Tài chính công đoàn là điều kiện đảm bảo cho tổ chức công đoàn
hoạt động thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ nhằm xây dựng tổ chức công
đoàn ngày càng lớn mạnh, góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đồng thời
để đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, tạo chủ động cho công đoàn
các cấp trong việc khai thác và sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm ngân sách
công đoàn,
Nhằm giúp các cán bộ công đoàn các cấp cập nhật thông tin và nắm vững
chủ trương, quy định của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và của Nhà
nước, các Bộ ngành trong giai đoạn mới, cũng như có các kiến thức liên
quan đến công đoàn và người lao động.
Ngày 01/9/2011, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đó ban hành các Quyết định về quản lý tài chinh, tài sản công đoàn:
Một số nội dung tài chính công đoàn được hướng dẫn và quy định bởi các văn bản sau:
-
Quyết định số 1070/QĐ-TLĐ: Quyết định Về việc Quy định phân phối nguồn
thu ngân sách công đoàn. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày
1/1/2012 và thay thế Quy định số 699/QĐ-TLĐ ngày 12/6/2000 của Đoàn Chủ
Tịch Tổng Liên đoàn LĐVN về việc thu và phân phối tài chính Công đoàn.
-
Quyết định số 1071/QĐ-TLĐ: Quyết định Về việc ban hành Quy định khen
thưởng, xử phạt về thu, nộp ngân sách Công đoàn. Quyết định này có hiệu
thi hành kể từ năm ngân sách 2011 và thay thế Hướng dẫn số 2218/QĐ-TLĐ
ngày 8/11/2005 của Đoàn Chủ Tịch Tổng Liên đoàn LĐVN về thưởng, phạt
thu, kinh phí công đoàn, đoàn phí công đoàn; công văn số 63/TLĐ ngày
11/1/2006 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn LĐVN về việc thưởng, phạt
trích nộp kinh phí công đoàn, đoàn phí công đoàn của đơn vị HCSNTW
- Quyết định số 1072/QĐ-TLĐ: Quyết định Về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính Công đoàn đoàn. Quyết định
này có hiệu lực từ ngày ký (01/9/2011) và thay thế Quyết định số
1488/QĐ-TLĐ ngày 23/10/2001 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn LĐVN về
việc ban hành Quy chế quản lý Tài chớnh – tài sản công đoàn
-
Quyết định số 1073/QĐ- TLĐ: Quyết định Về việc ban hành Quy chế tổ
chức, quản lý tài chính Doanh nghiệp Công đoàn. Quyết định này có hiệu
lực kể từ ngày ký và thay thế Quy chế quản lý doanh nghiệp công đoàn ban
hành kèm theo Quyết định số 637-TLĐ ngày 25/3/2003 của Đoàn Chủ tịch
Tổng Liên đoàn LĐVN và riêng Điều 10, Chương III và Điều 16, Chương IV
của Quy chế kèm theo Quyết định này thực hiện từ ngày 01/01/2011.
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG
VIỆT NAM
----------------------
Số: 1070/QĐ-TLĐ
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do- Hạnh phúc
----------------------
Hà Nội, ngày 01 tháng 9 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
Ảnh mang tính minh hoạ |
Về việc ban hành Quy định phân phối nguồn thu ngân sách Công đoàn
-----------------------------
ĐOÀN CHỦ TỊCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
- Căn cứ Luật Công đoàn năm 1990; Điều lệ Công đoàn Việt Nam;
-
Căn cứ Nghị quyết Đại hội X Công đoàn Việt Nam; Nghị quyết hội nghị lần
thứ 7 Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa X;
-
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 119/2004/TTLT- BTC- TLĐLĐVN ngày 8 tháng
12 năm 2004 của Bộ Tài chính-Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn
trích nộp kinh phí Công đoàn; Thông tư số 17/2009/TT-BTC ngày 22 tháng 1
năm 2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc trích nộp kinh phí Công đoàn
đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và văn phòng điều hành của
phía nước ngoài trong các hợp đồng hợp tác kinh doanh;
- Theo đề nghị của Ban Tài chính Tổng Liên đoàn tại Tờ trình số 146/Tr-BTC ngày 08 tháng 8 năm 2011.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành Quy định về phân phối nguồn thu ngân sách Công đoàn.
Điều 2: Quyết
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2012, thay thế
Quy định số 699/QĐ-TLĐ ngày 12 tháng 6 năm 2000 của Đoàn Chủ tịch Tổng
Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc thu và phân phối tài chính Công
đoàn.
Điều 3: Các ban, đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn; Công đoàn các cấp chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Các đ/c UVĐCT TLĐ;
- Như Điều 3;
- Lưu: Văn thư TLĐ.
|
TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH
CHỦ TỊCH
(đã ký)
Đặng Ngọc Tùng
|
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG
VIỆT NAM
---------------------------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do- Hạnh phúc
-------------------------------
|
QUY ĐỊNH
Về phân phối nguồn thu ngân sách Công đoàn.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1070/QĐ-TLĐ
ngày 01 tháng 09 năm 2011 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn).
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Nguyên tắc phân phối.
1.
Phân phối nguồn thu ngân sách công đoàn theo Điều lệ Công đoàn Việt
Nam, đảm bảo nguyên tắc thống nhất, công bằng, công khai, minh bạch, tạo
chủ động cho công đoàn các cấp trong việc khai thác và sử dụng có hiệu
quả, tiết kiệm ngân sách công đoàn.
2.
Nguồn thu ngân sách công đoàn làm cơ sở phân phối giữa công đoàn các
cấp, bao gồm: Thu kinh phí công đoàn và thu đoàn phí công đoàn. Nguồn
thu khác phát sinh ở đơn vị nào đơn vị đó được sử dụng.
CHƯƠNG II
QUY ĐỊNH VỀ PHÂN PHỐI NGUỒN THU NGÂN SÁCH CÔNG ĐOÀN
Điều 2: Đối với Công đoàn cơ sở.
1. Công đoàn cơ sở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong nước.
1.1. Công đoàn cơ sở được sử dụng 60% số thu kinh phí, đoàn phí công đoàn và toàn bộ số thu khác của đơn vị.
1.2. Nộp công đoàn cấp trên:
-
Công đoàn cơ sở đơn vị sự nghiệp công lập tự trang trải kinh phí hoạt
động, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, doanh nghiệp trực tiếp thu kinh
phí công đoàn nộp công đoàn cấp trên trực tiếp được phân cấp quản lý tài
chính công đoàn cơ sở bằng 40% tổng số thu kinh phí và đoàn phí công
đoàn của đơn vị.
- Trong năm nộp theo dự toán; sau khi có báo cáo quyết toán, nộp theo số thu thực tế quyết toán.
1.3.
Kinh phí công đoàn của đơn vị HCSN do công đoàn cấp trên thu. Công đoàn
cấp trên trực tiếp được phân cấp quản lý tài chính công đoàn cơ sở có
trách nhiệm cấp cho công đoàn cơ sở 60% số thu kinh phí công đoàn. Đồng
thời được bù trừ tiền thu đoàn phí công đoàn cơ sở phải nộp lên.
1.4. Kinh phí công đoàn của đơn vị HCSN TW hưởng lương từ ngân sách nhà nước do Tổng Liên đoàn thu.
-
Tổng Liên đoàn cấp trả LĐLĐ tỉnh, thành phố bằng 97% số kinh phí công
đoàn đã thu của các đơn vị HCSNTW và cấp 3% số kinh phí công đoàn đã thu
cho Công đoàn ngành TW, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên
đoàn thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo phối hợp.
-
Tổng Liên đoàn cấp trả Công đoàn ngành TW, Công đoàn Tổng Công ty trực
thuộc Tổng Liên đoàn bằng 93% số thu kinh phí công đoàn đã thu của đơn
vị HCSN TW và cấp 7% số kinh phí công đoàn đã thu cho LĐLĐ tỉnh, thành
phố thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo phối hợp.
2. Công đoàn cơ sở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Công
đoàn cơ sở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và văn phòng điều hành
của phía nước ngoài trong các hợp đồng hợp tác kinh doanh được sử dụng
100% số thu kinh phí công đoàn (1% quỹ lương), 80% số thu đoàn phí và
toàn bộ số thu khác của đơn vị. Nộp công đoàn cấp trên trực tiếp được
phân cấp quản lý tài chính 20% số thu đoàn phí công đoàn.
Điều 3: Đối với các công đoàn cấp trên cơ sở.
Các
công đoàn cấp trên cơ sở theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam được sử dụng
40% số thu kinh phí và đoàn phí của công đoàn cơ sở cơ quan, đơn vị, tổ
chức, doanh nghiệp trong nước nộp và 20% số thu đoàn phí của công đoàn
cơ sở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp. Phân phối nguồn thu
ngân sách công đoàn giữa các công đoàn cấp trên cơ sở như sau:
1.
Phân phối nguồn thu ngân sách công đoàn giữa LĐLĐ tỉnh, thành phố; Công
đoàn ngành TW; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn và công
đoàn cấp trên cơ sở, đơn vị trực thuộc.
1.1.
Phân phối nguồn thu ngân sách công đoàn giữa LĐLĐ tỉnh, thành phố; Công
đoàn ngành TW; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn với
công đoàn cấp trên cơ sở trực thuộc cấp mình, do LĐLĐ tỉnh, thành phố;
Công đoàn ngành TW; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn quy
định.
