng năm.
Khoản trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm được trích và hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ của doanh nghiệp.
Thời điểm trích lập quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm là thời điểm khoá sổ kế toán để lập Báo cáo tài chính năm.
Quản lý và sử dụng Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm:

a. Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm của doanh nghiệp dùng để chi trợ cấp thôi việc, mất việc làm theo quy định tại Điều 12, Điều 13 Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18/04/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về việc làm.

b. Nếu Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm hàng năm không chi hết được chuyển số dư sang năm sau.

c. Trường hợp Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm không đủ để chi trợ cấp cho người lao động thôi việc, mất việc làm trong năm tài chính thì toàn bộ phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ.

d. Doanh nghiệp có trách nhiệm quản lý, sử dụng quỹ đúng mục đích và báo cáo việc sử dụng quỹ tại phần Thuyết minh Báo cáo tài chính hàng năm bao gồm các chỉ tiêu: tổng số chi trợ cấp, số người được trợ cấp và số trích quỹ dự phòng trong năm.

Hướng dẫn
Điều 42 của Bộ luật Lao động thì khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từ đủ 12 tháng trở lên, người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng tháng lương, cộng với phụ cấp lương, nếu có.
Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 6 tháng liền kề khi chấm dứt hợp đồng lao động, gồm tiền lương cấp bậc, chức vụ và phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có) quy định tại Điều 15 của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ.

Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động với người sử dụng lao động (ở đơn vị) nào thì người sử dụng lao động đó có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc.
Điều 17.của Bộ luật Lao động quy định trong trường hợp do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ mà người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp từ một năm trở lên bị mất việc làm, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm đào tạo lại họ để tiếp tục sử dụng vào những chỗ làm việc mới; nếu không thể giải quyết được việc làm mới, phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm, cứ mỗi năm làm việc trả một tháng lương, nhưng thấp nhất cũng bằng hai tháng lương.

Theo quy định khoản 1 Điều 12 Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18/4/2003 thì trợ cấp mất việc làm được tính trên có sở mức lương quy định tại Nghị định 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 và tại Điều 15 Nghị định 114/2002/NĐ-CP quy định tiền lương tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương theo hợp đồng lao động tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi sự việc xảy ra, gồm tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có).

Ảnh mang tính minh hoạ - Nguồn Internet

2.- Các văn bản hướng dẫn liên quan  V/v trích lập Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm khi lập quyết toán thuế TNDN

2.1.- Công văn của Tổng cục Thuế số 2585 /TCT-CS ngày 8 tháng 7 năm 2008 V/v trích lập Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm.


Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Ninh Thuận
 Trả lời công văn số 1816/CT-TTr ngày 19/6/2008 của Cục thuế tinh Ninh Thuận về trích lập Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Tại điểm 2.19 Mục III Phần B Thông tư số 134/2007/TT-BTC ngày 23/11/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNDN quy định khoản sau không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN: “Trích lập và sử dụng quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm và chi trợ cấp thôi việc cho người lao động không theo đúng chế độ hiện hành”.
Tại điểm 2, điển 3 và điển 4b Thông tư số 82/2003/TT-BTC ngày 14/8/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn trích lập quản lý, sử dụng và hạch toán Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm tại doanh nghiệp quy định:
“2. Mức trích lập Quỹ:
Mức trích Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm từ 1% - 3% trên quỹ tiền lương làm cơ sở đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp.
...
Khoản trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm được trích và hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ của doanh nghiệp.
3. Thời điểm trích lập quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm là thời điểm khoá sổ kế toán để lập Báo cáo tài chính năm.
...
4b. Nếu Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm hàng năm không chi hết được chuyển số dư sang năm sau.”
Căn cứ các quy định nêu trên, doanh nghiệp được trích lập Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm (Quỹ) tại thời điểm khoá sổ kế toán để lập Báo cáo tài chính năm với mức trích là từ 1%-3% trên quỹ tiền lương làm cơ sở đóng bảo hiểm xã hội doanh nghiệp được tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN khoản phải trích lập vào Quỹ của năm nay:
- Nếu số phải trích lập Quỹ năm nay bằng số dư của Quỹ từ năm trước chuyển sang thì doanh nghiệp không phải trích thêm.
- Nếu số phải trích lập Quỹ năm nay cao hơn số dư của Quỹ từ năm trước chuyển sang thì doanh nghiệp trích thêm vào chi phí quản lý doanh nghiệp phần chênh lệch.
Tổng cục Thuế trả lời để Cục thuế tỉnh Ninh Thuận hướng dẫn đơn vị./.

