MỤC LỤC
Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14 tháng 9 năm 2006 của Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ (Thông tư 138/2011/TT-BTC có những quy định chung về sửa đổi và bổ sung về chữ viết, chữ số, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
a) Bổ sung Tài khoản 171 – “Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ”.
b) Bổ sung Tài khoản 3389 - “Bảo hiểm thất nghiệp”.
c) Sửa đổi số hiệu tài khoản 431 - “Quỹ khen thưởng phúc lợi” như sau:
- Đổi số hiệu tài khoản 431- “Quỹ khen thưởng, phúc lợi” thành tài khoản 353 - “Quỹ khen thưởng, phúc lợi”;
- Đổi số hiệu tài khoản 4311 - “Quỹ khen thưởng” thành tài khoản 3531-“ Quỹ khen thưởng”;
- Đổi số hiệu tài khoản 4312 - “Quỹ phúc lợi” thành tài khoản 3532- “Quỹ phúc lợi”.
d) Bổ sung tài khoản 3533 - “Quỹ
phúc lợi đã hình thành TSCĐ”, là tài khoản cấp 2 của tài khoản 353 -
“Quỹ khen thưởng, phúc lợi”.
đ) Bổ sung tài khoản 3534 - “Quỹ
thưởng ban quản lý điều hành công ty”, là tài khoản cấp 2 của tài khoản
353 - “Quỹ khen thưởng, phúc lợi”.
e) Bổ sung tài khoản 356 - “Quỹ phát triển khoa học và công nghệ” và bổ sung 2 tài khoản cấp 2 như:
- Tài khoản 3561 - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ;
- Tài khoản 3562 - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành TSCĐ.)
- Phần thứ nhất - Quy định chung (đã cập nhật TT 138/2011/TT-BTC ngày 04/10/2011);
- Phần thứ hai - Hệ thống tài khoản kế toán (đã cập nhật TT 138/2011/TT-BTC ngày 04/10/2011)
- Phần thứ ba - Hệ thống báo cáo tài chính;
- Phần thứ tư - Chế độ chứng từ kế toán;
- Phần thứ năm - Chế độ sổ kế toán.
Phần thứ nhất
QUY ĐỊNH CHUNG
QUY ĐỊNH CHUNG
1. "Chế độ kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa” áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước, bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã.
Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa không áp dụng cho DNNN, công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên, công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán, hợp tác xã nông nghiệp và hợp tác xã tín dụng.
Công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân có quy mô lớn áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 nhưng phải thông báo cho cơ quan Thuế quản lý doanh nghiệp mình và phải thực hiện ổn định ít nhất trong thời gian là 2 năm. Trường hợp chuyển đổi trở lại áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thực hiện từ đầu năm tài chính và phải thông báo lại cho cơ quan Thuế.
Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực đặc thù như: Điện lực, dầu khí, bảo hiểm, chứng khoán... được áp dụng chế độ kế toán đặc thù do Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận cho ngành ban hành.
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa là công ty con của công ty mẹ hoạt động tại Việt Nam thì thực hiện chế độ kế toán theo quy định của công ty mẹ.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa áp dụng chế độ kế toán này nếu có nhu cầu sửa đổi, bổ sung thì phải được sự chấp
thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện.
2. Chế độ kế toán doanh nhiệp nhỏ và vừa được xây dựng trên cơ sở áp dụng đầy đủ 7 chuẩn mực kế toán thông dụng, áp dụng không đầy đủ 12 chuẩn mực kế toán và không áp dụng 7 chuẩn mực kế toán do không phát sinh ở doanh nghiệp nhỏ và vừa hoặc do quá phức tạp không phù hợp với doanh nghiệp nhỏ và vừa (Bảng kèm theo).
