Chương I - Những quy định chung
Chương II - Nội dung công tác kế toán
Chương III - Tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán
Chương IV - Hoạt động nghề nghiệp kế toán
Chương V - Quản lý Nhà Nước về Kế toán - Chương VI - Khen thưởng và xử lý vi phạm - Chương VII - Điều khoản thi hành
Chương II - Nội dung công tác kế toán
Chương III - Tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán
Chương IV - Hoạt động nghề nghiệp kế toán
Chương V - Quản lý Nhà Nước về Kế toán - Chương VI - Khen thưởng và xử lý vi phạm - Chương VII - Điều khoản thi hành
NỘI DUNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN
Mục 1. CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
Điều 17. Nội dung chứng từ kế toán
1. Chứng từ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên và số hiệu của chứng từ kế toán;
b) Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán;
c) Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán;
d) Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán;
đ) Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
e) Số lượng,
đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số, tổng số
tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ;
g) Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán.
2.
Ngoài những nội dung chủ yếu của chứng từ kế toán quy định tại khoản 1
Điều này, chứng từ kế toán có thể có thêm những nội dung khác theo từng
loại chứng từ.
Điều 18. Chứng từ điện tử
1.
Chứng từ điện tử được coi là chứng từ kế toán khi có các nội dung quy
định tại Điều 17 của Luật này và được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử,
được mã hóa mà không bị thay đổi trong quá trình truyền qua mạng máy
tính hoặc trên vật mang tin như băng từ, đìa từ, các loại thẻ thanh toán.
2. Chính phủ quy định chi tiết về chứng từ điện tử.
Điều 19. Lập chứng từ kế toán
1.
Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của
đơn vị kế toán đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ được
lập một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính.
2.
Chứng từ kế toán phải được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác theo
nội dung quy định trên mẫu. Trong trường hợp chứng từ kế toán chưa có
quy định mẫu thì đơn vị kế toán được tự lập chứng từ kế toán nhưng phải
có đầy đủ các nội dung quy định tại Điều 17 của Luật này.
3.
Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính trên chứng từ kế toán không được
viết tắt, không được tẩy xóa, sửa chữa; khi viết phải dùng bút mực, số và
chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, chỗ trong phải gạch chéo;
chứng từ bị tẩy xóa, sửa chữa đều khôngcó giá trị thanh toán và ghi sổ
kế toán. Khi viết sai vào mẫu chứng từ kế toán thì phải hủy bỏ bằng cách
gạch chéo vào chứng từ viết sai.
4.
Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên quy định. Trường hợp phải lập
nhiều liên chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính thì nội
dung các liên phải giống nhau. Chứng từ kế toán do đơn vị kế toán quy
định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 2 của Luật này lập để giao
dịch với tổ chức, cá nhân bên ngoài đơn vị kế toán thì liên gửi cho bên
ngoài phải có dấu của đơn vị kế toán.
5.
Người lập, người ký duyệt và những người khác ký tên trên chứng từ kế
toán phải chịu trách nhiệm về nội dung của chứng từ kế toán.
6.
Chứng từ kế toán được lập dưới dạng chứng từ điện tử phải tuân theo quy
định tại Điều 18 của Luật này và khoản 1, khoản 2 Điều này.
Chứng từ điện tử phải được in ra giấy và lưu trữ theo quy định tại Điều 40 của Luật này.
Điều 20. Ký chứng từ kế toán
1. Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải được ký bằng bút mực.
Không
được ký chứng từ kế toán bằng mực đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn: Chữ
ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất.
2. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải do người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền ký.
Nghiêm cấm ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của người ký.
3.
Chứng từ kế toán chi tiền phải do người có thẩm quyền ký duyệt chi và kế
toán trưởng hoặc người được ủy quyền ký trước khi thực hiện. Chữ ký trên
chứng từ kế toán dùng để chi tiền phải ký theo từng liên.
4. Chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật.
Điều 21. Hóa đơn bán hàng
1.
Tổ chức, cá nhân khi bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ phải lập hóa đơn
bán hàng giao cho khách hàng. Trường hợp bán lẻ hàng hóa hoặc cung cấp
dịch vụ dưới mức tiền quy định mà người mua hàng không yêu cầu thì không
phải lập hóa đơn bán hàng. Chính phủ quy định cụ thể các trường hợp bán
hàng và mức tiền bán hàng không phải lập hóa đơn bán hàng.
