Chi nhánh Deutsche Bank đề xuất sử dụng chữ ký điện tử của VERYSIGN

Ảnh minh hoạ: Nguồn Internet
Mới đây, Chi nhánh Ngân hàng Đức - Deutsche Bank gửi công văn tới Tổng cục Thuế đề xuất 2 nội dung gồm: Phát hành hóa đơn điện tử với 12 ký tự  và sử dụng chữ ký điện tử của VERYSIGN.
 
Theo công văn của Chi nhánh Ngân hàng Deutsche Bank, mẫu hóa đơn điện tử của chi nhánh này được xây dựng và lập trình trong năm 2009 trước thời điểm ban hành Nghị định 51/2010/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 153/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính, mẫu số hóa đơn điện tử của chi nhánh thiết kế có 12 ký tự, nếu so với hướng dẫn tại phụ lục 1 của Thông tư 153 thì thừa 01 ký tự là "/" để phân biệt giữa loại hóa đơn và tên hóa đơn.

Chi nhánh Ngân hàng Deutsche Bank cho rằng việc sửa để loại bỏ một ký tự thừa "/" tốn thời gian và kinh phí để lập trình lại toàn bộ chương trình hệ thống. Do đó, Chi nhánh Ngân hàng Deutsche Bank đề nghị được phát hành hóa đơn điện tử với mẫu số 12 ký tự.

Đối với việc sử dụng chữ ký điện tử, Ngân hàng toàn cầu Deutsche Bank sử dụng chữ ký điện tử của VERYSIGN (VERYSIGN là tổ chức cung cấp chữ ký điện tử có uy tín hàng đầu thế giới và được nhiều tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ của tổ chức này - PV), do đó, Chi nhánh Ngân hàng Deutsche Bank đề nghị được sử dụng chữ ký điện tử do VERYSIGN cung cấp.
Đối với khách hàng có sử dụng ngân hàng điện tử của ngân hàng thì chữ ký điện tử của khách hàng là chữ ký điện tử của hệ thống ngân hàng điện tử do ngân hàng cung cấp cho khách hàng đã được Ngân hàng Nhà nước chấp nhận. 

Đối với khách hàng là doanh nghiệp nhỏ hoặc cá nhân không sử dụng ngân hàng điện tử thì Chi nhánh Ngân hàng Deutsche Bank được chuyển hóa đơn thông qua email cho khách hàng.

Theo giải thích của Chi nhánh Ngân hàng Deutsche Bank, Verisign là chữ ký số (CA) đầu tiên trên thế giới và hiện chiếm thị phần lớn nhất trong nền công nghiệp xác thực. Một website có gắn biểu tượng "Verisign Secured Seal" sẽ gia tăng mức độ tin cậy từ phía khách hàng lên rất nhiều lần. Tại thị trường Việt Nam, Công ty TNHH Phần mềm kỷ nguyên số là đối tác Vàng của VERYSIGN trong lĩnh vực cung cấp chứng chỉ số kể từ ngày 15/12/2008. Hiện tại, trong số 35 ngân hàng tại Việt Nam đã triển khai ngân hàng điện tử có 34 ngân hàng dùng Verisign, 01 ngân hàng dùng Entrust. Mặc dù, Verisign chưa được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng tại Việt Nam, nhưng các ngân hàng đã sử dụng chữ ký của Verisign cho ngân hàng điện tử.