2.1. Các chuẩn mực kế toán áp dụng đầy đủ
STT
|
Số hiệu và tên chuẩn mực
|
1
|
CM số 01 - Chuẩn mực chung
|
2
|
CM số 05 - Bất động sản đầu tư
|
3
|
CM số 14 - Doanh thu và thu nhập khác
|
4
|
CM số 16 - Chi phí đi vay
|
5
|
CM số 18 - Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng
|
6
|
CM số 23 - Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm
|
7
|
CM số 26 - Thông tin về các bên liên quan
|
2.2. Các chuẩn mực kế toán áp dụng không đầy đủ
STT
|
Số hiệu và tên chuẩn mực
|
Nội dung không áp dụng
|
1
|
CM số 02- Hàng tồn kho
|
Phân bổ chi phí sản xuất chung cố định theo công suất bình thường máy móc thiết bị.
|
2
|
CM số 03- TSCĐ hữu hình
|
Xem xét lại thời gian khấu hao và phương pháp khấu hao.
|
3
|
CM số 04 TSCĐ vô hình
|
|
4
|
CM số 06 - Thuê tài sản
|
Bán và thuê lại tài sản là thuê hoạt động.
|
5
|
CM số 07- Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết
|
Phương pháp vốn chủ sở hữu.
|
6
|
CM số 08- Thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh
|
- Phương pháp vốn chủ sở hữu;
- Trường hợp bên góp vốn liên doanh góp vốn bằng tài sản, nếu
bên góp vốn liên doanh đã chuyển quyền sở hữu tài sản thì bên góp vốn
liên doanh chỉ được hạch toán phần lãi hoặc lỗ có thể xác định tương
ứng cho phần lợi ích của các bên góp vốn liên doanh khác;
-
Trường hợp bên góp vốn liên doanh bán tài sản cho liên doanh: Nếu bên
góp vốn liên doanh đã chuyển quyền sở hữu tài sản và tài sản này được
liên doanh giữ lại chưa bán cho bên thứ ba độc lập thì bên góp vốn
liên doanh chỉ được hạch toán phần lãi hoặc lỗ có thể xác định tương
ứng cho phần lợi ích của các bên góp vốn liên doanh khác. Nếu liên
doanh bán tài sản này cho bên thứ ba độc lập thì bên góp vốn liên
doanh được ghi nhận phần lãi, lỗ thực tế phát sinh từ nghiệp vụ bán
tài sản cho liên doanh.
|
7
|
CM số 10- Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái
|
Chênh lệch tỷ giá phát sinh khi chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài.
|
8
|
CM số 15 - Hợp đồng xây dựng
|
Ghi nhận doanh thu, chi phí hợp đồng xây dựng trong trường hợp nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch.
|
9
|
CM số 17- Thuế thu nhập doanh nghiệp
|
Thuế thu nhập hoãn lại.
|
10
|
CM số 21- Trình bày báo cáo tài chính
|
Giảm bớt các yêu cầu trình bày trong báo cáo.
|
11
|
CM số 24 - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
|
Chỉ khuyến khích áp dụng chứ không bắt buộc
|
12
|
CM số 29 – Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót
|
Áp dụng hồi tố đối với thay đổi chính sách kế toán.
|
2.3. Các chuẩn mực kế toán không áp dụng
STT
|
Số hiệu và tên chuẩn mực
|
1
|
CM số 11- Hợp nhất kinh doanh.
|
2
|
CM số 19- Hợp đồng bảo hiểm.
|
3
|
CM số 22- Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự.
|
4
|
CM số 25- Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con.
|
5
|
CM số 27 - Báo cáo tài chính giữa niên độ.
|
6
|
CM số 28 – Báo cáo bộ phận.
|
7
|
CM số 30- Lãi trên cổ phiếu.
|
3. Chữ số, chữ viết, đơn vị tính sử dụng trong kế toán
Được sửa đổi, bổ sung theo Điều 1 của Thông tư 138/2011/TT-BTC ngày 04/10/2011 Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán DN nhỏ và vừa ban hành kèm theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính
4. Kỳ kế toán
“3. Chữ viết, chữ số, đơn vị
tính, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
3.1. Chữ viết, chữ số trong kế
toán
- Chữ viết sử dụng trong kế toán là tiếng Việt.
- Chữ số sử dụng trong kế toán là chữ số Ả
Rập: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9; sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn
tỷ,... phải đặt dấu chấm (.); khi còn ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải
đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn vị.”