2.
Tổ chức, cá nhân khi mua hàng hóa hoặc được cung cấp dịch vụ có quyền
yêu cầu người bán hàng, người cung cấp dịch vụ lập, giao hóa đơn bán hàng
cho mình.
3. Hóa đơn bán hàng được thể hiện bằng các hình thức sau đây:
a) Hóa đơn theo mẫu in sẵn;
b) Hóa đơn in từ máy;
c) Hóa đơn điện tử;
d) Tem, vé, thẻ in sẵn giá thanh toán.
4. Bộ Tài chính quy định mẫu hóa đơn,tổ chức in, phát hành và sử dụng hóa đơn bán hàng.
Trường
hợp tổ chức hoặc cá nhân tự in hóa đơn bán hàng thì phải được cơ quan
tài chính có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện.
5. Tổ chức,
cá nhân khi bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ nếu không lập, không giao
hóa đơn bán hàng hoặc lập hóa đơn bán hàng không đúng quy định tại Điều
19 và Điều 20 của Luật này và các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này thì bị xử
lý theo quy định của pháp luật.
Điều 22. Quản lý, sử dụng chứng từ kế toán
1. Thông tin, số liệu trên chứng từ kế toán là căn cứ để ghi sổ kế toán.
2.
Chứng từ kế toán phải được sắp xếp theo nội dung kinh tế, theo trình tự
thời gian và bảo quản an toàn theo quy định của pháp luật.
3.
Chỉ cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có quyền tạm giữ, tịch thu hoặc
niêm phong chứng từ kế toán.Trường hợp tạm giữ hoặc tịch thu thì cơ quan
nhà nước có thẩm quyền phải sao chụp chứng từ bị tạm giữ, bị tịch thu và
ký xác nhận trên chứng từ sao chụp; đồng thời lập biên bản ghi rõ lý do,
số lượng từng loại chứng từ kế toán bị tạm giữ hoặc bị tịch thu và ký
tên, đóng dấu.
4. Cơ quan
có thẩm quyền niêm phong chứng từ kế toán phải lập biên bản, ghi rõ lý
do, số lượng từng loại chứng từ kế toán bị niêm phong và ký tên, đóng
dấu.
Mục 2. TÀI KHOẢN KẾ TOÁN VÀ SỔ KẾ TOÁN
Điều 23. Tài khoản kế toán và hệ thống tài khoản kế toán.
1. Tài khoản kế toán dùng để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chính theo nội dung kinh tế.
2.
Hệ thống tài khoản kế toán gồm các tài khoản kế toán cần sử dụng. Mỗi
đơn vị kế toán phải sử dụng một hệ thống tài khoản kế toán.
3. Bộ Tài chính quy định cụ thể về tài khoản kế toán và hệ thống tài khoản kế toán.
Điều 24. Lựa chọn áp dụng hệ thống tài khoản kế toán
1. Đơn vị kế toán phải căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán do Bộ Tài chính quy định để chọn hệ thống tài khoản kế toán áp dụng ở đơn vị.
2. Đơn vị kế toán được chi tiết các tài khoản kế toán đã chọn phục vụ yêu cầu quản lý của đơn vị.
Điều 25. Sổ kế toán và hệ thống sổ kế toán
1. Sổ kế
toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh
tế, tài chính đã phát sinh có liên quan đến đơn vị kế toán.
2. Sổ kế
toán phải ghi rõ tên đơn vị kế toán; tên sổ; ngày, tháng, năm lập sổ,
ngày, tháng, năm khóa sổ; chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng và
người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; số trang; đóng dấu giáp
lai.
3. Sổ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Ngày, tháng ghi sổ;
b) Số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ;
c) Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
d) Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ghi vào các tài khoản kế toán;
đ) Số dư đầu kỳ, số tiền phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ.
4. Sổ kế toán gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.
5. Bộ Tài chính quy định cụ thể về hình thức kế toán, hệ thống sổ kế toán và sổ kế toán.
Điều 26. Lựa chọn áp dụng hệ thống sổ kế toán
1. Mỗi đơn vị kế toán chỉ có một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán năm.
2. Đơn vị kế toán phải căn cứ vào hệ thống sổ kế toán do Bộ Tài chính quy định để chọn một hệ thống sổ kế toán áp dụng ở đơn vị.