2.2.- Công văn số 7250/BTC-TCT ngày 07/6/2010 của Bộ Tài Chính V/v: một số nội dung cần lưu ý khi quyết toán thuế TNDN năm 2009. 

8. Về trích lập Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm:
- Điểm 2.17 Mục IV Phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNDN quy định khoản sau không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN: “Trích, lập và sử dụng quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm và chi trợ cấp thôi việc cho người lao động không theo đúng chế độ hiện hành”.
- Điểm 2 và Điểm 4 Thông tư số 82/2003/TT-BTC ngày 14/8/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn trích lập, quản lý, sử dụng và hạch toán Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm tại doanh nghiệp quy định:
“2. Mức trích lập Quỹ:
Mức trích Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm từ 1% - 3% trên quỹ tiền lương làm cơ sở đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp.
Khoản trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm được trích và hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ của doanh nghiệp.
4. Quản lý và sử dụng Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm:
a. Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm của doanh nghiệp dùng để chi trợ cấp thôi việc, mất việc làm theo quy định tại Điều 12, Điều 13 Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18/04/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về việc làm.
b. Nếu Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm hàng năm không chi hết được chuyển số dư sang năm sau”.
Căn cứ các quy định nêu trên thì: Hàng năm doanh nghiệp được trích lập Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm với mức trích từ 1% - 3% trên quỹ lương làm cơ sở đóng bảo hiểm xã hội. Khoản trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN trong kỳ của doanh nghiệp; số dư lũy kế của quỹ không bị khống chế. Việc chi trợ cấp mất việc làm đối với người lao động bị mất việc làm được thực hiện theo quy định của Bộ Luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành.


2.3.- Công văn của Tổng cục Thuế số 2288 /TCT-CS ngày 29 tháng 6 năm 2010 V/v trích lập Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm.

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số: 2288/TCT-CS
V/v trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm
Hà Nội, ngày 29 tháng 06 năm 2010

Kính gửi:
- Cục thuế tỉnh Bình Định;
- Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam;
- Công ty Xăng dầu Bắc Tây Nguyên

Tổng cục Thuế nhận được công văn của Cục thuế tỉnh Bình Định, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và Công ty Xăng dầu Bắc Tây Nguyên hỏi về trích lập Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm. Về vấn đề này, sau khi báo cáo và xin ý kiến Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Tại điểm 8 Mục III Phần B Thông tư số 128/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 của Bộ Tài chính quy định cơ sở kinh doanh được tính khoản chi phí sau vào chi phí hợp lý được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN: “Trích các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng công nợ khó đòi, dự phòng giảm giá chứng khoán, trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm theo hướng dẫn của Bộ Tài chính”.
Tại điểm 2.19 Mục III Phần B Thông tư số 134/2007/TT-BTC ngày 23/11/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNDN quy định khoản sau không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN: “Trích, lập và sử dụng quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm và chi trợ cấp thôi việc cho người lao động không theo đúng chế độ hiện hành”.
Tại điểm 2 và điểm 4 Thông tư số 82/2003/TT-BTC ngày 14/8/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn trích lập, quản lý, sử dụng và hạch toán Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm tại doanh nghiệp quy định:
“2. Mức trích lập Quỹ:
Mức trích Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm từ 1%-3% trên quỹ tiền lương làm cơ sở đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp
Khoản trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm được trích và hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ của doanh nghiệp.
4. Quản lý và sử dụng Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm:
a. Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm của doanh nghiệp dùng để chi trợ cấp thôi việc, mất việc làm theo quy định tại Điều 12, Điều 13 Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18/04/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về việc làm.
b. Nếu Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm hàng năm không chi hết được chuyển số dư sang năm sau”.
Căn cứ các quy định nêu trên, hàng năm, doanh nghiệp được trích lập Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm (Quỹ) với mức trích từ 1% - 3% trên quỹ tiền lương làm cơ sở đóng bảo hiểm xã hội, khoản trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ của doanh nghiệp; số dư lũy kế của Quỹ không bị khống chế; việc chi trợ cấp mất việc làm đối với người lao động bị mất việc làm được thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Các trường hợp đã được hướng dẫn trước đây khác với nội dung hướng dẫn tại công văn này thì thực hiện theo công văn này.
Tổng cục Thuế hướng dẫn để các Cục thuế được biết.