3.2. Đơn vị tính sử dụng trong
kế toán
Đơn vị hiện vật và đơn vị thời gian lao
động áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa là đơn vị đo lường chính thức của
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trường hợp có sử dụng đơn vị đo lường khác
thì phải quy đổi ra đơn vị đo lường chính thức của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
3.3. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
a) Đơn vị tiền tệ trong kế toán: là Đồng
Việt Nam (Ký hiệu quốc gia là “đ”; Ký hiệu quốc tế là “VND”) được dùng để ghi
sổ kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Trường hợp đơn vị kế toán chủ yếu thu, chi
bằng ngoại tệ thì được chọn một loại ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế
toán, lập và trình bày báo cáo tài chính.
b) Lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán
đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa có vốn đầu tư nước ngoài
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa có vốn đầu tư
nước ngoài (dưới đây gọi tắt là doanh nghiệp nhỏ và vừa) thu, chi chủ yếu bằng
ngoại tệ căn cứ vào quy định của Luật Kế toán để xem xét, quyết định lựa chọn
đơn vị tiền tệ trong kế toán và chịu trách nhiệm về quyết định đó trước pháp
luật. Khi lựa chọn ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ trong kế toán, doanh nghiệp nhỏ
và vừa phải thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
- Khi
lựa chọn ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ trong kế toán, doanh nghiệp Nhỏ và vừa
phải đáp ứng được đồng thời các tiêu chuẩn sau:
+ Đơn
vị tiền tệ đó phải được sử dụng chủ yếu trong các giao dịch bán hàng, cung cấp
dịch vụ của doanh nghiệp, có ảnh hưởng lớn đến giá bán hàng hoá, dịch vụ và
thường là đơn vị tiền tệ được sử dụng trong việc quyết định giá bán hàng;
+ Đơn
vị tiền tệ đó phải được sử dụng chủ yếu trong việc mua hàng hoá, dịch vụ của
doanh nghiệp nhỏ và vừa và thường là đơn vị tiền tệ được sử dụng chủ yếu trong
việc tính toán doanh thu, chi phí nhân công, thanh toán tiền mua nguyên vật
liệu, hàng hoá và dịch vụ.
-
Doanh nghiệp Nhỏ và vừa có công ty mẹ ở nước ngoài thì chỉ được lựa chọn đơn vị
tiền tệ trong kế toán giống với đơn vị tiền tệ trong kế toán của công ty mẹ nếu
thuộc một trong các trường hợp sau:
+
Doanh nghiệp Nhỏ và vừa được thành lập với mục đích chủ yếu là sản xuất và gia
công sản phẩm cho công ty mẹ, phần lớn nguyên liệu được mua từ công ty mẹ và
sản phẩm được xuất khẩu và tiêu thụ bởi công ty mẹ;
+ Tỷ
trọng các hoạt động của doanh nghiệp Nhỏ và vừa với công ty mẹ hoặc tỷ trọng
các giao dịch kinh doanh của doanh nghiệp Nhỏ và vừa bằng đơn vị tiền tệ trong
kế toán của công ty mẹ là đáng kể (trên 70%).
c) Quy đổi báo cáo tài chính lập bằng đơn
vị tiền tệ trong kế toán là ngoại tệ sang Việt Nam Đồng khi nộp cho các cơ quan
quản lý Nhà nước
- Các doanh nghiệp Nhỏ và vừa có vốn đầu
tư nước ngoài thành lập và hoạt động ở Việt Nam sử dụng ngoại tệ làm đơn vị
tiền tệ trong kế toán thì đồng thời với việc lập Báo cáo tài chính theo đơn vị
tiền tệ trong kế toán (ngoại tệ) còn phải quy đổi báo cáo tài chính sang Việt
Nam Đồng khi nộp cho cơ quan quản lý Nhà nước.