1.2. Về kinh phí chỉ đạo phối hợp.
-
Công đoàn ngành TW, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn
nộp Tổng Liên đoàn 7% số thu kinh phí và đoàn phí công đoàn của công
đoàn cơ sở (ngoài kinh phí nộp Tổng Liên đoàn quy định tại điểm 2, Điều 3
Quy định này) để Tổng Liên đoàn cấp cho LĐLĐ tỉnh, thành phố thực hiện
nhiệm vụ chỉ đạo phối hợp.
-
LĐLĐ tỉnh, thành phố nộp 3% số thu kinh phí, đoàn phí công đoàn của
công đoàn cơ sở Trung ương do đơn vị quản lý tài chính cho Tổng Liên
đoàn (ngoài kinh phí nộp Tổng Liên đoàn quy định tại điểm 2, Điều 3 Quy
định này) để Tổng Liên đoàn cấp cho Công đoàn ngành TW, Công đoàn Tổng
Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo phối hợp.
Đầu
năm Tổng Liên đoàn cấp kinh phí đơn vị thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo phối
hợp theo dự toán. Khi có báo cáo quyết toán, Tổng Liên đoàn điều chỉnh
bổ sung số cấp theo quyết toán của năm trước liền kề.
2.
Phân phối nguồn thu ngân sách công đoàn giữa Tổng Liên đoàn và LĐLĐ
tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành TW; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc
Tổng Liên đoàn.
Tổng
Liên đoàn căn cứ vào các tiêu chí: Số lao động, số thu và điều kiện đặc
thù để xác định đối tượng phải nộp, đối tượng tự cân đối thu, chi và
đối tượng được Tổng Liên đoàn cấp hỗ trợ:
-
Chỉ tiêu lao động: Không bao gồm số lao động của công đoàn cơ sở doanh
nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài, lao động của doanh nghiệp, đơn vị
nơi chưa có tổ chức công đoàn, lao động của công đoàn cơ sở thực hiện
nhiệm vụ chỉ đạo phối hợp.
-
Chỉ tiêu thu kinh phí: Bao gồm cả số thu kinh phí của đơn vị HCSNTW do
Tổng Liên đoàn cấp, không bao gồm số thu kinh phí của công đoàn cơ sở
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
-
Mức nộp là tỷ lệ (%) trên tổng số thu kinh phí và đoàn phí công đoàn
của đơn vị; Trong năm nộp theo dự toán, khi có báo cáo quyết toán nộp
theo số thu thực tế quyết toán.
-
Đơn vị nộp kinh phí về Tổng Liên đoàn nếu tổng hợp số lao động và số
thu nhỏ hơn tiêu chí: Số lao động và số thu theo bảng quy định cho các
đối tuợng tại khoản 2.1, điều này thì được áp dụng mức nộp thấp hơn liền
kề.
2.1. Đơn vị nộp kinh phí về Tổng Liên đoàn.
2.1.1. Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn.
TT
|
Tiêu chí
|
Mức nộp
(%)
|
|
Số lao động
|
Số thu
|
||
1
|
Từ 50.000 lao động trở lên
|
130 tỷ đồng trở lên
|
10
|
2
|
-
|
110 tỷ đồng đến dưới 130 tỷ đồng
|
9
|
3
|
-
|
90 tỷ đồng đến dưới 110 tỷ đồng
|
8
|
4
|
-
|
70 tỷ đồng đến dưới 90 tỷ đồng
|
7
|
5
|
-
|
50 tỷ đồng đến dưới 70 tỷ đồng
|
6
|
6
|
Dưới 50.000 lao động
|
Dưới 50 tỷ đồng
|
5
|
2.1.2. Công đoàn ngành TW.
TT
|
Tiêu chí
|
Mức nộp
(%)
|
|
Số lao động
|
Số thu
|
||
1
|
Từ 150.000 lao động trở lên
|
140 tỷ đồng trở lên
|
8
|
2
|
Dưới 150.000 lao động
|
100 tỷ đến dưới 140 tỷ đồng
|
7
|
3
|
60 tỷ đến dưới 100 tỷ đồng
|
6
|
|
4
|
Dưới 60 tỷ đồng
|
5
|
|
5
|
Dưới 30 tỷ đồng
|
4
|
2.1.3. LĐLĐ tỉnh, thành phố.
TT
|
Tiêu chí
|
Mức nộp
(%)
|
|
Số lao động
|
Số thu
|
||
1
|
Từ 1 triệu lao động trở lên
|
300 tỷ đồng trở lên
|
8
|
2
|
Từ 700.00 lao động đến dưới 1 triệu lao động
|
150 tỷ đồng đến dưới 300 tỷ đồng
|
7
|
3
|
Từ 300.000 lao động đến dưới 700.000 lao động
|
Từ 80 tỷ đồng đến dưới 150 tỷ đồng
|
6
|
4
|
Dưới 300.000 lao động
|
Từ 50 tỷ đồng đến dưới 80 tỷ đồng
|
5
|
5
|
Từ 30 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng
|
4
|
|
6
|
Dưới 30 tỷ đồng
|
3
|
2.2. Đơn vị tự cân đối thu, chi ngân sách.
Các
đơn vị không thuộc đối tượng nộp, nhưng có số phải thu về cấp trên cân
đối chi hoặc chênh lệch 5% so với số chi (không bao gồm chi mua sắm
TSCĐ, đầu tư xây dựng cơ bản) theo quyết toán năm trước liền kề năm kế
hoạch và chi bình quân của cán bộ công đoàn chuyên trách cấp trên không
cao hơn mức chi bình quân cán bộ công đoàn chuyên trách của đơn vị phải
nộp kinh phí về Tổng Liên đoàn mức thấp nhất theo nhóm đối tượng quy
định tại điểm 2.1, điều này được tự cân đối thu, chi ngân sách.
2.3. Đơn vị được cấp hỗ trợ.
Đơn
vị còn lại có số phải thu về cấp trên không cân đối chi (không bao gồm
chi mua sắm TSCĐ, đầu tư xây dựng cơ bản) theo quyết toán của năm trước
liền kề năm kế hoạch, được cấp phần chênh lệch.
Mức
cấp hỗ trợ tối đa, đảm bảo cho đơn vị có mức chi bình quân của cán bộ
công đoàn chuyên trách cấp trên bằng mức chi bình quân của các đơn vị tự
cân đối theo thông báo hàng năm của Tổng Liên đoàn.
2.4. Phân phối số thu của Tổng Liên đoàn:
Số
thu của Tổng Liên đoàn để dự phòng tài chính chung, chi của các đơn vị
trực thuộc Tổng Liên đoàn, cấp hỗ trợ cho các đơn vị không cân đối được
thu, chi ngân sách và các trường hợp phải hỗ trợ đột xuất, cần thiết.
CHƯƠNG III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 4: Điều khoản thi hành.
1.
Ban Tài chính Tổng Liên đoàn có trách nhiệm trình Đoàn Chủ tịch Tổng
Liên đoàn quyết định nguyên tắc xây dựng dự toán, chỉ tiêu thu, nộp,
định mức chi tiêu, dự kiến phân bổ dự toán của công đoàn các cấp, đồng
thời ban hành văn bản hướng dẫn các đơn vị xây dựng dự toán hàng năm.
2.
LĐLĐ các tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành TW, Công đoàn Tổng Công ty
trực thuộc Tổng Liên đoàn ban hành Quy định phân phối ngân sách của công
đoàn cấp mình và công đoàn cấp trên cơ sở trực thuộc, đồng thời hướng
dẫn công đoàn cấp dưới và công đoàn cơ sở tổ chức thực hiện.
3.
Các cấp công đoàn tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện, chấn chỉnh,
xử lý vi phạm về thu, chi, quản lý và nộp ngân sách lên công đoàn cấp
trên.
Trong
quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc yêu cầu phản ánh kịp
thời về Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam để nghiên cứu, giải quyết .
TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH
CHỦ TỊCH
Đặng Ngọc Tùng
|
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG
VIỆT NAM
--------------------
Số: 1071/QĐ-TLĐ
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do- Hạnh phúc
---------------------------
Hà Nội, ngày 01 tháng 9 năm 2011
|
Ảnh mang tính minh hoạ |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành Quy định khen thưởng,
xử phạt về thu, nộp ngân sách Công đoàn
---------------------------------
ĐOÀN CHỦ TỊCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
- Căn cứ Luật Công đoàn năm 1990; Điều lệ Công đoàn Việt Nam;
- Căn cứ Nghị quyết hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa X;
-
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 119/2004/TTLT- BTC- TLĐLĐVN ngày 8 tháng
12 năm 2004 của Bộ Tài chính- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn
trích nộp kinh phí Công đoàn; Thông tư số 17/2009/TT-BTC ngày 22 tháng 1
năm 2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc trích nộp kinh phí Công đoàn
đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và văn phòng điều hành của
phía nước ngoài trong các hợp đồng hợp tác kinh doanh;
- Theo đề nghị của Ban Tài chính Tổng Liên đoàn tại Tờ trình số 146/Tr-BTC ngày 08 tháng 8 năm 2011.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành Quy định khen thưởng, xử phạt về thu, nộp ngân sách Công đoàn.
Điều 2:
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ năm ngân sách 2011. Thay thế
Hướng dẫn số 2218/QĐ-TLĐ ngày 08 tháng 11 năm 2005 của Đoàn Chủ tịch
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc thưởng, phạt thu, nộp kinh phí
Công đoàn, đoàn phí Công đoàn; Công văn số 63/TLĐ ngày 11 tháng 1 năm
2006 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc thưởng,
phạt trích nộp kinh phí Công đoàn, đoàn phí Công đoàn của đơn vị HCSNTW.