3. Đơn vị kế toán được cụ thể hóa các sổ kế toán đã chọn để phục vụ yêu cầu kế toán của đơn vị
Điều 27. Mở sổ, ghi sổ, khóa sổ kế toán
1. Sổ kế toán phải mở vào đầu kỳ kế toán năm; đối với đơn vị kế toán mới thành lập, sổ kế toán phải mở từ ngày thành lập.
2. Đơn vị kế toán phải căn cứ vào chứng từ kế toán để ghi sổ kế toán.
3. Sổ kế
toán phải ghi kịp thời, rõ ràng, đầy đủ theo các nội dung của sổ. Thông
tin, số liệu ghi vào sổ kế toán phải chính xác, trung thực, đúng với
chứng từ kế toán.
4. Việc ghi sổ kế toán phải theo trình tự thời gian phát sinh của nghiệp vụ kinh tế, tài chính.
Thông
tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm sau phải kế tiếp thông tin, số
liệu ghi trên sổ kế toán của năm trước liền kề. Sổ kế toán phải ghi liên
tục từ khi mở sổ đến khi khóa sổ.
5.
Thông tin, số liệu trên sổ kế toán phải được ghi bằng bút mực; không ghi
xen thêm vào phía trên hoặc phía dưới; không ghi chồng lên nhau; không
ghi cách dòng; trường hợp ghi không hết trang sổ phải gạch chéo phần
không ghi; khi ghi hết trang phải cộng số liệu tổng cộng của trang và
chuyển số liệu tổng cộng sang trang kế tiếp.
6.
Đơn vị kế toán phải khóa sổ kế toán vào cuối kỳ kế toán trước khi lập
báo cáo tài chính và các trường hợp khóa sổ kế toán khác theo quy định
của pháp luật.
7.
Đơn vị kế toán đượcghi sổ kế toán bằng tay hoặc ghi sổ kế toán bằng máy
vi tính. Trường hợp ghi sổ kế toán bằng máy vi tính thì phải thực hiện
các quy định về sổ kế toán tại Điều 25, Điều 26 của Luật này và các khoản
1, 2, 3, 4 và 6 Điều này. Sau khi khóa sổ kế toán trên máy vi tính phải
in sổ kế toán ra giấy và đóng thành quyển riêng cho từng kỳ kế toán năm.
Điều 28. Sửa chữa sổ kế toán
1.
Khi phát hiện sổ kế toán ghi bằng tay có sai sót thì không được tẩy xóa
làm mất dấu vết thông tin, số liệu ghi sai mà phải sửa chữa theo một
trong ba phương pháp sau:
a) Ghi cải chính bằng cách gạch một đường thẳng vào chỗ sai và ghi số hoặc chữ đúng ở phía trên và phải có chữ ký của kế toán trưởng bên cạnh;
b)
Ghi số âm bằng cách ghi lại số sai bằng mực đỏ hoặc ghi lại số sai trong
dấu ngoặc đơn, sau đó ghi lại số đúng và phải có chữ ký của kế toán
trưởng bên cạnh;
c) Ghi bổ sung bằng cách lập "chứng từ ghi sổ bổ sung" và ghi thêm số chênh lệch thiếu cho đủ.
2.
Trường hợp phát hiện sổ kế toán có sai sót trước khi báo cáo tài chính
năm được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trên số
kế toán của năm đó.
3.
Trường hợp phát hiện sổ kế toán có sai sót sau khi báo cáo tài chính năm
đã nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trên sổ kế
toán của năm đã phát hiện sai sót và ghi chú vào dòng cuối của sổ kế toán
năm có sai sót
4. Sửa chữa sổ kế toán trong trường hợp ghi sổ bằng máy vi tính:
a)
Trường hợp phát hiện sai sót trước khi báo cáo tài chính năm được nộp
cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế
toán của năm đó trên máy vitính;
b)
Trường hợp phát hiện sai sót sau khi báo cáo tài chính năm đã nộp cho cơ
quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán
của năm đã phát hiện sai sót trên máy vi tính và ghi chú vào dòng cuối
của sổ kế toán năm có sai sót;
c)
Sửa chữa sổ kế toán trong trường hợp ghi sổ bằng máy vi tính được thực
hiện theo phương pháp quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 1 Điều này.
Mục 3. BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Điều 29. Báo cáo tài chính
1.
Báo cáo tài chính được lập theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán dùng
để tổng hợp và thuyết minh về tình hình kinh tế, tài chính của đơn vị kế
toán.
2.