- Nguyên tắc quy đổi báo cáo tài chính lập
bằng đơn vị tiền tệ kế toán là ngoại tệ sang Việt Nam Đồng:
Tất cả các khoản mục trên báo cáo tài
chính của doanh nghiệp (cả số liệu báo cáo và số liệu so sánh) đều được quy đổi
theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng (sau
đây viết tắt là tỷ giá bình quân liên ngân hàng) do NHNN Việt Nam công bố tại
ngày kết thúc kỳ kế toán. Trường hợp tại ngày kết thúc kỳ kế toán không có tỷ
giá bình quân liên ngân hàng thì lấy tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại ngày
gần nhất trước ngày kết thúc kỳ kế toán.
d) Kiểm toán báo cáo tài chính trong
trường hợp sử dụng đơn vị tiền tệ trong kế toán là ngoại tệ
Báo cáo tài chính lập theo đơn vị tiền tệ
trong kế toán là ngoại tệ được kiểm toán theo chế độ quy định hiện hành. Báo
cáo tài chính lập theo đơn vị tiền tệ trong kế toán là ngoại tệ khi quy đổi ra
Việt Nam đồng không bắt buộc phải kiểm toán mà chỉ cần có ý kiến xác nhận của
kiểm toán về tỷ giá quy đổi và tính chính xác của việc quy đổi.
đ) Thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán
- Khi có sự thay đổi lớn về hoạt động quản
lý và kinh doanh dẫn đến đơn vị tiền tệ được sử dụng trong các giao dịch kinh
tế không còn thoả mãn các tiêu chuẩn nêu ở điểm a khoản 4.3 mục 4 Phần thứ nhất
“Quy định chung” Quyết định 48/2006/QĐ-BTC thì doanh nghiệp Nhỏ và vừa được
thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán. Việc thay đổi từ một đơn vị tiền tệ ghi
sổ kế toán này sang một đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán khác chỉ được thực hiện
tại thời điểm bắt đầu niên độ kế toán mới. Doanh nghiệp Nhỏ và vừa phải thông
báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế
toán chậm nhất là sau 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán.
- Tỷ giá áp dụng cho các khoản mục thuộc
Bảng Cân đối kế toán khi thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán:
Các khoản mục thuộc Bảng cân
đối kế toán được quy đổi sang đơn vị tiền tệ trong kế toán mới theo tỷ giá bình
quân liên ngân hàng tại ngày thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán.
- Trình bày thông tin so sánh khi thay đổi
đơn vị tiền tệ trong kế toán
Trong kỳ kế toán đầu tiên kể từ khi thay
đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán, doanh nghiệp Nhỏ và vừa phải lập báo cáo tài
chính theo đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán mới và trình bày lại số liệu về thông
tin so sánh (cột “Đầu năm” của Bảng Cân đối kế toán và cột “Năm trước” của Báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ), cụ thể:
+ Cột “Đầu năm” của Bảng Cân đối kế toán
được trình bày căn cứ vào Bảng Cân đối kế toán được lập tại thời điểm đầu năm
tài chính (thời điểm thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán) bằng cách sử dụng
tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại ngày thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán.
+ Cột “Năm trước” của Báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được trình bày căn cứ vào Báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập tại thời
điểm đầu năm bằng cách sử dụng tỷ giá bình quân liên ngân hàng trung bình năm
trước liền kề năm thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán.
e) Thuyết minh báo cáo tài chính
Khi quy đổi báo cáo tài chính (được lập
bằng ngoại tệ) sang Việt Nam Đồng hoặc khi thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế
toán, doanh nghiệp Nhỏ và vừa phải trình bày rõ trên Thuyết minh báo cáo tài
chính lý do thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán và những ảnh hưởng (nếu có)
đối với báo cáo tài chính do việc quy đổi báo cáo tài chính từ đồng ngoại tệ
sang Việt Nam Đồng hoặc thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán.”
4. Kỳ kế toán
Kỳ
kế toán áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là kỳ kế toán năm. Kỳ kế
toán năm là mười hai tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31
tháng 12 năm dương lịch. Đơn vị kế toán có đặc thù riêng về tổ chức,
hoạt động được chọn kỳ kế toán năm là mười hai tháng tròn theo năm dương
lịch, bắt đầu từ đầu ngày 01 tháng đầu quý này đến hết ngày cuối cùng
của tháng cuối quý trước năm sau và thông báo cho cơ quan Thuế biết.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa phải lập và nộp báo cáo tài chính cho các cơ quan Nhà nước theo kỳ kế toán năm.