Nơi nhận:
- Như trên;
- CT các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục TCDN, Vụ PC, Vụ CST-BTC;
- Vụ PC-TCT;
- Lưu: VT, CS (4b).
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Vũ Thị Mai

New ----> 2.4.- Công văn của Cục Thuế Tỉnh Long An số 693 /CT-TTHT ngày 03 tháng 6 năm 2011 V/v trích lập Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm.

                                  Kính gửi: Ngân hàng TMCP Đại Tín
                                                Mã số thuế: 1100176136
                                                Địa chỉ: số 145-147-149, Hùng Vương, Phường 2,
                                                                                           TP Tân An, Long An.
Trả lời văn bản số 510/2011/CV-TGĐ ngày 25/5/2011 của Ngân hàng V/v trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, Cục thuế có ý kiến như sau:
- Điểm 2.17, mục IV, phần C, Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp quy định khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:
2.17. Trích, lập và sử dụng quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm và chi trợ cấp thôi việc cho người lao động không theo đúng chế độ hiện hành.
- Điểm 2 và điểm 4, Thông tư số 82/2003/TT-BTC ngày 14/8/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn trích lập, quản lý, sử dụng và hạch toán quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm tại doanh nghiệp quy đinh:
“2. Mức trích lập quỹ:
Mức trích Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm từ 1% - 3% trên quỹ tiền lương làm cơ sở đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp.
Mức trích cụ thể do doanh nghiệp tự quyết định tuỳ vào khả năng tài chính của doanh nghiệp hàng năm.
Khoản trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm được trích và hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ của doanh nghiệp.
4. Quản lý và sử dụng Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm:
a. Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm của doanh nghiệp dùng để chi trợ cấp thôi việc, mất việc làm theo quy định tại Điều 12, Điều 13 Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18/04/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về việc làm.
b. Nếu Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm hàng năm không chi hết được chuyển số dư sang năm sau.
c. Trường hợp Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm không đủ để chi trợ cấp cho người lao động thôi việc, mất việc làm trong năm tài chính thì toàn bộ phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ.
d. Doanh nghiệp có trách nhiệm quản lý, sử dụng quỹ đúng mục đích và báo cáo việc sử dụng quỹ tại phần Thuyết minh Báo cáo tài chính hàng năm bao gồm các chỉ tiêu: tổng số chi trợ cấp, số người được trợ cấp và số trích quỹ dự phòng trong năm.”

Căn cứ quy định trên thì khoản trích lập Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm và chi trợ cấp thôi việc cho người lao động theo đúng hướng dẫn tại Thông tư số 82/2003/TT-BTC ngày 14/8/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn, quản lý, sử dụng và hạch toán quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm tại doanh nghiệp là khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Nếu Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm không đủ để chi trợ cấp cho người lao động thôi việc, mất việc làm trong năm tài chính thì toàn bộ phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ. Việc chi trợ cấp mất việc làm đối với người lao động bị mất việc thực hiện theo quy định của Bộ luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Cục Thuế trả lời Ngân hàng biết để thực hiện theo đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đã trích dẫn tại văn bản này./.

Nơi nhận:                                                                                  CỤC TRƯỞNG
- Như trên;
- BLĐ Cục;
- Phòng THDT,TTr,KTr,                                                                      (đã ký)
KTNB, KK&KTT;
- Lưu: VT,TTHT.
                                                                                            Cao Văn Tạo


Tags: , , , , ,

MINH TRÍ

Đọc giả thân mến! Những bài viết trong Blog Tri Thức Kế Toán nhằm mục đích cho nhật ký cá nhân. Tuy nhiên những bài viết không cần giữ bản quyền. Nếu quý đọc giả cảm thấy yêu mến đăng lại với điều kiện ghi rõ tên tác giả và để lại một đường link bài viết gốc đầy đủ. Kính mong quý đọc giả lưu tâm, kính tri ân. Lê Minh Trí.