Điều 3: Các ban, đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn, Công đoàn các cấp chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Các đ/c UVĐCTTLĐ;
- Như Điều 3;
- Lưu: Văn thư TLĐ.
|
TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH
CHỦ TỊCH
(đã ký)
Đặng Ngọc Tùng
|
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG
VIỆT NAM
|
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập- Tự do - Hạnh phúc
|
QUY ĐỊNH
Khen thưởng,xử phạtvề thu, nộp ngân sách công đoàn
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1071/QĐ-TLĐ
ngày 01 tháng 09 năm 2011 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn)
CHƯONG I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Nguyên tắc khen thưởng.
1.
Khen thưởng, xử phạt về thu, nộp ngân sách công đoàn nhằm khuyến khích
thu đúng, thu đủ ngân sách công đoàn, nộp công đoàn cấp trên, sử dụng có
hiệu quả ngân sách công đoàn. Động viên, khuyến khích các tập thể, cá
nhân tham gia công tác thu, nộp ngân sách công đoàn.
2. Việc trích thưởng phải căn cứ vào kết qủa thực hiệnthu, nộp ngân sách công đoàn.
CHƯƠNG II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 2: Đối tượng khen thưởng.
1. Tập thể, cá nhân trong các cơ quan công đoàn trực tiếp chỉ đạo thu, nộp ngân sách công đoàn, tham gia nghiên cứu cơ chế thu, chi, quản lý ngân sách công đoàn.
2.Bộ phận kế toán chuyên môn trực tiếp trích, nộp kinh phí công đoàn của các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị.
3. Thành viên các đoàn kiểm tra, kiểm toán, thanh tra.
4. Cán bộ trong các cơ quan nhà nước tham gia, phối hợp xây dựng cơ chế thu, chi, quản lý ngân sách công đoàn.
5. Tập thể, cá nhân của các cơ quan nhà nước: Kho bạc, Tài chính, Thuế các cấp phối hợp thu kinh phí công đoàn.
6. Các trường hợp khác có liên quan đến thu ngân sách công đoàn.
Điều 3: Mức thưởng.
1. Thưởng thu ngân sách công đoàn:mức thưởng như sau:
1.1. Thưởng thu kinh phí và đoàn phí công đoàn.
-
Công đoàn cơ sở công ty nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập trực tiếp
thu kinh phí, đoàn phí công đoàn được trích thưởng bằng 1% số kinh phí
và đoàn phí công đoàn đã thu được.
-
Công đoàn cơ sở đơn vị sự nghiệp ngoài công lập; công đoàn cơ sở doanh
nghiệp khu vực ngoài nhà nước trực tiếp thu kinh phí, đoàn phí công đoàn
được trích thưởng bằng 1,5% số kinh phí và đoàn phí công đoàn đã thu
được.
- Công đoàn cơ sở HCSN hưởng lương từ ngân sách Nhà nước được trích thưởng bằng 1% số thu đoàn phí công đoàn.
Mức thưởng cho tập thể, cá nhân tham gia thu đoàn phí công đoàn do công đoàn cơ sở quyết định.
1.2. Thưởng thu kinh phí công đoàn đơn vị HCSN.
Tổng
Liên đoàn; LĐLĐ các tỉnh, thành phố thu kinh phí công đoàn của đơn vị
HCSN được trích thưởng bằng 1,5% số tiền thu được để thưởng cho các đối
tượng như sau:
-
Thưởng cho bộ phận kế toán cơ quan, đơn vị HCSN theo Khoản 2, Điều 2
Quy định này thực hiện việc trích nộp kinh phí công đoàn bằng 0,8% số
tiền đã nộp.
-
Thưởng cho tập thể, cá nhân tại Khoản 1, Điều 2 Quy định này tham gia,
phối hợp thu kinh phí công đoàn của đơn vị HCSN địa phương do Ban Thường
vụ LĐLĐ tỉnh, thành phố quyết định trích thưởng. Mức tiền thưởng bằng
0,7% số tiền đã nộp.
- Thưởng phối hợp thu kinh phí công đoàn của đơn vị HCSN TW:
+ Thưởng Kho bạc Nhà nước TW, Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố tối đa bằng 0,35% số tiền thu được.
+ Thưởng cấp Tổng dự toán TW tối đa bằng 0,15% số tiền thu được.
+
Thưởng LĐLĐ tỉnh, TP; Công đoàn ngành TW trực tiếp đôn đốc thu kinh phí
công đoàn của đơn vị HCSN TW của công đoàn cơ sở được phân cấp quản lý
tài chính công đoàn cơ sở tối đa bằng 0,2 % số tiền thu được.
1.3. Thưởng thu khác.
Mức
thưởng cho tập thể, cá nhân tham gia vận động, hỗ trợ kinh phí hoạt
động công đoàn và mua sắm phương tiện hoạt động công đoàn của các cấp
công đoàn (bao gồm cả công đoàn cơ sở) bằng 5% số tiền hỗ trợ thu được,
nhưng tối đa không quá 200 triệu đồng/năm. Mức thưởng cụ thể cho tập
thể, cá nhân do Ban Thường vụ công đoàn cấp có phát sinh nguồn thu khác
quyết định.
1.4. Thưởng phối hợp thu kinh phí công đoàn.
Đối
vớiLĐLĐ tỉnh, TP; Công đoàn ngành TW, Công đoàn Tổng Công ty có phối
hợp với Cơ quan Thuế, Tài chính... thu kinh phí công đoàn của doanh
nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập được trích 5% số tiền đã thu
được để thưởng cho các cơ quan phối hợp.
1.5. Thưởng kiểm tra truy thu.
Căn
cứ biên bản kiểm tra của các đoàn kiểm tra theo quyết định của cấp có
thẩm quyền, cơ quan trực tiếp nhận tiền truy thu ra quyết định thưởng.
Mức thưởng bằng 5% số tiền đã thu được.
Số
tiền truy thu ngân sách công đoàn là số tiền sau khi quyết toán được
phê duyệt, nhưng đoàn kiểm tra phát hiện trích thiếu, nộp thiếu hoặc
chưa nộp, chi sai phát hiện phải thu hồi cho ngân sách công đoàn (kể cả
trường hợp đã quá thời hạn báo cáo quyết toán năm theo quy định của Tổng
Liên đoàn, nhưng đơn vị chưa có báo cáo quyết toán).
Mức thưởng cho tập thể, cá nhân tham gia đoàn kiểm tra do Thủ trưởng đơn vị tổ chức đoàn kiểm tra quyết định.
2. Thưởng nộp lên công đoàn cấp trên:Mức thưởng nộp kinh phí và đoàn phí như sau:
2.1.Công đoàn cơ sở.
Nộp đạt 100% kế hoạch trong năm được thưởng 2% trên số tiền đã nộp.Nộp vượt kế hoạch được thưởng4% trên sốtiền đã nộp.
2.2. Công đoàn cấp trên cơ sở trở lên:
Nộp đạt 100% kế hoạch trong năm được thưởng 1% trên số tiền đã nộp. Nộp vượt kế hoạch năm được thưởng 3% trên số tiền đã nộp.
Điều 4: Xử phạt về thu, nộp ngân sách công đoàn.
Những
đơn vị không hoàn thành kế hoạch thu kinh phí công đoàn và đoàn phí
công đoàn (trừ trường hợp có lý do chính đáng), không nộp đủ nghĩa vụ
lên công đoàn cấp trên thì tập thể Ban Thường vụ, đồng chí Chủ tịch và
đồng chí Trưởng ban Tài chính không được xét khen thưởng danh hiệu thi
đua năm đó. Đồng thời thông báo đến Ban Chấp hành công đoàn cấp trên
trực tiếp.
CHƯƠNG III
KINH PHÍ, QUYẾT TOÁN CHI TIỀN THƯỞNG
Điều 5: Kinh phí, phương thức chi, quyết toán tiền thưởng.
1. Căn cứ kết quả thu, nộp ngân sách công đoàn; Ban, bộ phận kế toántài chính công đoàn các cấp lập dự kiến trích,sử dụng, mức thưởngcho tập thể, cá nhân trình Ban Thường vụ công đoàn cùng cấp raquyết định thưởng, cấp phát, chi
tiền thưởng từ ngân sách công đoàn của đơn vị (Đối với cấp Tổng dự toán
Tổng Liên đoàn, Ban Tài chính trình Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên
đoàn quyết định).
2. Đối với khu vực HCSNTW Tổng Liên đoàn thu kinh phí công đoàn, tiền thưởng thu kinh phí công đoàn thực hiện như sau:
2.1.
Tiền thưởng cho bộ phận kế toán cơ quan, đơn vị HCSN trích, nộp kinh
phí công đoàn; thưởng cho các cơ quan công đoàn đôn đốc thu: Do LĐLĐ
tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành TW; Công đoàn Tổng công ty trực thuộc
Tổng Liên đoàn được phân cấp quản lý tài chính công đoàn cơ sở quyết
định thưởng, cấp tiền thưởng từ nguồn ngân sách công đoàn của đơn vị.
2.2.
Tiền thưởng Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã,
phối hợp thu kinh phí công đoàn của đơn vị HCSNTW do Tổng Liên đoàn
thông báo. LĐLĐ các tỉnh, thành phố cấp tiền thưởng từ nguồn ngân sách
công đoàn của đơn vị.
3. Đơn vị cấp tiền thưởng theo quy định nêu trên quyết toán chi tiền thưởng.
4.