5. Kiểm kê tài sản
Kiểm
kê tài sản là việc cân, đong, đo, đếm số lượng; xác nhận và đánh giá
chất lượng, giá trị của tài sản, nguồn vốn hiện có tại thời điểm kiểm kê
để kiểm tra, đối chiếu với số liệu trong sổ kế toán.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa phải kiểm kê tài sản trong các trường hợp sau:
- Cuối kỳ kế toán năm, trước khi lập báo cáo tài chính;
- Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản hoặc bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp;
- Chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp;
- Xảy ra hỏa hoạn, lũ lụt và các thiệt hại bất thường khác;
- Đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Sau
khi kiểm kê tài sản, doanh nghiệp phải lập báo cáo tổng hợp kết quả
kiểm kê. Trường hợp có chênh lệch giữa số liệu thực tế kiểm kê với số
liệu ghi trên sổ kế toán, đơn vị kế toán phải xác định nguyên nhân và
phải phản ánh số chênh lệch và kết quả xử lý vào sổ kế toán trước khi
lập báo cáo tài chính.
Việc
kiểm kê phải phản ánh đúng thực tế tài sản, nguồn hình thành tài sản.
Người lập và ký báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê phải chịu trách nhiệm
về kết quả kiểm kê.
6. Công khai báo cáo tài chính
6.1. Nội dung công khai báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm:
- Tình hình tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;
- Trích lập và sử dụng các quỹ;
- Kết quả hoạt động kinh doanh;
- Thu nhập của người lao động.
6.2. Hình thức và thời hạn công khai báo cáo tài chính
Việc công khai báo cáo tài chính được thực hiện theo các hình thức:
- Phát hành ấn phẩm;
- Thông báo bằng văn bản;
- Niêm yết;
- Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Đối
với doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp
danh phải công khai báo cáo tài chính năm trong thời hạn 60 ngày, kể từ
ngày kết thúc kỳ kế toán năm; đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa khác
thời hạn công khai báo cáo tài chính chậm nhất là 120 ngày.
7. Bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán
7.1. Loại tài liệu kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa phải lưu trữ, gồm:
- Chứng từ kế toán;
- Sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp;
- Báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị;
-
Tài liệu khác có liên quan đến kế toán như: Các loại hợp đồng; Quyết
định bổ sung vốn từ lợi nhuận, phân phối các quỹ từ lợi nhuận; Quyết
định miễn giảm thuế, hoàn thuế, truy thu thuế; Báo cáo kết quả kiểm kê
và đánh giá tài sản; Các tài liệu liên quan đến kiểm tra, thanh tra,
kiểm toán; Các tài liệu liên quan đến giải thể, phá sản, chia, tách, sáp
nhập, chấm dứt hoạt động, chuyển đổi hình thức sở hữu; Biên bản tiêu
huỷ tài liệu kế toán và các tài liệu khác có liên quan đến kế toán.
7.2. Bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán
Tài
liệu kế toán phải được doanh nghiệp nhỏ và vừa bảo quản đầy đủ, an toàn
trong quá trình sử dụng. Người làm kế toán có trách nhiệm bảo quản tài
liệu kế toán của mình trong quá trình sử dụng.
Tài
liệu kế toán lưu trữ phải là bản chính theo quy định của pháp luật cho
từng loại tài liệu kế toán. Trường hợp tài liệu kế toán bị tạm giữ, bị
tịch thu, bị mất hoặc bị huỷ hoại thì phải có biên bản kèm theo bản sao
chụp tài liệu bị tạm giữ, bị tịch thu, bị mất hoặc bị huỷ hoại. Đối với
chứng từ kế toán chỉ có một bản chính nhưng cần phải lưu trữ ở cả hai
nơi thì một trong hai nơi được lưu trữ bản chứng từ sao chụp. Chứng từ
kế toán sao chụp để lưu trữ phải được chụp từ bản chính và phải có chữ
ký và dấu xác nhận của đơn vị lưu bản chính.