HƯỚNG DẪN CÁCH VIẾT BÌNH LUẬN
1. Sử dụng tài khoản Blogger-Google, LiveJournal, WordPress, TypePad, AIM, OpenID, hoặc Tên/URL-Website [có thể bỏ trống URL], hoặc Ẩn danh [Anonymous] để đưa ra comment [bình luận], nếu muốn.
2. Vui lòng đăng bình luận hòa nhã, đúng mực và cố gắng gõ tiếng Việt có dấu nếu có thể. MINH TRÍ rất vui vì những bình luận thiện chí mang tính xây dựng. Xin chân thành cảm ơn!

4 nhận xét

  1. Cảm ơn bài viết của bác (k rõ bác bao nhiêu tuổi, nên xin phép gọi bác xưng em, nếu thất lễ em sẽ gọi lại :) . Em nghĩ khi giới thiệu về 1 VBPL bác nên nêu 1 ít VD hoặc hướng dẫn thực hành hoặc thực tế ở các DN sẽ dễ hiểu, áp dụng& nhớ hơn , vì em đc biết bác là người có tuổi nghề và nhiều kinh nghiệm :)
    VD như bác nêu ra công thức& tính trợ cấp mất việc làm cho 1 người lao động cụ thể khi thôi việc sẽ dễ nhớ hơn đoạn mô tả cách tính ở trên.
    Theo em được biết thì chỉ phải trích lập dự phòng trợ cấp mất việc làm cho người làm việc cho công ty từ trước 31/12/2008 và vẫn còn trong độ tuổi lao động, khi nghỉ việc có thể nld sẽ được nhận đủ theo công thức tính trợ cấp cũng có thể chỉ nhận được 1 phần do nld& công ty thống nhất....

  2. Cám ơn bạn đã dành chút thời gian ghé thăm trang blog của MINH TRÍ.
    Chủ đề này, MINH TRÍ muốn lưu ý các bạn làm công tác kế toán khi lập quyết toán thu nhập DN năm 2011 nên trích trước các Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm vì đây là quyền lợi của DN để giảm bớt lợi nhuận trước thuế. Ngay cả tags (thẻ của bài viết, đã thận trọng ghi: bài mới, thuế, thuế TNDN, tin tức, tiêu điểm, văn bản thuế). Chủ đề đang thảo luận chia sẻ là thuế TNDN. Bài viết này không mang tính lập công thức & tính trợ cấp mất việc làm cho 1 người lao động cụ thể khi thôi việc. Nếu có thì MINH TRÍ đã viết bài tại khu vực Lao Động.

    Sau khi chia sẻ thông tin này, MINH TRÍ cũng nhận được những ý kiến về có còn trích lập Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc nữa không? (

    Xin được trả lời:

    Thông tin việc bãi bỏ Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm trong doanh nghiệp

    Ngày 15 tháng 06 năm 2011, VPCP có ban hành công văn số: 3950/VPCP-KTTH - V/v Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện

    MINH TRÍ muốn thông tin như sau:

    Kỳ quyết toán 2011 này vẫn còn thực hiện việc trích lập Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm trong doanh nghiệp.

    Ngày 27 tháng 12 năm 20011, Chính Phủ đã ban hành Nghị định 122/2011/NĐ-CP SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 124/2008/NĐ-CP NGÀY 11 THÁNG 12 NĂM 2008 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP,

    d) Bổ sung thêm điểm m, điểm n vào khoản 2 Điều 9 (Điều 9. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế - 2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Một số trường hợp được quy định như sau:....)

    “m) Khoản trích lập Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm (trừ trường hợp doanh nghiệp không thuộc diện bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật).

    n) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân; thù lao trả cho sáng lập viên doanh nghiệp không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh; tiền lương, tiền công, các khoản hạch toán chi khác để trả cho người lao động nhưng thực tế không chi trả hoặc không có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật; các khoản chi tiền thưởng, chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.”

    ====> 1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2012 và áp dụng cho kỳ tính thuế từ năm 2012 trở đi.

    Một lần nữa chân thành cám ơn bạn Victory Loves Preparation đã dành thời gian và truyền đạt ý kiến đóng góp.