Mức thưởng cho cá nhân 1 năm không quá 3 tháng tiền lương tối thiểu
chung. Cuối niên độ ngân sách nếu số tiền thưởng chi cho tập thể, cá
nhân không hết đơn vị được chuyển vào quỹ cơ quan để sử dụng.
CHƯƠNG IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 6: Điều khoản thi hành.
1. Ban Tài chính, UBKT Tổng Liên đoàn có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra công đoàn các cấp trích và sử dụng tiền thưởng.
2. Quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, phản ánh về Tổng Liên đoàn để nghiêncứu, giải quyết.
TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH
CHỦ TỊCH
Đào Ngọc Tùng
|
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành Quy chế quản lý Tài chính Công đoàn
----------------------------------
ĐOÀN CHỦ TỊCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
- Căn cứ Luật Công đoàn năm 1990; Điều lệ Công đoàn Việt Nam;
- Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002;
- Căn cứ Luật Kế toán năm 2003;
- Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước năm 2008;
- Căn cứ Nghị quyết hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa X;
- Theo đề nghị của Ban Tài chính Tổng Liên đoàn tại Tờ trình số 146/Tr-BTC ngày 08 tháng 8 năm 2011.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành Quy chế quản lý Tài chính Công đoàn.
Điều 2:
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, thay thế Quy chế
quản lý Tài chính - Tài sản công đoàn ban hành kèm theo Quyết định số
1488/QĐ-TLĐ ngày 23 tháng 10 năm 2001 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn
Lao động Việt Nam.
Điều 3:
Các ban, đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn, LĐLĐ các tỉnh, thành phố;
Công đoàn ngành TW; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận
- Các đ/c UVĐCTTLĐ;
- Như Điều 3;
- Lưu: Văn thư TLĐ.
|
TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH
CHỦ TỊCH
(đã ký)
Đặng Ngọc Tùng
|
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG
VIỆT NAM
------------------------------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do- Hạnh phúc
---------------------------------
|
QUY CHẾ
Quản lý Tài chính Công đoàn.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1072/QĐ-TLĐ
ngày 01 tháng 09 năm 2011 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn).
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Tài
chính công đoàn là điều kiện đảm bảo cho tổ chức công đoàn hoạt động
thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ nhằm xây dựng tổ chức công đoàn ngày
càng lớn mạnh, góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Điều 2:
Tài chính công đoàn được quản lý theo nguyên tắc thống nhất, tập trung,
dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý, gắn
quyền hạn và trách nhiệm của công đoàn các cấp.
CHƯƠNG II
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN
Điều 3: Thu, chi tài chính công đoàn.
1. Thu tài chính công đoàn, bao gồm:
- Thu đoàn phí công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
- Thu kinh phí công đoàn theo quy định của Pháp luật; kinh phí do ngân sách Nhà nuớc cấp hỗ trợ.
- Thu khác.
2. Chi tài chính công đoàn, bao gồm:
- Chi trả lương cán bộ công đoàn chuyên trách; phụ cấp trách nhiệm, kiêm nhiệm của cán bộ công đoàn.
- Chi các hoạt động công đoàn.
- Chi thăm hỏi, giúp đỡ đoàn viên và làm công tác xã hội do công đoàn tổ chức.
- Chi khen thưởng các tập thể, cán bộ, đoàn viên và những người có công xây dựng tổ chức Công đoàn.
Điều 4: Tài chính công đoàn được tổ chức quản lý theo các cấp sau đây:
1. Cấp Tổng dự toán TW, bao gồm: Số thu, chi của Tổng Liên đoàn; thu, chi tài chính công đoàn các đơn vị sự nghiệp, đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn.
2.
Cấp Tổng dự toán LĐLĐ tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành TW, Công đoàn
Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn, bao gồm: Số thu, chi của LĐLĐ
tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành TW; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc
Tổng Liên đoàn và thu, chi tài chính công đoàn của đơn vị sự nghiệp, đơn
vị trực thuộc.
3.
Cấp Tổng dự toán công đoàn cấp trên cơ sở, bao gồm: Số thu, chi của
công đoàn cấp trên cơ sở và thu, chi tài chính công đoàn của đơn vị sự
nghiệp, đơn vị trực thuộc.
4. Cấp cơ sở, nghiệp đoàn, bao gồm: Số thu, chi của tất cả các công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn.
Điều 5: Năm tài chính công đoàn tính từ 01 tháng 01 đến 31 tháng 12 năm dương lịch.
Điều 6: Dự
toán thu, chi tài chính công đoàn của công đoàn các cấp, các đơn vị
được xây dựng hàng năm. Khi dự toán đã được công đoàn cấp trên duyệt,
các cấp, các đơn vị phải có biện pháp tổ chức thực hiện.
- Thu tài chính công đoàn phải đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời.
-
Chi tài chính công đoàn phải thực hiện theo đúng chế độ, tiêu chuẩn,
định mức do Nhà nước và Tổng Liên đoàn quy định; được Thủ trưởng đơn vị
dự toán quyết định chi. Công đoàn các cấp, các đơn vị không được đặt ra
các khoản thu, chi trái với quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn.
Người đứng đầu công đoàn các cấp, Thủ trưởng các đơn vị dự toán chịu
trách nhiệm tổ chức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham
nhũng tài chính công đoàn của cấp mình.
Điều 7: Các
khoản thu, chi tài chính công đoàn phải được hạch toán kế toán, quyết
toán đầy đủ, kịp thời theo chế độ kế toán HCSN do Nhà nước quy định và
hướng dẫn của Tổng Liên đoàn.
Các
đơn vị kế toán công đoàn được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng hoặc
Kho bạc Nhà nước. Đối với các đơn vị có số thu, chi tài chính không lớn
có thể nhờ tài khoản của chuyên môn để quản lý thu, chi tài chính công
đoàn.
Mỗi đơn vị kế toán chỉ được mở một quỹ tiền mặt. Hàng tháng đơn vị phải kiểm kê, lập biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt.
Trường
hợp đơn vị kế toán nhờ tài khoản chuyên môn quản lý, thu, chi tài chính
công đoàn, kế toán công đoàn phải sao, kê chứng từ để làm căn cứ ghi sổ
kế toán, lập báo cáo quyết toán, phục vụ cho công tác kiểm tra, kiểm
toán của công đoàn.
Điều 8: Dự toán, quyết toán thu, chi tài chính năm của công đoàn các cấp phải báo cáo với Ban Chấp hành, UBKT đồng cấp.
Điều 9: Thời hạn báo cáo dự toán, quyết toán thu, chi tài chính công đoàn quy định như sau:
1.
Dự toán thu, chi tài chính công đoàn năm sau của LĐLĐ các tỉnh, thành
phố; Công đoàn ngành TW; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên
đoàn báo cáo về Tổng Liên đoàn trước ngày 30/11. Quyết toán thu, chi tài chính công đoàn năm trước, báo cáo về Tổng Liên đoàn trước ngày 31/3.
2.
LĐLĐ các tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành TW, CĐ Tổng Công ty trực
thuộc Tổng Liên đoàn quy định cụ thể thời gian nộp báo cáo dự toán,
quyết toán của cấp dưới, đơn vị trực thuộc cho phù hợp với quy định
trên.
Điều 10: Kết thúc năm tài chính, tích lũy tài chính công đoàn được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng.
Điều 11: Phân cấp quản lý tài chính công đoàn.
-
Ban Thường vụ, Ban Chấp hành công đoàn cơ sở có trách nhiệm thực hiện
nhiệm vụ thu, chi, quản lý tài chính theo phân cấp của Tổng Liên đoàn;
xây dựng dự toán; tổ chức thực hiện dự toán; quyết toán; công khai dự
toán, quyết toán thu, chi tài chính công đoàn; xây dựng và tổ chức thực
hiện quy chế chi tiêu của công đoàn cơ sở.
-
Ban Thường vụ các công đoàn cấp trên cơ sở, Thủ trưởng các đơn vị dự
toán có trách nhiệm xây dựng dự toán, tổ chức thực hiện dự toán; quyết
toán; công khai dự toán, quyết toán. Thực hiện nhiệm vụ thu, chi, quản
lý tài chính công đoàn theo phân cấp của Tổng Liên đoàn và công đoàn cấp
trên; kiểm tra, hướng dẫn đơn vị cấp dưới thực hiện nhiệm vụ thu, chi,
quản lý tài chính công đoàn và nộp kinh phí lên công đoàn cấp trên. Phê
duyệt báo cáo dự toán, quyết toán của các đơn vị cấp dưới.
-
Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn quyết định nguyên tắc, xây dựng, xét
duyệt, phân bổ dự toán tài chính công đoàn hàng năm. Phê duyệt dự toán,
quyết toán của các đơn vị cấp dưới. Kiểm tra, hướng dẫn đơn vị cấp dưới
thực hiện nhiệm vụ thu, chi, quản lý tài chính công đoàn, thực hiện nộp
kinh phí về Tổng Liên đoàn; ban hành các văn bản về thu, phân phối, sử
dụng, quản lý tài chính công đoàn theo quy định của pháp luật. Tổng hợp
báo cáo Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn dự toán, quyết toán thu, chi tài
chính công đoàn hàng năm.
-
Thẩm quyền phê duyệt chủ trương, quyết định đầu tư tài chính từ nguồn
tài chính công đoàn thực hiện theo quy định hiện hành của Tổng Liên đoàn
Lao động Việt Nam.