Trước đề nghị của Chi nhánh Ngân hàng Deutsche Bank, Tổng cục Thuế đã báo cáo Bộ Tài chính một số đề xuất như sau: Đối với mẫu hóa đơn, chấp nhận Chi nhánh Ngân hàng Deutsche Bank được phát hành hóa đơn điện tử với ký hiệu mẫu số hóa đơn có 12 ký tự như đề xuất. Còn việc chấp thuận sử sụng chữ ký số và chứng thư số nước ngoài sử dụng tại Việt Nam thuộc thẩm quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông. Do đó, trường hợp VERYSIGN là tổ chức cung cấp chữ ký điện tử quốc tế được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy công nhận chữ ký số và chứng thư số nước ngoài thì Chi nhánh Ngân hàng Deutsche Bank được sử dụng chữ ký điện tử của VERYSIGN khi phát hành hóa đơn điện tử gửi cho khách hàng.
Mặc dù VERYSIGN chưa được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng tại Việt Nam, nhưng Bộ Tài chính sau khi lấy ý kiến của Bộ Thông tin và Truyền thông đã báo cáo Chính phủ chấp thuận trường hợp Công ty Intel Việt Nam và các đại lý sử dụng chứng thư số do VERYSIGN cấp để khai báo hải quan. Tuy nhiên, Intel và các đại lý phải cam kết không sử dụng chứng thư số do VERYSIGN cấp trong các giao dịch điện tử khác tại Việt Nam ngoài các giao dịch mà Công ty Intel Việt Nam đã đăng ký với Bộ Tài chính phục vụ khai báo hải quan điện tử. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho các giao dịch khai hải quan điện tử giữa Intel Việt Nam và các đại lý với Tổng cục Hải quan khi sử dụng chứng thư số của VERYSIGN, Bộ Tài chính sẽ là cơ quan chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông kiểm tra và Bộ Tài chính sẽ chịu trách nhiệm theo dõi việc sử dụng chứng thư số của VERYSIGN trong các hoạt động khai báo hải quan điện tử của Intel Việt Nam.

Theo Tổng cục Thuế, về tính chất, việc chấp thuận cho Intel Việt Nam sử dụng chữ ký điện tử của VERYSIGN chỉ để khai hải quan điện tử khác với việc chấp nhận cho Chi nhánh Ngân hàng Deutsche Bank dùng chữ ký số của VERYSIGN giao dịch với khách hàng. Tuy nhiên, để tạo thuận lợi tối đa cho ngân hàng được triển khai hóa đơn điện tử, Tổng cục Thuế dự kiến trình Bộ Tài chính xin ý kiến Bộ Thông tin và Truyền thông chấp thuận cho Chi nhánh Ngân hàng Deutsche Bank được sử dụng chữ ký số của VERYSIGN trên hóa đơn điện tử, trên cơ sở ý kiến của Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng cục Thuế sẽ báo cáo Bộ Tài chính trình báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép Chi nhánh Ngân hàng Deutsche Bank được sử dụng chữ ký điện tử của VERYSIGN trên hóa đơn điện tử.

Đối với chữ ký điện tử của khách hàng trên hóa đơn điện tử: Khách hàng có sử dụng ngân hàng điện tử của ngân hàng thì chữ ký điện tử của khách hàng là chữ ký điện tử của hệ thống ngân hàng điện tử do ngân hàng cung cấp cho khách hàng đã được Ngân hàng Nhà nước chấp nhận. Đối với khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và cá nhân không sử dụng ngân hàng điện tử thì Chi nhánh Ngân hàng Deutsche Bank được chuyển hóa đơn thông qua email cho khách hàng.

Theo: eFinance (K.Huyền)
Tags: , , ,

MINH TRÍ

Đọc giả thân mến! Những bài viết trong Blog Tri Thức Kế Toán nhằm mục đích cho nhật ký cá nhân. Tuy nhiên những bài viết không cần giữ bản quyền. Nếu quý đọc giả cảm thấy yêu mến đăng lại với điều kiện ghi rõ tên tác giả và để lại một đường link bài viết gốc đầy đủ. Kính mong quý đọc giả lưu tâm, kính tri ân. Lê Minh Trí.

HƯỚNG DẪN CÁCH VIẾT BÌNH LUẬN
1. Sử dụng tài khoản Blogger-Google, LiveJournal, WordPress, TypePad, AIM, OpenID, hoặc Tên/URL-Website [có thể bỏ trống URL], hoặc Ẩn danh [Anonymous] để đưa ra comment [bình luận], nếu muốn.
2. Vui lòng đăng bình luận hòa nhã, đúng mực và cố gắng gõ tiếng Việt có dấu nếu có thể. MINH TRÍ rất vui vì những bình luận thiện chí mang tính xây dựng. Xin chân thành cảm ơn!

0 nhận xét

Leave a Reply