    Thân - MINH TRÍ

  3. Cháu chào bác Minh Trí!
    Theo chân những bài viết của bác để áp dụng vào công ty cháu đang làm :) Công ty cháu không thuộc diện bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật => cuối năm 2012 cháu vẫn được trích lập Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm cho năm 2013 phải không ạ?
    Mức trích: từ 1% - 3% trên quỹ tiền lương làm cơ sở đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp. Mức trích cụ thể do doanh nghiệp tự quyết định tuỳ vào khả năng tài chính của doanh nghiệp hàng năm. => Công ty cháu sẽ tự trích lập và không cần đăng ký gì với cơ quan thuế phải không Bác?

    Chân thành cảm ơn Bác!

  4. Chào bạn,

    Ngày 24/10/2012, Bộ Tài Chính có ban hành thông tư số 180/2012/TT-BTC Về việc hướng dẫn xử lý tài chính về chi trợ cấp mất việc làm cho người lao động tại doanh nghiệp

    Theo Thông tư này, kể từ năm tài chính 2012, các doanh nghiệp không được trích lập Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm như trước đây (1 - 3% trên tổng quỹ lương) quy định tại Khoản 2 Thông tư số 82/2003/TT-BTC.

    Khi phát sinh các trường hợp buộc phải trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 Bộ Luật Lao động và Điều 11 Nghị định 39/2003/NĐ-CP thì các khoản chi trợ cấp mất việc được hạch toán trực tiếp vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Riêng năm tài chính 2012, các khoản này phải ưu tiên trích từ Quỹ trợ cấp mất việc làm của năm 2011, phần còn lại nếu không đủ hoặc Quỹ không còn số dư thì vẫn được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp nhưng phải đúng vào thời điểm cuối năm (lập Báo cáo tài chính).

    Lỗ phát sinh từ các khoản trợ cấp mất việc làm được kết chuyển và phân bổ vào các năm sau trong thời hạn 3 năm.

    Điều 11 Nghị định 39/2003/NĐ-CP quy định các trường hợp sau đây được xem là "thay đổi cơ cấu" dẫn đến mất việc làm:

    1. Thay đổi một phần hoặc toàn bộ máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ tiên tiến có năng suất lao động cao hơn.
    2. Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm dẫn đến sử dụng lao động ít hơn.
    3. Thay đổi cơ cấu tổ chức: sáp nhập, giải thể một số bộ phận của đơn vị.



    Điều 4. Phương pháp hạch toán kế toán khoản chi trợ cấp mất việc làm cho người lao động tại doanh nghiệp

    Phương pháp hạch toán kế toán khoản chi trợ cấp mất việc làm cho người lao động tại doanh nghiệp thực hiện theo quy định của chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và hướng dẫn tại Thông tư này, cụ thể như sau:

    a. Khi chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động từ nguồn dư Quỹ tại thời điểm 31/12/2011 ghi:

    Nợ TK 351 - Quỹ trợ cấp mất việc làm
    Có các TK 111, 112,………

    b. Khoản chi trợ cấp mất việc làm cho người lao động trong năm tài chính được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi:

    Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
    Có các TK 111, 112,.......

    c. Trường hợp số tiền chi trả trợ cấp mất việc làm trong năm phát sinh lớn, hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp mà phát sinh lỗ, doanh nghiệp được hạch toán phân bổ vào chi phí quản lý doanh nghiệp năm sau, thời gian phân bổ tối đa là 3 năm, sau khi chi trả ghi:

    Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn.
    Có các TK 111, 112, ……..

    Khi phân bổ ghi:

    Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
    Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn.

    d. Nguồn dư Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm của doanh nghiệp (nếu có) khi lập báo cáo tài chính năm 2012 hạch toán tăng thu nhập khác của doanh nghiệp ghi:

    Nợ TK 351 - Quỹ trợ cấp mất việc làm
    Có TK 711 - Thu nhập khác.


    Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/12/2012, thay thế Thông tư số 82/2003/TT-BTC ngày 14/8/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn trích lập, quản lý, sử dụng và hạch toán Quỹ trợ cấp mất việc làm tại doanh nghiệp.

Leave a Reply