CHƯƠNG III
QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG ĐOÀN
Điều 12:
Tài sản công đoàn do các cấp công đoàn quản lý, sử dụng bao gồm bất
động sản và động sản. Những tài sản hình thành do nguồn vốn của công
đoàn, do nước ngoài tài trợ, do Nhà nước chuyển giao quyền sở hữu cho
công đoàn, là tài sản thuộc sở hữu của công đoàn. Tổng Liên đoàn Lao
động Việt Nam là chủ sở hữu các tài sản đó và giao cho các đơn vị quản
lý, sử dụng. Những tài sản của Nhà nước giao cho công đoàn quản lý, sử
dụng, là tài sản thuộc sở hữu Nhà nước, Tổng Liên đoàn là người đại diện
chủ sở hữu sử dụng những tài sản đó và giao cho các đơn vị trực tiếp
quản lý, sử dụng.
Điều 13:
Tài sản công đoàn ở các đơn vị phải thực hiện chế độ quản lý, sử dụng
tài sản theo quy định của Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và quy
định của Tổng Liên đoàn.
Điều 14: Khi
tiếp nhận, điều chuyển, thanh lý tài sản công đoàn phải thực hiện đúng
quy trình và nguyên tắc theo quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn.
1.
Điều chuyển tài sản của công đoàn sang các đơn vị khác ngoài tổ chức
Công đoàn theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, LĐLĐ các
tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành TW; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc
Tổng Liên đoàn; các đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn đang quản lý, sử
dụng tài sản phải xin ý kiến của Tổng Liên đoàn .
2.
Điều chuyển tài sản trong nội bộ cơ quan và giữa các công đoàn cấp trên
cơ sở, công đoàn cơ sở cùng một LĐLĐ tỉnh, thành phố hay Công đoàn
ngành Trung ương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn do
Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh, thành
phố; Công đoàn ngành TW; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên
đoàn quyết định sau khi có ý kiến của đơn vị có tài sản điều chuyển và
đơn vị tiếp nhận.
3.
Điều chuyển tài sản giữa LĐLĐ tỉnh, thành phố hay Công đoàn ngành Trung
ương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn này sang LĐLĐ
tỉnh, thành phố, hay Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng Công ty
khác trực thuộc Tổng Liên đoàn do Tổng Liên đoàn quyết định sau khi có ý
kiến của đơn vị có tài sản điều chuyển và đơn vị tiếp nhận.
Điều 15: Phân cấp quản lý đầu tư, mua sắm, thanh lý tài sản công đoàn như sau:
1. Về đầu tư XDCB, mua sắm và thanh lý tài sản công đoàn.
Việc
đầu tư XDCB, mua sắm tài sản của các cơ quan công đoàn phải tuân thủ
trình tự, thủ tục, thanh, quyết toán theo quy định của Nhà nước về đầu
tư XDCB và mua sắm, thanh lý tài sản. Khi báo cáo quyết toán chi đầu tư,
mua sắm tài sản trong báo cáo quyết toán thu, chi tài chính công đoàn
của đơn vị với công đoàn cấp trên trực tiếp, phải kèm theo hồ sơ quyết
toán đầu tư XDCB, mua sắm tài sản.
1.1. Thẩm quyền của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn:
- Phê duyệt chủ trương mua ôtô; đầu tư XDCB; mua sắm tài sản bằng nguồn tài chính công đoàn theo quy định hiện hành của Tổng Liên đoàn.
- Phê duyệt cho thanh lý tài sản do Tổng Liên đoàn quyết định đầu tư, mua sắm.
1.2. Thẩm quyền của Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành TW, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn:
- Quyết định đầu tư, mua sắm, thanh lý tài sản theo phân cấp của Tổng Liên đoàn.
- Phân cấp quyết định đầu tư, mua sắm, thanh lý tài sản bằng nguồn tài chính công đoàn cho các đơn vị trực thuộc và cấp dưới.
1.3. Thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư XDCB, mua sắm tài sản của Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp, trực thuộc Tổng Liên đoàn.
- Dự án XDCB, mua sắm tài sản cố định bằng nguồn tài chính công đoàn do Tổng Liên đoàn phê duyệt.
-
Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp quyết định đầu tư các dự án XDCB, mua sắm
tài sản bằng nguồn quỹ phát triển sự nghiệp của đơn vị mình từ 500 triệu
đồng trở xuống (trừ ôtô).
-
Tài sản do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn quyết định đầu tư, mua sắm,
Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn quyết định cho thanh lý. Tài sản do Thủ
trưởng đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng Liên đoàn quyết định đầu tư, mua
sắm, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp quyết định việc thanh lý.
CHƯƠNG IV
TỔ CHỨC BỘ MÁY NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN
Điều 16:
Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, trực tiếp là đồng chí Chủ tịch chịu trách
nhiệm quản lý tài chính công đoàn cấp mình. Đồng thời chịu sự kiểm tra
của UBKT các cấp, của bộ máy nghiệp vụ quản lý tài chính công đoàn cấp
trên, sự giám sát của đoàn viên, CNVCLĐ. Chủ tịch công đoàn các cấp là
Chủ tài khoản của cấp tổng dự toán, Chủ tịch công đoàn cơ sở là Chủ tài
khoản của đơn vị dự toán cơ sở. Chủ tịch công đoàn các cấp có thể ủy
quyền ký Chủ tài khoản cho Phó Chủ tịch, ủy viên thường vụ phụ trách
công tác tài chính.
Điều 17: Tổ chức bộ máy nghiệp vụ quản lý tài chính công đoàn.
1.
Tổ chức bộ máy quản lý tài chính công đoàn của cấp Tổng dự toán TW; Cấp
Tổng dự toán LĐLĐ tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành TW; Công đoàn Tổng
Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn là Ban Tài chính.
Ban
Tài chính LĐLĐ tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành TW; Công đoàn Tổng Công
ty trực thuộc Tổng Liên đoàn vừa làm nhiệm vụ của cấp tổng dự toán vừa
làm nhiệm vụ của đơn vị dự toán cơ quan LĐLĐ tỉnh, thành phố; Cơ quan
Công đoàn ngành TW; Cơ quan Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên
đoàn.
2.
Cấp Tổng dự toán Công đoàn cấp trên cơ sở, Ban Thường vụ phân công
người làm công tác kế toán chuyên trách hoặc kiêm nhiệm. Ban Chấp hành
công đoàn cơ sở phân công người làm công tác kế toán công đoàn kiêm
nhiệm.
3. Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc công đoàn các cấp tổ chức phòng kế toán hoặc phân công người làm công tác kế toán.
4.
Trưởng ban Tài chính, Trưởng phòng kế toán trực tiếp làm nhiệm vụ của
Kế toán trưởng và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Kế toán trưởng theo
quy định của pháp luật.
5.
Người được phân công làm công tác kế toán chuyên trách hoặc kiêm nhiệm
trong các đơn vị kế toán công đoàn làm nhiệm vụ của Kế toán trưởng.
Điều 18:
Kế toán công đoàn chuyên trách phải có nghiệp vụ kế toán từ trung cấp
kế toán trở lên và am hiểu công tác công đoàn. Người làm kế toán kiêm
nhiệm phải am hiểu nghiệp vụ kế toán.
Người
làm kế toán không được kiêm thủ quỹ, thủ kho, mua sắm vật tư, hàng hóa.
Lãnh đạo đơn vị không được bố trí những người thân trong gia đình (bố,
mẹ, vợ, chồng, con) làm công tác tài chính, kế toán thủ quỹ, thủ kho tại
đơn vị.
Kế
toán trưởng, người làm nhiệm vụ Kế toán trưởng, kế toán, thủ quỹ công
đoàn kiêm nhiêm được hưởng chế độ phụ cấp theo quy định của Nhà nước và
Tổng Liên đoàn.
Điều 19: Khi thành lập đơn vị mới phải tổ chức bộ máy kế toán. Khi giải thể, sát
nhập hoặc chia tách đơn vị, Thủ trưởng và Trưởng ban Tài chính, hoặc
trưởng phòng hay người phụ trách kế toán phải hoàn thành quyết toán mới
được điều động đi nơi khác. Khi thay đổi Chủ tài khoản, kế toán công
đoàn phải thực hiện việc bàn giao giữa cán bộ cũ và cán bộ mới. Cán bộ
mới chịu trách nhiệm về công tác kế toán, quản lý tài chính kể từ ngày
nhận bàn giao.
Điều 20: Nhiệm vụ của Ban Tài chính, phòng hoặc bộ phận kế toán của công đoàn các cấp.
1. Nhiệm vụ của Ban Tài chính Tổng Liên đoàn:
-
Nghiên cứu chế độ tài chính, kế toán của Nhà nước để vận dụng xây dựng,
hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện chế độ thu, phân phối, sử dụng,
quản lý tài chính, hoạt động kinh tế và đầu tư XDCB của công đoàn.
-
Thực hiện nhiệm vụ của đơn vị kế toán tổng dự toán: Xây dựng, tổ chức
thực hiện dự toán, quyết toán, quản lý tài chính của cấp tổng dự toán
Tổng Liên đoàn. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công đoàn các cấp việc xây
dựng dự toán, tổ chức thực hiện dự toán, quyết toán, quản lý tài chính
công đoàn của công đoàn cấp dưới theo quy định của pháp luật và của Tổng
Liên đoàn.
-
Tham mưu thực hiện nhiệm vụ của chủ sở hữu tài sản công đoàn đầu tư cho
hoạt động kinh tế, chủ quản đầu tư xây dựng của công đoàn và quản lý
tài chính nguồn viện trợ không hoàn lại của công đoàn theo quy định của
pháp luật.
- Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ tài chính, kế toán cho công đoàn cấp dưới.
2.