Báo cáo tài chínhcủa đơn vị kế toán thuộc hoạt động thu, chi ngân sách
nhà nước, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh
phí ngân sách nhà nước và đơnvị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh
phí ngân sách nhà nước gồm:
a) Bảng cân đối tài khoản;
b) Báo cáo thu, chi;
c) Bản thuyết minh báocáo tài chính;
d) Các báo cáo khác theo quy định của pháp luật
3. Báo cáo tài chínhcủa đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh gồm:
a) Bảng cân đối kế toán;
b) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;
c) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
d) Bản thuyết minh báocáo tài chính.
4. Bộ Tài chính quy định cụ thể về báo cáo tài chính cho từng lĩnh vực hoạt động.
Điều 30. Lập báo cáo tài chính
1.
Đơn vị kế toán phải lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế toán năm;
trường hợp pháp luật có quy định lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán
khác thì đơn vị kế toán phải lập theo kỳ kế toán đó
2.
Việc lập báo cáotài chính phải căn cứ vào số liệu sau khi khóa sổ kế
toán. Đơn vị kế toán cấp trên phải lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc
báo cáo tài chính hợp nhất dựa trên báo cáo tài chính của các đơn vị kế
toán trong cùng đơn vị kế toán cấp trên.
3.
Báo cáo tài chính phải được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày
nhất quán giữa các kỳ kếtoán; trường hợp báo cáo tài chính trình bày
khác nhau giữa các kỳ kế toán thì phải thuyết minh rõ lý do.
4.
Báo cáo tài chính phải được người lập, kế toán trưởng và người đại diện
theo pháp luật của đơn vị kế toán ký. Người ký báo cáo tài chính phải
chịu trách nhiệm về nội dung của báo cáo.
Điều 31. Thời hạn nộp báo cáo tài chính
1. Báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán phải được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ
ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quyđịnh của pháp luật; đối với báo
cáo quyết toán ngân sách thì thời hạn nộp báocáo được thực hiện theo quy
định của Chính phủ.
2.
Chính phủ quy định cụ thể thời hạn nộp báo cáo tài chính, báo cáo quyết
toán ngân sách cho từng lĩnh vực hoạt động và từng cấp quản lý.
Điều 32. Nội dung công khai báo cáo tài chính
1.
Nội dung công khai báo cáo tài chính của đơn vị kế toán thuộc hoạt động
thu, chi ngân sách nhà nước,cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ
chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và đơn vị sự nghiệp, tổ chức
không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nướcgồm.
a) Đơn vị kế toánthuộc hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước công khai quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước năm;
b)
Đơn vị kế toán là cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử
dụng kinh phí ngân sách nhànước công khai quyết toán thu, chi ngân sách
nhà nước năm và các khoản thu, chi tài chính khác;
c)
Đơn vị kế toán là đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân
sách nhà nước công khai quyết toán thu, chi tài chính năm;
d)
Đơn vị kế toán có sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân công khai mục
đích huy động và sử dụngcác khoản đóng góp, đối tượng đóng góp, mức huy
động, kết quả sử dụng và quyết toán thu, chi từng khoản đóng góp.
2. Nội dung công khai báo cáo tài chính của đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh gồm:
a) Tình hình tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;
b) Kết quả hoạt động kinh doanh;
c) Trích lập và sử dụng các quỹ,
d) Thu nhập của người lao động.
3. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán đã được kiểm toán khi công khai phải kèm theo kết luận của tổ chức kiểm toán.
Điều 33. Hình thức và thời hạn công khai báo cáo tài chính
1. Việc công khai báo cáo tài chính được thực hiện theo các hình thức:
a) Phát hành ấn phẩm;
b) Thông báo bằng văn bản;
c) Niêm yết;
d) Các hình thức khác theo quy định của pháp luật
2.
Đơn vị kế toán thuộc hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước phải công
khai báo cáo tài chính năm trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày được
cấp có thẩm quyền duyệt.
3.
Đơn vị kế toán làcơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử
dụng kinh phí ngân sách nhà nước và đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử
dụng kinh phí ngân sách nhà nước, đơn vị kế toán có sử dụng các khoản
đóng góp của nhân dân phải công khai báo cáo tài chính năm trong thời hạn
ba mươi ngày, kể từ ngày được cấp có thẩm quyền duyệt.
4.
Đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh phải công khai báo cáo tài
chính năm trong thời hạn một trăm hai mươi ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ
kế toán năm.
Điều 34. Kiểm toán báo cáo tài chính.
1.
Báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán mà pháp luật quy định phải kiểm
toán thì phải được kiểm toán trước khi nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm
quyền và trước khi công khai.
2. Đơn vị kế toán khi được kiểm toán phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về kiểm toán.
3.
Báo cáo tài chính đã được kiểm toán khi nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quy định tại Điều31 của Luật này phải có báo cáo kiểm toán đính
kèm.
Mục 4. KIỂM TRA KẾ TOÁN
Điều 35. Kiểm tra kế toán
Đơn
vị kế toán phải chịu sự kiểm tra kế toán của cơ quan có thẩm quyền và
không quá một lần kiểm tra cùng một nội dung trong một năm. Việc kiểm tra
kế toán chỉ được thực hiện khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền
theo quy định của pháp luật.
Điều 36. Nội dung kiểm tra kế toán
1. Nội dung kiểm tra kế toán gồm:
a) Kiểm tra việc thực hiện các nội dung công tác kế toán;
b) Kiểm tra việc tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán;
c) Kiểm tra việc tổ chức quản lý và hoạt động nghề nghiệp kế toán;
d) Kiểm tra việc chấp hành các quy định khác của pháp luật về kế toán.
2. Nội dung kiểm tra kế toán phải được xác định trong quyết định kiểm tra.
Điều 37. Quyền và trách nhiệm của đoàn kiểm tra kế toán
1. Khi kiểm tra kế toán, đoàn kiểm tra kế toán phải xuất trình quyết định kiểm tra kế toán.
Đoàn
kiểm tra kế toán có quyền yêu cầu đơn vị kế toán được kiểm tra cung cấp
tài liệu kế toán có liên quan đến nội dung kiểm tra kế toán và giải trình
khi cần thiết.
2.
Khi kết thúc kiểm tra kế toán, đoàn kiểm tra kế toán phải lập biên bản
kiểm tra kế toán và giao cho đơn vị kế toán được kiểm tra một bản; nếu
phát hiện có vi phạm pháp luật về kế toán thì xử lý theo thẩm quyền hoặc
chuyển hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định
của pháp luật.
3. Trưởng đoàn kiểm tra kế toán phải chịu trách nhiệm về các kết luận kiểm tra.
4.
Đoàn kiểm tra kế toán phải tuân thủ trình tự nội dung, phạm vi và thời
gian kiểm tra, không được làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường và
không được sách nhiễu đơn vị kế toán được kiểm tra.
Điều 38. Trách nhiệm và quyền của đơn vị kế toán được kiểm tra kế toán
1. Đơn vị kế toán được kiểm tra kế toán có trách nhiệm:
a)
Cung cấp cho đoàn kiểm tra kế toán tài liệu kế toán có liên quan đến nội
dung kiểm tra và giải trình các nội dung theo yêu cầu của đoàn kiểm tra;
b) Thực hiện kết luận của đoàn kiểm tra kế toán.
2. Đơn vị kế toán được kiểm tra kế toán có quyền:
a)
Từ chối kiểm tra nếu thấy việc kiểm tra không đúng thẩm quyền hoặc nội
dung kiểm tra trái với quy định tại Điều 36 của Luật này;
b)
Khiếu nại về kết luận của đoàn kiểm tra kế toán với cơ quan có thẩm
quyền quyết định kiểm tra kế toán; trường hợp không đồng ý với kết luận
của cơ quan có thẩm quyền quyết định kiểm tra kế toán thì thực hiện theo
quy định của pháp luật
Mục 5. KIỂM KÊ TÀI SẢN, BẢO QUẢN, LƯU TRỮ TÀI LIỆU KẾ TOÁN
Điều 39. Kiểm kê tài sản
1.
Kiểm kê tài sản là việc cân, đong, đo, đếm số lượng; xác nhận và đánh
giá chất lượng, giá trị của tài sản, nguồn vốn hiện có tại thời điểm kiểm
kê để kiểm tra, đối chiếu với số liệu trong sổ kế toán.
2. Đơn vị kế toán phải kiểm kê tài sản trong các trường hợp sau:
a) Cuối kỳ kế toán năm, trước khi lập báo cáo tài chính;
b) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản hoặc bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp;
c) Chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp;
d) Xảy ra hỏa hoạn, lũ lụt và các thiệt hại bất thường khác;
đ) Đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
e) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
3.