Giám
đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa chịu trách nhiệm tổ chức bảo quản, lưu trữ
tài liệu kế toán về sự an toàn, đầy đủ và hợp pháp của tài liệu kế toán.
Tài
liệu kế toán đưa vào lưu trữ phải đầy đủ, có hệ thống, phải phân loại,
sắp xếp thành từng bộ hồ sơ riêng theo thứ tự thời gian phát sinh và
theo kỳ kế toán năm.
7.3. Nơi lưu trữ tài liệu kế toán
Tài
liệu kế toán của doanh nghiệp nào được lưu trữ tại kho của doanh nghiệp
đó. Kho lưu trữ phải có đầy đủ thiết bị bảo quản và điều kiện bảo quản
bảo đảm an toàn trong quá trình lưu trữ theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể thuê tổ chức lưu trữ thực hiện lưu trữ
tài liệu kế toán trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa các bên.
Tài
liệu kế toán của doanh nghiệp nhỏ và vừa giải thể, phá sản bao gồm tài
liệu kế toán của các kỳ kế toán năm đang còn trong thời hạn lưu trữ và
tài liệu kế toán liên quan đến việc giải thể, phá sản được lưu trữ tại
nơi theo quyết định của Giám đốc doanh nghiệp.
Tài
liệu kế toán của các kỳ kế toán năm đang còn trong thời hạn lưu trữ của
các doanh nghiệp được chia, tách thành hai hay nhiều doanh nghiệp mới
được xử lý theo quy định sau: Nếu tài liệu kế toán phân chia được cho
đơn vị kế toán mới thì phân chia và lưu trữ tại doanh nghiệp mới; nếu
tài liệu kế toán không phân chia được thì lưu trữ tại đơn vị kế toán bị
chia hoặc bị tách hoặc lưu trữ tại nơi theo quyết định của cơ quan có
thẩm quyền quyết định chia, tách doanh nghiệp. Tài liệu kế toán liên
quan đến chia, tách thì lưu trữ tại các doanh nghiệp mới chia, tách.
Tài
liệu kế toán của các kỳ kế toán năm đang còn trong thời hạn lưu trữ và
tài liệu kế toán liên quan đến sáp nhập các doanh nghiệp nhỏ và vừa thì
lưu trữ tại doanh nghiệp nhận sáp nhập.
7.4. Thời hạn lưu trữ tài liệu kế toán
7.4.1.Tài liệu kế toán phải lưu trữ tối thiểu 5 năm, gồm:
-
Tài liệu kế toán dùng cho quản lý, điều hành thường xuyên của doanh
nghiệp, không sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài
chính, như phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho không
lưu trong tập tài liệu kế toán của Phòng Kế toán.
-
Tài liệu kế toán khác dùng cho quản lý, điều hành và chứng từ kế toán
khác không trực tiếp ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.
7.4.2. Tài liệu kế toán phải lưu trữ tối thiểu 10 năm, gồm:
-
Chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài
chính, các bảng kê, bảng tổng hợp chi tiết, các sổ kế toán chi tiết,
các sổ kế toán tổng hợp, báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán, biên
bản tiêu huỷ tài liệu kế toán và tài liệu khác có liên quan đến ghi sổ
kế toán và lập báo cáo tài chính, trong đó có báo cáo kiểm toán và báo
cáo kiểm tra kế toán.
- Tài liệu kế toán liên quan đến thanh lý tài sản cố định.
-
Tài liệu kế toán về quá trình đầu tư, bao gồm tài liệu kế toán của các
kỳ kế toán năm và tài liệu kế toán về Báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự
án hoàn thành.
-
Tài liệu kế toán liên quan đến thành lập, chia, tách, hợp nhất, sáp
nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản
đơn vị kế toán.