Nhiệm vụ của Ban Tài chính LĐLĐ các tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành
Trung ương; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn:
-
Chỉ đạo, hướng dẫn các công đoàn cấp dưới, các đơn vị trực thuộc xây
dựng và thực hiện dự toán thu, chi tài chính hàng năm; xét duyệt và tổng
hợp dự toán, quyết toán năm báo cáo Ban Thường vụ, Ban Chấp hành cấp
mình trước khi gửi về Tổng Liên đoàn xét duyệt.
-
Thực hiện công tác kế toán, thống kê, tổng hợp tình hình thu, chi và
quản lý tài chính, tài sản theo quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn.
-
Thực hiện chức năng giám đốc tài chính, thông qua công tác tài chính
giúp Ban Thường vụ chỉ đạo thực hiện các mặt công tác của công đoàn.
- Tổ chức kiểm tra tài chính công đoàn cấp dưới, các đơn vị trực thuộc.
- Tham mưu giỳp Ban Thu?ng v? tổ chức qu?n lý và hướng dẫn công đoàn cấp dưới hoạt động kinh tế công doàn.
- Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ tài chính công đoàn cấp dưới, và các đơn vị trực thuộc.
-
Thực hiện nhiệm vụ quản lý chi tiêu, quản lý tài chính, tài sản và làm
công tác kế toán của cơ quan LĐLĐ tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành TW;
Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn.
3. Nhiệm vụ của Kế toán công đoàn cấp trên cơ sở:
-
Chỉ đạo, hướng dẫn các công đoàn cơ sở, các đơn vị trực thuộc xây dựng
và thực hiện dự toán hàng năm; xét duyệt và tổng hợp dự toán, quyết toán
của công đoàn cấp dưới trình Ban Thường vụ, Ban Chấp hành công đoàn cấp
mình, gửi cấp trên xét duyệt.
- Thực hiện công tác kế toán, thống kê về kết quả thu, chi tài chính và tổ chức kiểm tra tài chính của công đoàn cấp dưới .
- Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ tài chính của công đoàn cấp mình và cấp dưới.
4. Nhiệm vụ của Kế toán công đoàn cơ sở:
- Lập dự toán hàng năm báo cáo Ban Thường vụ, Ban Chấp hành công đoàn cơ sở, gửi cấp trên xét duyệt.
-
Tổ chức thực hiện dự toán, làm công tác kế toán, thống kê, lập báo cáo
quyết toán báo cáo Ban Thường vụ, Ban Chấp hành công đoàn cơ sở, gửi cấp
trên xét duyệt. Phục vụ công tác kiểm tra, kiểm toán thu, chi tài chính
công đoàn.
CHƯƠNG V
KIỂM TRA, THANH TRA, KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 21:
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan quản lý tài chính
công đoàn các cấp, các đơn vị dự toán của công đoàn có trách nhiệm tự
kiểm tra việc thực hiện các chế độ về thu, chi và quản lý tài chính của
công đoàn cấp mình và kiểm tra cấp dưới. Thực hiện công khai tài chính
theo quy định của pháp luật và của Tổng Liên đoàn.
Điều 22:
Tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác tài chính công đoàn được
khen thưởng theo quy định của Tổng Liên đoàn, nếu có sai phạm thì tùy
theo mức độ vi phạm mà xử lý theo pháp luật và quy định của Tổng Liên
đoàn.
TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH
CHỦ TỊCH
Đặng Ngọc Tùng
|
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG
VIỆT NAM
---------------------
Số: 1073/QĐ-TLĐ
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do- Hạnh phúc
----------------------
Hà Nội, ngày 01 tháng 9 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành Quy chế tổ chức,
quản lý tài chính Doanh nghiệp Công đoàn
---------------------------------
ĐOÀN CHỦ TỊCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
- Căn cứ Luật Công đoàn năm 1990; Điều lệ Công đoàn Việt Nam;
- Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH ngày 29/11/2005;
- Căn cứ Nghị quyết hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa X;
- Theo đề nghị của Ban Tài chính Tổng Liên đoàn tại Tờ trình số 146/Tr-BTC ngày 08 tháng 8 năm 2011.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành Quy chế tổ chức, quản lý tài chính Doanh nghiệp Công đoàn.
Điều 2:
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, thay thế Quy chế quản lý tài
chính Doanh nghiệp công đoàn ban hành kèm theo Quyết định số 637/QĐ-TLĐ
ngày 25 tháng 3 năm 2003 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt
Nam.
Riêng Điều 10, Chương III và Điều 16, Chương IV của Quy chế kèm theo Quyết định này thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2011.
Điều 3:
Các ban, đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn, LĐLĐ các tỉnh, thành phố;
các Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng
Liên đoàn chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nơi nhận:
- Các đ/c UVĐCT TLĐ;
- Như Điều 3;
- Lưu: Văn thư TLĐ.
|
TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH
CHỦ TỊCH
(đã ký)
Đặng Ngọc Tùng
|
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG
VIỆT NAM
|
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG
VIỆT NAM
|
QUY CHẾ
Tổ chức, quản lý tài chính doanh nghiệp Công đoàn.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1073/QĐ-TLĐ ngày 01 tháng 09 năm 2011 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn).
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng.
1.
Phạm vi điều chỉnh: Quy chế này quy định về tổ chức, quản lý tài chính
công ty TNHH một thành viên 100% vốn của tổ chức Công đoàn và quản lý
vốn Công đoàn đầu tư vào doanh nghiệp khác.
2. Đối tượng áp dụng:
- Công ty TNHH một thành viên 100% vốn của tổ chức Công đoàn (sau đây gọi là Công ty TNHH MTV của công đoàn).
-
Công đoàn cấp trên cơ sở trở lên (Công đoàn cơ sở có quy định riêng) sử
dụng ngân sách công đoàn đầu tư tài chính, góp vốn liên doanh, liên
kết, cho thuê doanh nghiệp,.. theo quy định của pháp luật và của Tổng
Liên đoàn (sau đây gọi tắt là vốn của công đoàn đầu tư vào doanh nghiệp
khác).
- Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện tổ chức, quản lý các đối tượng nêu trên.
Điều 2: Chủ sở hữu và đại diện Chủ sở hữu.
1.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (sau đây gọi tắt là Tổng Liên đoàn) là
Chủ sở hữu tài sản, nguồn vốn thuộc quyền sở hữu của tổ chức Công đoàn
và là đại diện chủ sở hữu các tài sản hình thành từ nguồn ngân sách Nhà
nước cấp hoặc có nguồn gốc ngân sách Nhà nước do công ty TNHH MTV của
công đoàn đang quản lý và sử dụng để hoạt động sản xuất, kinh doanh và
vốn của tổ chức Công đoàn đầu tư vào doanh nghiệp khác. Tổng Liên đoàn
trực tiếp quản lý các công ty TNHH MTV trực thuộc và thống nhất quản lý
các công ty TNHH MTV của công đoàn; phần vốn của tổ chức Công đoàn đầu
tư vào doanh nghiệp khác.
2.
Tổng Liên đoàn ủy quyền cho LĐLĐ các tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành
TW; Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn là đại diện Chủ sở
hữu tài sản, nguồn vốn ở công ty TNHH MTV do cấp mình trực tiếp quản lý;
phần vốn của Công đoàn đầu tư vào doanh nghiệp khác và chịu trách nhiệm
về nhiệm vụ, quyền hạn được uỷ quyền (sau đây gọi tắt là đại diện chủ
sở hữu).
Chủ
sở hữu, đại diện chủ sở hữu được thành lập công ty TNHH MTV và trực
tiếp quản lý công ty theo quy chế này và quy định của pháp luật.
3.
Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc (Giám đốc công ty) là đại diện của chủ sở
hữu (đối với công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn) hoặc đại diện của uỷ
quyền Chủ sở hữu tại công ty TNHH MTVcủa công đoàn và là đại diện phần
vốn của công ty TNHH MTV của công đoàn đầu tư vào doanh nghiệp khác để
thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Chủ sở hữu hoặc đại diện chủ sở hữu
tại các công ty con là công ty TNHH MTV do mình đầu tư toàn bộ vốn điều
lệ.
CHƯƠNG II
QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA CHỦ SỞ HỰU, ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ
HỮU VÀ CHỦ TỊCH CÔNG TY KIÊM TỔNG GIÁM ĐỐC.
Điều 3: Quyền của Chủ sở hữu.
1. Ban hành quy chế tổ chức, quản lý tài chính công ty TNHH MTV của công đoàn và vốn của công đoàn đầu tư vào doanh nghiệp khác.
2. Quyết định thành lập mới, chuyển đổi, sắp xếp, giải thể và yêu cầu phá sản công ty TNHH MTV của công đoàn.
3.
Phê duyệt mức vốn điều lệ; quyết định tăng vốn điều lệ, chuyển nhượng
một phần hay toàn bộ vốn điều lệ của công ty TNHH MTV của công đoàn.
4.
Quyết định các dự án đầu tư XDCB, vay, cho vay; thuê, cho thuê, thanh
lý, chuyển nhượng, bán tài sản; bảo lãnh vay; góp vốn liên doanh, liên
kết và các hợp đồng khác do Điều lệ công ty quy định có giá trị bằng
hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính
gần nhất hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty TNHH
MTV của công đoàn.
5.
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, quyết định tiền lương, tiền
thưởng của Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc (Giám đốc) công ty, Phó giám
đốc, Kế toán trưởng, tổng quỹ lương và đơn giá tiền lương đối với các
Công ty TNHH MTV trực thuộc Tổng Liên đoàn.
6.
Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và
hiệu quả hoạt động quản lý của Chủ tịch công ty kiêm Tổng giám đốc (Giám
đốc), Kiểm soát viên của các công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn. Kiểm
tra tài chính, hoạt động của các công ty TNHH MTV của công đoàn theo quy
định của pháp luật và của Tổng Liên đoàn.
7. Thực hiện các quyền khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.
8.
Quyết định xếp hạng II, III cho các công ty TNHH MTV của Công đoàn;
quyết định xếp hạng I cho các công ty TNHH MTVcủa công đoàn sau khi có ý
kiến của Bộ Tài chính, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội.
Điều 4: Quyền của đại diện Chủ sở hữu.
1.
Ban hành Điều lệ, sửa đổi và bổ sung Điều lệ, phê duyệt mục tiêu, chiến
lược, kế hoạch dài hạn và bổ sung ngành nghề kinh doanh của Công ty
TNHH MTV trực thuộc.
2. Thẩm định, trình Tổng Liên đoàn quyết định thành lập mới, tổ chức lại,
giải thể, phá sản công ty TNHH MTV trực thuộc.
3.
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật; phê duyệt tổng quỹ lương,
đơn giá tiền lương hàng năm; xếp lương, nâng lương đối với Chủ tịch công
ty kiêm Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó giám đốc, Kế toán trưởng và Kiểm
soát viên của công ty TNHH MTV trực thuộc.
4.
Thẩm định, trình Tổng Liên đoàn quyết định các dự án đầu tư XDCB, vay,
cho vay; thuê, cho thuê, thanh lý, chuyển nhượng, bán tài sản; bảo lãnh
vay; góp vốn liên doanh, liên kết và các hợp đồng khác có giá trị bằng
hoặc lớn hơn 50% giá trị tài sản ghi trên báo cáo tài chính tại thời
điểm gần nhất; quyết định các nội dung nêu trên có giá trị lớn hơn hoặc
bằng 20% đến dưới 50% tổng giá trị tài sản ghi trong báo cáo tài chính
gần nhất hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty TNHH MTV
trực thuộc.
5.
Duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh hàng năm. Thẩm định báo cáo tài
chính của công ty TNHH MTV trực thuộc. Báo cáo kết quả sản xuất, kinh
doanh (năm) của các công ty TNHH MTV, công ty cổ phần (đơn vị nắm giữ cổ
phần chi phối) về Tổng Liên đoàn.
6.
Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và
hiệu quả hoạt động quản lý của Chủ tịch công ty-Tổng giám đốc (Giám
đốc), Kiểm soát viên công ty TNHH MTV trực thuộc.
7. Các quyền khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.
Điều 5: Nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ sở hữu và đại diện chủ sở hữu.
1. Nghĩa vụ:
1.1. Cấp đủ vốn điều lệ cho công ty TNHH MTV trực thuộc.
1.2. Thực hiện các quy định tại Điều lệ công ty có liên quan đến chủ sở hữu, đại diện chủ sở hữu .
1.3. Đảm bảo quyền tự chủ kinh doanh, tự chịu trách nhiệm của công ty theo quy định của pháp luật và của Tổng Liên đoàn.
2. Trách nhiệm:
Chủ
sở hữu và đại diện chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa
vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty TNHH MTV trực
thuộc theo quy định của pháp luật.
Điều
6: Quyền hạn, trách nhiệm, quyền lợi của Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc
(Giám đốc) công ty TNHH MTV (sau đây gọi tắt là Chủ tịch công ty).
1. Quyền hạn:
1.1.
Chủ tịch công ty là người đại diện của công ty trước pháp luật, chịu
trách nhiệm trước pháp luật và Chủ sở hữu, đại diện chủ sở hữu về việc
thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình.
1.2.
Tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh; kế hoạch tài chính;
dự án đầu tư của công ty đã được chủ sở hữu, đại diện chủ sở hữu phê
duyệt.
1.3. Ban hành và tổ chức thực hiện nội quy, quy chế tổ chức, quản lý tài chính nội bộ của công ty.
1.4.
Quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý điều hành, bổ nhiệm, miễn
nhiệm, cách chức các chức danh quản lý của công ty (trừ cơ cấu tổ chức
và các chức danh thuộc thẩm quyền của Chủ sở hữu, đại diện chủ sở hữu).
1.5. Ký các hợp đồng nhân danh công ty theo quy định của pháp luật.
1.6. Tuyển dụng, ký hợp đồng lao động và sử dụng lao động theo quy định của Bộ Luật lao động.
1.7.
Quyết định thành lập mới, tổ chức lại, giải thể đối với các công ty
con, chi nhánh, văn phòng đại diện; quyết định việc góp vốn, điều chỉnh
tỷ lệ góp vốn của công ty tại các doanh nghiệp thành viên và các doanh
nghiệp khác sau khi được Chủ sở hữu, đại diện chủ sở hữu chấp thuận.
1.8.
Phê duyệt điều lệ, phê duyệt sửa đổi và bổ sung Điều lệ công ty con là
công ty TNHH MTV; quyết định mục tiêu chiến lược, kế hoạch dài hạn và
ngành nghề kinh doanh của công ty con sau khi được Chủ sở hữu, đại diện
chủ sở hữu chấp thuận; phê duyệt báo cáo tài chính và các quyền hạn khác
được ghi trong Điều lệ công ty con.
1.9. Cử người đại diện phần vốn của công ty ở doanh nghiệp khác.
1.10.
Đề xuất bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật, ký hợp
đồng, tiền lương của Phó tổng Giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trưởng
công ty.
1.11.
Quyết định các dự án đầu tư, hợp đồng vay, cho vay, thuê, cho thuê, mua
bán, thanh lý tài sản có giá trị thấp hơn hoặc bằng 20% tổng giá trị
tài sản của công ty ghi trong báo cáo tài chính gần nhất.
1.12.
Quyết định việc xếp lương, nâng lương của các chức danh quản lý (trừ
chức doanh thuộc thẩm quyền của Chủ sở hữu, đại diện chủ sở hữu) và lao
động trong công ty theo quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn.
1.13. Các quyền khác được ghi trong Điều lệ công ty không trái với quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn.
2. Trách nhiệm, nghĩa vụ:
2.1. Tổ chức thực hiện quyết định của Chủ sở hữu và đại diện chủ sở hữu.
2.2.
Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án thành lập mới, tổ chức lại,
giải thể, chuyển đổi sở hữu công ty trình Chủ sở hữu, đại diện chủ sở
hữu quyết định.
2.3.
Chịu trách nhiệm trước Chủ sở hữu, đại diện chủ sở hữu về hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty và quản lý, điều hành của Ban giám
đốc.
2.4. Lập báo cáo tài chính, báo cáo kế hoạch sản xuất kinh doanh của
công ty.
2.5.
Nộp thuế theo quy định của pháp luật; nộp lợi nhuận cho Chủ sở hữu hoặc
đại diện chủ sở hữu theo quy định của Tổng Liên đoàn.
2.6. Trách nhiệm và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
3. Quyền lợi của Chủ tịch công ty:
Chủ
tịch công ty được hưởng tiền lương, tiền thưởng và các quyền lợi khác
theo quy định của nhà nước đối với công ty TNHH MTV và hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh theo quy chế nội bộ của công ty.
CHƯƠNG III
TỔ CHỨC, QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN
Điều 7: Cơ cấu tổ chức.
Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH MTV của công đoàn theo mô hình Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc (Giám đốc) công ty.
Điều 8: Chủ sở hữu, đại diện chủ sở hữu quản lý, giám sát Công ty TNHH MTV những nội dung sau:
1.
Về thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu, phương hướng hoạt động; thực hiện kế
hoạch sản xuất, kinh doanh, kế hoạch tài chính (năm), thực hiện các dự
án đầu tư đã được Chủ sở hữu, đại diện chủ sở hữu phê duyệt.
2. Về vốn và tài chính:
- Việc bảo toàn và phát triển vốn của công ty
- Tình hình đầu tư, nợ và khả năng thanh toán nợ của công ty.
- Kết quả hoạt động tài chính, hiệu quả kinh doanh, lợi nhuận thực hiện và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.
- Nợ phải trả quá hạn và khả năng thanh toán nợ đến hạn.
- Tổng quỹ tiền lương thực hiện.
- Tăng hoặc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ.
3. Về tổ chức và cán bộ:
- Cơ cấu tổ chức cán bộ và bộ máy điều hành của công ty.
- Quy trình bổ nhiệm các chức danh quản lý.
4. Việc chấp hành các quy định pháp luật hiện hành, các quyết định của Chủ sở hữu, đại diện chủ sở hữu và Điều lệ công ty.
Hàng
năm Chủ sở hữu, đại diện chủ sở hữu đánh giá hiệu quả hoạt động của
công ty TNHH MTV và xếp loại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Điều 9: Quản lý, sử dụng vốn.
1. Vốn điều lệ:
Vốn
điều lệ của công ty TNHH MTV của công đoàn là số vốn cần thiết để duy
trì hoạt động sản xuất, kinh doanh được ghi trong Điều lệ công ty. Đối
với các công ty kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật quy định mức
vốn pháp định thì mức vốn điều lệ không được thấp hơn mức vốn pháp định.
Việc xác định mức vốn điều lệ của Công ty TNHH MTV của công đoàn thực
hiện theo quy định của pháp luật.
1.1. Vốn điều lệ của công ty TNHH MTV chuyển đổi từ doanh nghiệp công đoàn bao gồm:
-
Vốn chủ sở hữu có trên sổ sách kế toán tại thời điểm chuyển đổi công ty
hoặc vốn chủ sở hữu đầu tư ban đầu khi công ty được thành lập.
