Chương I - Những quy định chung
Chương II - Nội dung công tác kế toán
Chương III - Tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán
Chương IV - Hoạt động nghề nghiệp kế toán
Chương V - Quản lý Nhà Nước về Kế toán - Chương VI - Khen thưởng và xử lý vi phạm - Chương VII - Điều khoản thi hành
Chương II - Nội dung công tác kế toán
Chương III - Tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán
Chương IV - Hoạt động nghề nghiệp kế toán
Chương V - Quản lý Nhà Nước về Kế toán - Chương VI - Khen thưởng và xử lý vi phạm - Chương VII - Điều khoản thi hành
Chương IV
HOẠT ĐỘNG NGHỀ NGHIỆP KẾ TOÁN
Điều 55. Hành nghề kế toán
1. Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật có quyền hành nghề kế toán.
2. Tổ chức
kinh doanh dịch vụ kế toán phải thành lập doanh nghiệp dịch vụ kế toán
theo quy định của pháp luật. Người quản lý doanh nghiệp dịch vụ kế toán
phải có chứng chỉ hành nghề kế toán do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp
theo quy định tại Điều 57 của Luật này.
3.
Cá nhân hành nghề kế toán phải có chứng chỉ hành nghề kế toán do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định tại Điều 57 của Luật này và
phải có đăng ký kinh doanh dịch vụ kếtoán.
Điều 56. Thuê làm kế toán, thuê làm kế toán trưởng
1.
Đơn vị kế toán được ký hợp đồng với doanh nghiệp dịch vụ kế toán hoặc cá
nhân có đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán để thuê làm kế toán hoặc thuê
làm kế toán trưởng theo quy địnhcủa pháp luật.
2. Việc thuê làm kế toán, thuê làm kế toán trưởng phải được lập thành hợp đồng bằng văn bản theo quy định của pháp luật.
3.
Đơn vị kế toán thuê làm kế toán, thuê làm kế toán trưởng có trách nhiệm
cung cấp đầy đủ, kịp thời,trung thực mọi thông tin, tài liệu liên quan
đến công việc thuê làm kế toán,thuê làm kế toán trưởng và thanh toán đầy
đủ, kịp thời phí dịch vụ kế toán theo thỏa thuận trong hợp đồng.
4. Người được thuê làm kế toán trưởng phải có đủ tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại Điều 58 của Luật này.
5.
Doanh nghiệp, cá nhân cung cấp dịch vụ kế toán và người được thuê làm kế
toán trưởng phải chịu trách nhiệm về thông tin, số liệu kế toán theo
thỏa thuận trong hợp đồng.
Điều 57. Chứng chỉ hành nghề kế toán
1. Công dân Việt Nam đượccấp chứng chỉ hành nghề kế toán phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Có phẩm
chất đạo đức nghề nghiệp,trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành
pháp luật; không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 51
của Luật này;
b) Có chuyên
môn, nghiệp vụ về tài chính, kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời
gian công tác thực tế về tài chính, kế toán từ năm năm trở lên;
c) Đạt kỳ thi tuyển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức.
2. Người nước ngoài được cấp chứng chỉ hành nghề kế toán phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Được phép cư trú tại Việt Nam;
b) Có chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc chứng chỉ kế toán do tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế về kế toán cấp được Bộ Tài chính Việt Nam thừa nhận;
c) Đạt kỳ thi sát hạch về pháp luật kinh tế, tài chính, kế toán Việt Nam do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức.
a. Bộ Tài
chính quy định chương trình bồi dưỡng, hội đồng thi tuyển, thủ tục, thẩm
quyền cấp và thu hồi chứng chỉ hành nghề kế toán theo quy định của Luật
này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 58. Quyền tham gia tổ chức nghề nghiệp kế toán
Đơn
vị kế toán và người làm kế toán có quyền tham gia Hội kế toán Việt Nam
hoặc tổ chức nghề nghiệp kếtoán khác nhằm mục đích phát triển nghề
nghiệp kế toán, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên theo quy
định của pháp luật
0 nhận xét