7.4.3. Tài liệu kế toán phải lưu trữ vĩnh viễn quy định như sau:
-
Tài liệu kế toán được lưu trữ vĩnh viễn là các tài liệu kế toán có tính
sử liệu, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng. Việc
xác định tài liệu kế toán lưu trữ vĩnh viễn do người đại diện theo pháp
luật của doanh nghiệp quyết định căn cứ vào tính sử liệu và ý nghĩa lâu
dài của tài liệu, thông tin để quyết định cho từng trường hợp cụ thể và
giao cho bộ phận kế toán hoặc bộ phận khác lưu trữ dưới hình thức bản
gốc hoặc hình thức khác;
-
Thời hạn lưu trữ vĩnh viễn phải là thời hạn lưu trữ trên 10 năm cho đến
khi tài liệu kế toán bị huỷ hoại tự nhiên hoặc được tiêu huỷ theo quyết
định của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán.
7.5. Thời điểm tính thời hạn lưu trữ tài liệu kế toán
Thời
điểm tính thời hạn lưu trữ đối với tài liệu quy định tại điểm 7.4 của
phần quy định chung Quyết định này được tính từ ngày kết thúc kỳ kế toán
năm.
8- Kế toán trưởng
8.1. Bố trí kế toán trưởng
Doanh nghiệp nhỏ và vừa đều bố trí người làm kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán. Khi
thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa phải bố trí ngay người làm kế toán
trưởng hoặc phụ trách kế toán. Trường hợp khuyết kế toán trưởng hoặc phụ
trách kế toán thì người có thẩm quyền phải bổ nhiệm ngay kế toán
trưởng hoặc phụ trách kế toán mới. Doanh nghiệp có thể bổ nhiệm kế toán
trưởng, hoặc phụ trách kế toán hoặc thuê kế toán trưởng.
Khi
thay đổi kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán, người đại diện theo
pháp luật của đơn vị kế toán phải tổ chức bàn giao công việc và tài liệu
kế toán giữa kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán cũ và kế toán trưởng
hoặc phụ trách kế toán mới, đồng thời thông báo cho các bộ phận có liên
quan trong đơn vị và cho ngân hàng nơi mở tài khoản giao dịch biết họ,
tên và mẫu chữ ký của kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán mới . Kế
toán trưởng mới chịu trách nhiệm về công việc làm của mình kể từ ngày
nhận bàn giao công việc. Kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán cũ vẫn
phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ, khách quan của thông
tin, tài liệu kế toán trong thời gian mình phụ trách.
8.2. Tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng
Người
được bố trí làm kế toán trưởng doanh nghiệp nhỏ và vừa phải có phẩm
chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết; có ý thức chấp hành
pháp luật; chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ bậc trung cấp trở lên và có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là ba năm.
Người được bố trí làm kế toán trưởng doanh nghiệp nhỏ và vừa phải có các điều kiện sau đây:
- Không thuộc các đối tượng không được làm kế toán quy định tại Điều 51 của Luật Kế toán;
- Đã qua lớp bồi dưỡng kế toán trưởng và được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng theo quy định của Bộ Tài chính.
8.3. Thuê làm kế toán, thuê làm kế toán trưởng
-
Doanh nghiệp nhỏ và vừa được thuê doanh nghiệp dịch vụ kế toán hoặc
người có đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán làm kế toán hoặc làm kế toán
trưởng.
-
Người được thuê làm kế toán, thuê làm kế toán trưởng phải đảm bảo những
tiêu chuẩn nghề nghiệp quy định tại các Điều 51, 55, 56 và Điều 57 của
Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kế toán.
- Người được thuê làm kế toán trưởng phải có đủ các điều kiện:
+ Có chứng chỉ hành nghề kế toán theo quy định tại Điều 57 của Luật Kế toán;
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng theo quy định của Bộ Tài chính;
+ Có đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc có đăng ký hành nghề kế toán trong doanh nghiệp dịch vụ kế toán.
-
Người được thuê làm kế toán có trách nhiệm và quyền của người làm kế
toán quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 50 của Luật Kế toán. Người được
thuê làm kế toán trưởng có trách nhiệm và quyền của kế toán trưởng quy
định tại Điều 54 của Luật Kế toán.
- Người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán phải chịu trách nhiệm về việc thuê làm kế toán, thuê làm kế toán trưởng.
0 nhận xét