- Vốn do chủ sở hữu cấp bổ sung cho công ty.
- Lợi nhuận sau thuế hàng năm để lại bổ sung vốn của công ty.
1.2. Vốn điều lệ của công ty TNHH MTV thành lập mới:
Mức
vốn điều lệ của công ty TNHH MTV thành lập mới phải ít nhất bằng 30%
tổng mức vốn đầu tư để đảm bảo cho công ty hoạt động bình thường theo
quy mô, công suất thiết kế.
1.3. Cấp vốn điều lệ:
Chủ
sở hữu, đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm cấp vốn điều lệ cho công ty
TNHH MTV trực thuộc sau khi có quyết định thành lập, được cấp giấy đăng
ký kinh doanh.
2. Quyền và trách nhiệm của công ty về quản lý, sử dụng vốn, các quỹ của công ty:
-
Công ty được quyền chủ động sử dụng số vốn do Chủ sở hữu, đại diện chủ
sở hữu giao, các loại vốn khác, các quỹ do công ty quản lý để hoạt động
sản xuất, kinh doanh.
-
Công ty có trách nhiệm sử dụng có hiệu quả, bảo toàn, phát triển vốn
được giao. Sử dụng các quỹ của công ty theo đúng quy định của pháp luật
và quy chế quản lý tài chính nội bộ công ty.
3. Huy động vốn:
Công
ty được chủ động huy động vốn dưới các hình thức; được vay vốn của các
tổ chức và cá nhân theo quy chế này và quy định của pháp luật.
4.
Quản lý các khoản nợ phải thu, phải trả, quản lý và sử dụng tài sản cố
định, quản lý hàng tồn kho, công cụ, dụng cụ, quản lý doanh thu, chi phí
và giá thành sản phẩm, lợi nhuận của công ty TNHH MTV của công đoàn
thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 10: Phân phối lợi nhuận của công ty TNHH MTV của công đoàn.
1. Lợi nhuận thực hiện của công ty sau khi bù lỗ năm trước theo quy định
của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp được phân phối như sau:
1.1. Chia lãi cho các thành viên góp vốn theo hợp đồng góp vốn (nếu có).
1.2. Bù đắp khoản lỗ của năm trước đã hết hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế.
1.3. Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính, khi số dư quỹ bằng 25% vốn điều lệ thì không trích nữa.
1.4. Số lợi nhuận còn lại được phân phối như sau:
- Nộp Chủ sở hữu (hoặc đại diện chủ sở hữu) 30%
- Để lại công ty 70%
1.5. Trích lập các quỹ công ty.
Lợi nhuận còn lại của công ty được trích lập các quỹ như sau:
- Trích tối thiểu bằng 30% vào Quỹ đầu tư phát triển của công ty.
-
Trích tối đa bằng 5% phần lợi nhuận để lại lập quỹ thưởng Ban quản lý
điều hành đối với công ty hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, mức trích một
năm không quá 200 triệu đồng; trích tối đa bằng 2,5% phần lợi nhuận để
lại đối với công ty hoàn thành nhiệm vụ; mức trích một năm không quá 100
triệu đồng; đối với trường hợp công ty không hoàn thành nhiệm vụ thì
không được trích lập quỹ thưởng Ban quản lý điều hành.
-
Phần lợi nhuận còn lại được phân phối vào Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi
nhưng mức tối đa không quá 03 tháng tiền lương thực hiện.
- Sau khi trích đủ vào 02 Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi; phần lợi nhuận còn lại được bổ sung Quỹ đầu tư phát triển của công ty.
2. Sử dụng các quỹ của công ty.
-
Việc sử dụng các quỹ của công ty phải theo đúng quy định của Nhà nước
và quy chế nội bộ của công ty, đảm bảo công khai, dân chủ, minh bạch.
-
Công ty chỉ được chi Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ thưởng Ban quản
lý điều hành công ty sau khi thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ
tài sản khác đến hạn phải trả.
Điều
11: Kế hoạch sản xuất, kinh doanh; Báo cáo tài chính; thực hiện chế độ
kế toán thống kê và kiểm toán của công ty TNHH MTV của công đoàn.
1. Công ty phải lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh (năm) báo cáo Chủ sở hữu (hoặc đại diện chủ sở hữu).
Thời gian báo cáo trước ngày 31 tháng 11 hàng năm.
2.
Công ty phải lập báo cáo tài chính (năm), báo cáo thống kê gửi Chủ sở
hữu (hoặc đại diện chủ sở hữu) và các cơ quan quản lý nhà nước theo quy
định của pháp luật. Thời gian nộp báo cáo, không quá 90 ngày kể từ ngày
kết thúc năm dương lịch.
Báo cáo tài chính (năm) của công ty phải được kiểm toán theo quy định của pháp luật.
3. Công ty phải thực hiện công tác kế toán, thống kê, công khai tài chính
theo quy định của pháp luật.
4.
Công ty chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền và của Chủ sở hữu (hoặc đại diện chủ sở hữu).
CHƯƠNG IV
TỔ CHỨC, QUẢN LÝ VỐN CỦA CÔNG ĐOÀN ĐẦU TƯ VÀO DOANH NGHIỆP KHÁC
Điều 12: Vốn của công đoàn đầu tư vào doanh nghiệp khác, gồm:
Vốn mua cổ phần; vốn góp thành lập công ty liên doanh; hợp tác kinh
doanh có hình thành pháp nhân hoặc không hình thành pháp nhân; cho thuê
doanh nghiệp; cho thuê tài sản theo quy định của pháp luật;..
Điều 13: Quyền và nghĩa vụ của Chủ sở hữu, đại diện chủ sở hữu vốn của công đoàn đầu tư vào doanh nghiệp khác:
- Quyền của cổ đông, thành viên góp vốn theo quy định của pháp luật và điều lệ của doanh nghiệp khác.
- Cử người đại diện, quản lý phần vốn của công đoàn tại doanh nghiệp khác.
-
Cử, bãi miễn, khen thưởng, kỷ luật, quyết định mức thù lao, tiền thưởng
và các quyền lợi khác đối với người đại diện phần vốn của công đoàn
hoặc người đại diện theo uỷ quyền tại doanh nghiệp khác (sau đây gọi tắt
là người đại diện).
-
Yêu cầu người đại diện báo cáo tình hình kết quả kinh doanh, tình hình
tài chính và các vấn đề có liên quan tại doanh nghiệp khác.
-
Quyết định việc tăng vốn đầu tư, thu hồi vốn đầu tư theo thẩm quyền;
giám sát việc thu hồi lợi tức được chia, chịu trách nhiệm bảo toàn và
phát triển vốn công đoàn đầu tư vào doanh nghiệp khác phù hợp với quy
định của pháp luật và điều lệ của doanh nghiệp khác.
- Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 14: Quyền và nghĩa vụ của người đại diện.
1. ứng cử vào bộ máy quản lý, điều hành doanh nghiệp khác khi được Chủ sở hữu, đại diện chủ sở hữu giới thiệu.
2.
Báo cáo Chủ sở hữu, đại diện chủ sở hữu tình hình tài chính, kế hoạch
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khác; xin ý kiến về những vấn đề
biểu quyết của người đại diện tại doanh nghiệp khác.
3.
Theo dõi, đôn đốc, thực hiện thu hồi vốn, thu cổ tức hoặc các khoản
được chia khác từ vốn góp theo quy định của pháp luật và điều lệ doanh
nghiệp khác.
4.
Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, điều
lệ doanh nghiệp khác và Chủ sở hữu, đại diện chủ sở hữu giao.
Điều 15: Thù lao, tiền thưởng và quyền lợi khác của người đại diện.
-
Người đại diện không tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp khác thì
thù lao, tiền thưởng và các quyền lợi khác (nếu có) do Chủ sở hữu, đại
diện chủ sở hữu quy định và chi trả từ tiền lãi góp vốn thu được.
-
Người đại diện tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp khác được hưởng
thù lao, tiền thưởng và các quyền lợi khác theo quy chế của doanh
nghiệp nơi góp vốn.
Điều 16: Phân phối lợi nhuận do công ty TNHH MTV nộp; lãi góp vốn của tổ chức Công đoàn.
1.
Lợi nhuận do công ty TNHH MTV trực thuộc nộp, lãi được chia từ góp vốn
liên doanh được trích tối đa bằng 60% vào Quỹ cơ quan, phần còn lại nộp
ngân sách công đoàn bằng 40%.
2.
Lãi mua cổ phần, cho thuê doanh nghiệp được trích tối đa bằng 20% vào
Quỹ cơ quan, phần còn lại nộp vào ngân sách công đoàn bằng 80%.
3.
Nguồn thu từ việc cho thuê tài sản được trích tối đa bằng 40% vào Quỹ
cơ quan, phần còn lại nộp vào ngân sách công đoàn bằng 60%.
Đối
với đơn vị có chênh lệch thu, chi cho thuê tài sản dưới 200 triệu
đồng/năm: Nộp ngân sách công đoàn 40%, trích Quỹ cơ quan 60%.
CHƯƠNG V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 17: Điều khoản thi hành
1.
Ban Tài chính, Ban Tổ chức, UBKT Tổng Liên đoàn có trách nhiệm hướng
dẫn, kiểm tra các cấp công đoàn, công ty TNHH MTV của công đoàn thực
hiện Quy chế này.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh về Tổng Liên đoàn để nghiên cứu giải quyết.
TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH
CHỦ TỊCH
Đặng Ngọc Tùng
|
0 nhận xét