Sau khi kiểm kê tài sản, đơn vị kế toán phải lập báo cáo tổng hợp kết
quả kiểm kê. Trường hợp có chênh lệch giữa số liệu thực tế kiểm kê với số
liệu ghi trên sổ kế toán, đơn vị kế toán phải xác định nguyên nhân và
phải phản ánh số chênh lệch và kết quả xử lý vào sổ kế toán trước khi lập
báo cáo tài chính.
4.
Việc kiểm kê phảiphản ánh đúng thực tế tài sản, nguồn hình thành tài
sản. Người lập và ký báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê phải chịu trách
nhiệm về kết quả kiểm kê.
Điều 40. Bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán
1. Tài liệu kế toán phải được đơn vị kế toán bảo quản đầy đủ, an toàn trong quá trình sử dụng và lưu trữ
2. Tài liệu kế toán lưu trữ phải là bản chính.
Trường
hợp tài liệu kếtoán bị tạm giữ, bị tịch thu thì phải có biên bản kèm
theo bản sao chụp có xác nhận; nếu bị mất hoặc bị hủy hoại thì phải có
biên bản kèm theo bản sao chụp hoặc xác nhận.
3.
Tài liệu kế toán phải đưa vào lưu trữ trong thời hạn mười hai tháng, kể
từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm hoặc kết thúc công việc kế toán.
4. Người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán chịu trách nhiệm tổ chức bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán.
5. Tài liệu kế toán phải được lưu trữ theo thời hạn sau đây:
a)
Tối thiểu năm năm đối với tài liệu kế toán dùng cho quản lý, điều hành
của đơn vị kế toán, gồm cả chứng từ kế toán không sử dụng trực tiếp để
ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính;
b)
Tối thiểu mười năm đối với chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ
kế toán và lập báo cáo tài chính, sổ kế toán và báo cáo tài chính năm,
trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
c) Lưu trữ vĩnh viễn đối với tài liệu kế toán có tính sử liệu, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng.
6.
Chính phủ quy định cụ thể từng loại tài liệu kế toán phải lưu trữ, thời
hạn lưu trữ, thời điểm tính thời hạn lưu trữ quy định tại khoản 5 Điều
này, nơi lưu trữ và thủ tục tiêu hủy tài liệu kế toán lưu trữ.
Điều 41. Công việc kế toán trong trường hợp tài liệu kế toán bị mất hoặc bị hủy hoại
Khi phát hiện tài liệu kế toán bị mất hoặc bị hủy hoại, đơn vị kế toán phải thực hiện ngay các côngviệc sau đây:
1.
Kiểm tra, xác định và lập biên bản về số lượng, hiện trạng, nguyên nhân
tài liệu kế toán bị mất hoặc bị hủy hoại và thông báo cho tổ chức, cá
nhân có liên quan và cơ quan nhà nước có thẩm quyền; .
2. Tổ chức phục hồi lại tài liệu kếtoán bị hư hỏng;
3.
Liên hệ với tổ chức, cá nhân có giao dịch tài liệu, số liệu kế toán để
được sao chụp hoặc xác nhận lại tài liệu kế toán bị mất hoặc bị hủy hoại;
4.
Đối với tài liệu kế toán có liên quan đến tài sản nhưng không thể phục
hồi bằng các bên pháp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này thì phải
kiểm kê tài sản để lập lại tài liệu kế toán bị mất hoặc bị hủy hoại.
Mục 6. CÔNG VIỆC KẾ TOÁN TRONG TRƯỜNG HỢP ĐƠN VỊ KẾ TOÁNCHIA, TÁCH, HỢP NHẤT, SÁP NHẬP, CHUYỂN ĐỔI HÌNH THỨC SỞ HỮU, GIẢI THỂ, CHẤMDỨT HOẠT ĐỘNG, PHÁ SẢN
Điều 42. Công việc kế toán trong trường hợp chia đơn vị kế toán
1. Đơn vị kế toán bị chia thành các đơn vị kế toán mới phải thực hiện các công việc sau đây:
a) Khóa sổ kế toán,kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lập báo cáo tài chính;
b) Phân chia tài sản,nợ chưa thanh toán, lập biên bản bàn giao và ghi sổ kế toán theo biên bản bàn giao;
c) Bàn giao tài liệu kế toán liên quan đến tài sản, nợ chưa thanh toán cho các đơn vị kế toán mới.
2. Đơn vị kế toán mới được thành lập căn cứ vậy biên bản bàn giao mở sổ kế toán và ghi sổ kế toán theo quy định của Luật này.
Điều 43. Công việc kế toán trong trường hợp tách đơn vị kế toán
1. Đơn vị kế toán bị tách một bộ phận để thành lập đơn vị kế toán mới phải thực hiện các công việcsau đây:
a) Kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán của bộ phận được tách;
b) Bàn giao tài sản, nợ chưa thanh toán của bộ phận được tách, lập biên bản bàn giao và ghi sổ kếtoán theo biên bản bàn giao;
c)
Bàn giao tài liệu kế toán liên quan đến tài sản, nợ chưa thanh toán cho
đơn vị kế toán mới; đối với tài liệu kế toán không bàn giao thì đơn vị kế
toán bị tách lưu trữ theo quyđịnh tại Điều 40 của Luật này.
2. Đơn vị kế toán mới được thành lập căn cứ vào biên bản bàn giao mở sổ kế toán và ghi sổ kế toán theo quy đinh của Luật này.
Điều 44. Công việc kế toán trong trường hợp hợp nhất các đơn vị kế toán
1. Các đơn vị kế toán hợp nhất thành đơn vị kế toán mới thì từng đơn vị kế toán bị hợp nhất phải thựchiện các công việc sau đây:
a) Khóa sổ kể toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lập báo cáo tài chính;
b) Bàn giao toàn bộ tài sản, nợ chưa thanh toán, lập biên bản bàn giao và ghi sổ kế toán theo biên bản bàn giao;
c) Bàn giao toàn bộ tài liệu kế toán cho đơn vị kế toán hợp nhất.
2. Đơn vị kế toán hợp nhất phải thực hiện các công việc sau đây:
a) Căn cứ vào các biên bản bàn giao, mở sổ kế toán và ghi sổ kế toán;
b) Tổng hợp báo cáotài chính của các đơn vị kế toán bị hợp nhất thành báo cáo tài chính của đơn vị kế toán hợp nhất.
Điều 45. Công việc kế toán trong trườnghợp sáp nhập đơn vị kế toán
1. Đơn vị kế toán sáp nhập vào đơn vị kế toán khác phải thực hiện các công việc sau đây:
a) Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lập báo cáo tài chính;
b) Bàn giao toàn bộ tài sản, nợ chưa thanh toán, lập biên bản bàn giao và ghi sổ kế toán theo biên bản bàn giao;
c) Bàn giao toàn bộ tài liệu kế toán cho đơn vị kế toán nhận sáp nhập.
2. Đơn vị kế toán nhận sáp nhập căn cứ vào biên bản bàn giao ghi sổ kế toán theo quy định của Luật này.
Điều 46. Công việc kế toán trong trường hợp chuyển đổi hình thức sở hữu
1. Vị kế toán chuyển đổi hình thức sở hữu phải thực hiện các công việc sau đây:
a) Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lập báo cáo tài chính;
b) Bàn giao toàn bộ tài sản, nợ chưa thanh toán, lập biên bản bàn giao và ghi sổ kế toán theo biênbản bàn giao;
c) Bàn giao toàn bộ tài liệu kế toán cho đơn vị kế toán có hình thức sở hữu mới.
2. Đơn vị kế toán có hình thức sở hữu mới căn cứ vào biên bản bàn giao mở sổ kế toán và ghi sổ kế toán theo quy định của Luật này.
Điều 47. Công việc kế toán trong trường hợp giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản
1. Đơn vị kế toán bị giải thể hoặc chấm dứt hoạt động phải thực hiện các công việc sau đây:
a) Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lập báo cáo tài chính;
b) Mở sổ kế toán theo dõi các nghiệp vụ kinh tế, tài chính liên quan đến giải thể, chấm dứt hoạt động;
c)
Bàn giao tài liệu kế toán của đơn vị kế toán giải thể hoặc chấm dứt hoạt
động sau khi xử lý xongcho đơn vị kế toán cấp trên hoặc tổ chức, cá
nhân lưu trữ theo quy định tại Điều 40 của Luật này.
2.
Trường hợp đơn vị kế toán bị tuyên bố phá sản thì Tòa án tuyên bố phá
sản chỉ định người thực hiện công việc kế toán theo quy định tại khoản 1
Điều này.
0 nhận xét